Giới thiệu, tóm tắt, review (đánh giá) cuốn sách 12 Hoàng Đế La Mã của tác giả Caius Suetonius Tranquillus, cũng như link tải ebook 12 Hoàng Đế La Mã miễn phí với các định dạng PDF, EPUB sẽ được ebookvie chúng mình chia sẻ trong bài viết này, mời mọi người đọc nhé
Giới thiệu sách 12 Hoàng Đế La Mã PDF
Cuốn sách “12 hoàng đế La Mã” của Caius Suetonius Tranquillus là một nguồn tài liệu đáng để khám phá về các hoàng đế La Mã. Trong sách, chúng ta sẽ tìm thấy một loạt các chân dung cá nhân, phác họa về tính cách và sở thích của các hoàng đế một cách sinh động, chân thực và không thiên vị.
Caius Suetonius Tranquillus là một sử gia La Mã sống từ thời hoàng đế Vespian cho đến thời hoàng đế Hadrian. Ông sinh ra trong một gia đình kỵ sĩ và có vai trò là thư ký riêng của hoàng đế La Mã Hadrian. Được tiếp cận với tư liệu hoàng gia và có cơ hội chứng kiến trực tiếp, Suetonius sử dụng các nguồn tài liệu này để tạo ra một trong những tác phẩm tiểu sử sống động nhất trong lịch sử. “12 hoàng đế La Mã” ghi lại cuộc sống và sự nghiệp của những người đứng đầu quyền lực ở Rome, từ thời Julius Caesar và Augustus cho đến sự suy tàn và nội chiến dưới thời Nero, và sự tái sinh của La Mã trong thời kỳ của các hoàng đế sau Nero.
Cuốn sách “12 hoàng đế La Mã” kết hợp giữa sự thú vị hài hước và thông tin phong phú. Sau khi in ấn xuất hiện vào năm 1500, cuốn sách đã trở thành một tác phẩm được yêu thích. Có hơn 18 ấn bản đã được xuất bản, và cho đến nay, đã có gần 100 ấn bản khác. Các nhà giảng đã đầu tư nhiều công sức trong việc hiệu đính và chú giải cuốn sách. Đồng thời, tác phẩm này đã được dịch sang hầu hết các ngôn ngữ châu Âu. Trong số các bản dịch tiếng Anh, bản dịch của Tiến sĩ Alexander Thomson vào năm 1796 là một trong những bản dịch nổi tiếng nhất. Trong lời giới thiệu, Tiến sĩ Alexander Thomson nhấn mạnh rằng mục đích chính của ông là cung cấp một cái nhìn chính xác về văn học La Mã và giới thiệu về tình trạng chính quyền và xã hội thời đó. Cuốn sách của Suetonius được coi là công cụ phù hợp để thực hiện mục đích đó.
Đọc thử sách 12 Hoàng Đế La Mã PDF
LỜI NÓI ĐẦU
Caius Suetonius Tranquillus là con trai của một kỵ sĩ1*La Mã, người đã chỉ huy một đội quân ở phe hoàng đế Otho trong cuộc chiến quyết định vận mệnh của đế chế đang nghiêng về phía hoàng đế Vitellius2*. Từ những ghi chú tình cờ trong cuốn sử này, chúng ta biết được rằng ông sinh ra vào khoảng cuối triều đại của hoàng đế Vespasian, người đã băng hà vào năm 79. Ông sống đến tận triều đại của hoàng đế Hadrian3*. Dưới sự cai trị của vị hoàng đế này, ông đã giữ chức thư ký; cho tới khi, cùng với một vài nhân vật khác, ông bị cách chức do lạm dụng mối quan hệ thân thiết với hoàng hậu Sabina – điều mà cho tới nay, chúng ta không được biết gì hơn ngoài việc nó không hề hợp lý nếu xét tới vị trí của ông trong triều đình. Vụ việc này có lẽ đã xảy ra vào năm 121, và không rõ ông đã chịu đựng sự ô nhục đó trong bao lâu, nhưng chính việc bị bãi chức đã làm ông có nhiều thời gian rảnh rỗi để viết nhiều tác phẩm, mà hiện nay chỉ còn một vài phần được tập hợp trong cuốn sách này.
Có một vài lá thư mà Pliny Trẻ gửi cho Suetonius, người bạn thân thiết của ông. Những bức thư này hé lộ một vài nét chính yếu, vắn tắt nhưng nhìn chung khá thú vị về sở thích và sự nghiệp của Suetonius. Trong một lá thư, Pliny thay mặt Suetonius gửi lời thỉnh cầu tới hoàng đế Trajan4*, và để tỏ lòng quý mến, ông gọi người bạn của mình là “người kiệt xuất, đáng kính và uyên bác nhất, người mà người ta rất sung sướng được tiếp đãi ở nhà mình, và là người mà người ta càng gần gũi, càng cảm thấy yêu mến hơn.”5*
Dàn ý mà Suetonius sử dụng trong cuốn 12 hoàng đế La Mã này đã dẫn đến việc ông miêu tả chi tiết về tư cách và sở thích của các vị hoàng đế hơn là các sự kiện có liên quan đến công chúng. Ông viết về Hồi ức thay vì Lịch sử. Ông không chăm chú vào những cuộc nội chiến vốn là điềm báo cho sự sụp đổ của nền cộng hòa, càng không chú trọng vào những cuộc viễn chinh mở rộng đường biên giới của đế chế La Mã. Ông cũng không trình bày những nguyên nhân dẫn đến những thay đổi chính trị to lớn là đặc trưng cho thời kỳ mà ông đề cập đến.
Khi chúng ta dừng lại để ngắm những bức tượng bán thân cổ của 12 vị hoàng đế La Mã trong bảo tàng hoặc phòng triển lãm, có lẽ chúng ta đang cố gắng kiếm tìm những đặc trưng tính cách hiện trên gương mặt họ – những người mà dù tốt đẹp hay xấu xa, thì vào thời của họ, đã nắm trong tay định mệnh của phần lớn nhân loại. Những trang viết của Suetonius đủ làm thỏa mãn sự hiếu kỳ tự nhiên này. Trong những trang viết đó, chúng ta sẽ thấy một loạt những bức chân dung cá nhân được phác họa một cách sinh động gần gũi, hoàn toàn chân thực và tuyệt đối không thiên vị. La Harpe6*nhận xét về Suetonius: “Ông là người chính xác từng ly từng tí và cực kỳ có phương pháp. Ông không bỏ qua bất cứ điều gì liên quan tới nhân vật mà ông viết; ông thuật lại mọi điều, nhưng không tô vẽ điều gì cả. Tác phẩm của ông, theo một nghĩa nào đó, là một bộ sưu tập những giai thoại, nhưng đáng để đọc và tham khảo.”7*
Kết hợp giữa sự thú vị hài hước và giàu thông tin, cuốn 12 hoàng đế La Mã của Suetonius được yêu thích đến độ, ngay sau khi phát minh ra việc in ấn vào năm 1500, có không ít hơn 18 ấn bản của cuốn sách đã được xuất bản, và từ đó đến nay, có thêm gần 100 ấn bản khác. Các nhà phê bình xuất sắc đã dành tâm huyết cho việc hiệu đính và chú giải cuốn sách, đồng thời tác phẩm này cũng đã được dịch sang hầu hết các ngôn ngữ châu Âu. Trong số những bản dịch tiếng Anh, thì bản của Tiến sĩ Alexander Thomson, xuất bản năm 1796, là cơ sở cho ấn bản này. Trong Lời nói đầu, Tiến sĩ Alexander Thomson cho chúng ta biết rằng bản dịch tác phẩm của Suetonius, đối với ông, chỉ là mục đích thứ yếu. Mục đích chính yếu của ông là thực hiện một đánh giá chính xác về nền văn học La Mã và làm sáng tỏ tình trạng chính quyền, cùng các phong tục tập quán ở thời đó; với mục đích này thì tác phẩm của Suetonius dường như là một phương tiện thích hợp. Những nhận xét của Tiến sĩ Alexander Thomson đi kèm từng triều đại kế tiếp nhau, và được giữ gần như nguyên văn trong ấn bản này. Tuy nhiên, bản dịch của Tiến sĩ Alexander Thomson rất rườm rà, và giữ lại hầu hết những điều thiếu chính xác trong bản dịch của Clarke, bản mà Alexander Thomson dựa vào; do đó, việc hiệu đính đã tốn khá nhiều công sức, với mong muốn mang lại một ấn bản chính xác và chân thực nhất có thể.
Để tập hợp đầy đủ những tác phẩm còn lại của Suetonius, tác phẩm Cuộc đời của những nhà ngữ pháp học, biện giả và nhà thơ xuất chúng mà trước đó chưa từng được dịch sang tiếng Anh, đã được thêm vào cuối sách. Những cuộc đời này đầy các giai thoại và thông tin thú vị liên quan tới những con người lỗi lạc và các tác gia thông thái trong suốt thời đại mà Suetonius đề cập đến.