cuốn sách “39 Câu Hỏi Cho Người Trẻ” của nhà báo Phan Đăng không chỉ là một tập hợp của các câu hỏi, mà còn là một hành trình khám phá sâu xa về bản thân, về cuộc sống, và về thế giới xung quanh. Những câu hỏi mở đầu mỗi chương không chỉ đưa ra những thách thức suy nghĩ, mà còn khơi gợi những suy tư sâu sắc và phản xạ về bản chất của con người.
Khi đặt ra câu hỏi “Tại sao phải hoài nghi?” hay “Tại sao không nên vội tin vào một đấng tối cao?”, ta không chỉ tìm kiếm câu trả lời đơn giản mà còn bắt đầu một cuộc hành trình khám phá sâu hơn về sự phức tạp của thế giới và con người. Đôi khi, việc hoài nghi giúp ta trở nên cảnh giác hơn, tránh được những sai lầm và bị lừa dối. Tuy nhiên, cũng có lúc hoài nghi quá mức có thể làm mất đi niềm tin và sự tin tưởng vào người khác.
Tương tự, việc tưởng tượng là một phần không thể thiếu trong quá trình sáng tạo và phát triển cá nhân. Nhưng tại sao ta lại phải tưởng tượng? Vì tưởng tượng giúp ta mở ra những cánh cửa mới, thách thức bản thân và khám phá tiềm năng của mình. Tưởng tượng là nguồn động viên và sức mạnh để ta vươn lên và đạt được những mục tiêu lớn lao trong cuộc sống.
Những câu hỏi này không chỉ là đề xuất mà còn là cơ hội để ta suy ngẫm, phân tích và tự đặt ra những câu hỏi khác. Chúng giúp ta trở nên tự chủ và độc lập trong suy nghĩ và hành động, và từ đó, phát triển thành một phiên bản tốt hơn của chính mình. Mời các bạn đón đọc cuốn sách 39 Câu Hỏi Cho Người Trẻ của nhà báo Phan Đăng
—
39 Câu Hỏi Cho Người Trẻ được chia làm 5 phần với các chủ đề khác nhau, đồng thời mỗi phần lại đặt ra những câu hỏi nhỏ
CHƯƠNG 1: TRONG NÃO HẮT RA
1. Tại sao phải “thấy hình”, thay vì “thấy tiếng”?
2. Tại sao phải hoài nghi?
3. Tại sao lập luận sai?
4. Tại sao nên thử tư duy ngược?
5. Tại sao logic có “điềm mù”?
6. Tại sao phải “lập hàng rào” để xử lí biến động?
7. Tại sao vô thức có sức mạnh?
8. Tại sao phải tưởng tượng?
CHƯƠNG 2: NGOÀI MẮT HẮT VÀO
9. Tại sao phải bàn về văn minh?
10. Tại sao thời đại “hậu sự thật” đe doạ văn minh con người?
11. Tại sao không thề nhìn thấy thế giới nhưchính nó?
12. Tại sao cái ác luôn tổn tại?
13. Tại sao phải nắm bắt cái mới?
14. Tại sao “quyền lực thứ năm” tối thượng?
15. Tại sao mạng xã hội thách thức năng lực sinh học loài người?
16. Tại sao quanh ta luôn có một quầng sáng vô hình?
CHƯƠNG 3: VĨ MÔ HẮT XUỐNG
17. Tại sao Đức Phật sắc sắc không không?
18. Tại sao không nên vội tin… Đức Phật?
19. Tại sao dữ liệu lớn làm thay đổi thế giới?
20. Tại sao dữ liệu lớn tạo nên con người?
21. Tại sao có người từ chối quyên lực?
22. Tại sao họ chết mà như sống?
23. Tại sao hạnh phúc không phải là sựthoả mãn?
24. Tại sao có ngày con người sánh ngang thần thánh?
CHƯƠNG 4: VI MÔ HẮT LÊN
25. Tại sao cây cối biết đau?
26. Tại sao quả táo nhiệm màu?
27. Tại sao ngọn lửa quyền năng?
28. Tại sao một cánh bướm có thề tạo nên một cuộc cách mạng?
29. Tại sao người già cô đơn?
30. Tại sao tiền không chì là tiền
CHƯƠNG 5: TA HẮT TA
31. Tại sao bệnh cuồng nguy hiềm?
32. Tại sao phải quy hoạch sự im lặng?
33. Tại sao phải tĩnh?
34. Tại sao phải nhẫn?
35. Tại sao phải tôn trọng niểm tin khác mình?
36. Tại sao phải cho đi?
37. Tại sao phải bùng nồ?
38. Tại sao phải “bẻ ghi con tàu”?
39. Tại sao phải biến cảm hứng thành giá trị?
—-
Lời giới thiệu
Tại sao phải đặt những câu hỏi?
Bản chất của con người là băn khoăn, thắc mắc, khám phá và kiếm tìm. Tất cả thường bắt đầu từ một câu hỏi, rồi luôn luôn mở rộng, luôn luôn nối tiếp thành hàng loạt câu hỏi, vô số câu hỏi, không ngừng nghỉ như chính cuộc sống không ngừng nghỉ. Những câu hỏi dường như chỉ ra cả một con đường. Ta vẫn nghĩ giải pháp là con đường, nhưng nếu không có câu hỏi thì làm sao tìm ra giải pháp? Thê’ mà, tôi chưa bao giờ được đọc một cuốn sách chuyên bàn về những câu hỏi. Có thế vì một cuốn sách như thế chưa hề được in ra, mà cũng có thế do tôi kém duyên, nên sách có rồi mà vẫn chưa được đọc.
Cho nên, tôi rất mừng khi cầm trong tay bản thảo 39 câu hỏi cho người trẻ của Phan Đăng.
Ta vãn nghĩ rằng, hỏi thì dễ, mà trả lời mới khó. Nhưng lại có câu châm ngôn, “hỏi tức là đã trả lời”. Nghĩ cho cùng, thì những cái ta muốn kiếm tìm quả thật rất nhiều. Nhưng tìm thấy hay không lại là chuyện khác. Không tìm thì không thấy đã đành, nhưng muốn tìm để thấy thì phải thỏa mãn nhiều yêu cầu, trong đó yêu cầu đầu tiên là phải đặt câu hỏi cho đúng. Cuốn sách này trao đổi với chúng ta về những cầu hỏi như thế, những vấn đề như thế. 39 vẫn đề của tập sách trải ra theo một phố khá rộng, từ những vấn đề nguyên lí, những vấn đề của muôn đời, đến những vấn đề của nền văn minh mang dấu ấn hiện đại, từ những vấn đề của quan sát, tư duy, đến những gì thuộc về chính chúng ta: suy nghĩ, cư xử, mơ ước, hành động… Nó cao xa, nhưng nó rất gần gũi, với nhiều câu chuyện ta đã từng biết tới ở đâu đó, nhưng bây giờ tác giả sắp xếp lại theo từng chủ đề một cách gọn gàng. Qua đó, nó chứng minh một luận điểm, đưa ra một lời khuyên, giúp chúng ta có thêm một bài học. Sách dễ đọc, nhưng đọc để thấm thì phải có thời gian, phải từ từ. Sống chậm là lúc này đây chăng?
Những vấn đề được tác giả phân thành 5 chương, có đánh sô’ thứ tự rõ ràng. Sau mỗi vấn đề, tác giả hạ xuống vài câu ngắn. Ta có thế dừng lại, và từ cái câu ngắn có ý kết thúc này mà nghĩ ngược trở lên chăng? Đấy là lúc chính ta bắt đầu trở thành tác giả, có những luận lí của riêng mình, những trải nghiệm của riêng mình, vả lại, tôi nghĩ cái thứ tự mà tác giả đánh số không phải là một thứ tự nghiêm ngặt tuyệt đối, mà là một thứ tự có khả năng luân chuyển. Ta có thể đọc riêng từng vấn đề, theo một trình tự khác đi, rồi chọn ra từng vấn đề mình quan tâm nhiều hay ít để lập ra một trình tự mới của riêng mình. Rồi ghép chúng lại với nhau, theo cách này hay cách khác, có vẻ như cũng đã hiện ra một con đường, với những quan sát, suy nghĩ, ở những tầm cỡ khác nhau, để rồi cuối cùng ta về với chính ta. Thê’ nên nó hữu ích.
Phan Đăng cẩn thận trả lời cho từng câu hỏi. Tác giả tự hỏi để mà trả lời. Những câu trả lời mang mầu sắc triết học, được minh chứng bằng nhiều câu chuyện cả cổ lẫn kim, cả đông lẫn tây, kèm theo cả những dẫn giải tâm linh tôn giáo lẫn khoa học kĩ thuật. Ta thấy đằng sau đó là sức đọc và rất nhiều trải nghiệm sống. Nhưng chắc chắn mục đích của tác giả không phải là đưa ra câu trả lời cuối cùng, duy nhất cho những vấn đề được đặt ra. Phan Đăng sẽ rất vui nếu độc giả cùng tham gia vào cuộc thảo luận mới được khơi mào, khi mỗi người có thể góp thêm câu trả lời mới. Nếu chú ý thêm rằng cuốn sách này được viết cho thanh thiếu niên, những “bạn đọc trẻ” của Nhà xuất bản Kim Đồng, thì ta hiểu cả nhà xuất bản lẫn người viết đều rất mong muốn đem tới cho người đọc một thử nghiệm mới, những bước đi đầu tiên trên một con đường mới. Bạn đọc trẻ có thêm cơ sở để tự tìm cách trả lời những câu hỏi mà mình sẽ gặp phải trên đường đời. Những câu hỏi nối tiếp và mở rộng 39 câu hỏi đặt ra trong cuốn sách. Những câu hỏi mở ra con đường dẫn tới sự trưởng thành, và trong đó sẽ có thành công.
Bạn hãy cầm lấy cuốn sách, đọc những trang đầu.
Và bạn sẽ có câu hỏi đầu tiên: “Tại sao ta phải đọc những cuốn sách như thê’ này?”
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11/05/2021 Tiến sĩ, Nhà báo Vũ Công Lập
———
Bản thân mình trước nay khá rụt rè trước những cuốn sách thôi thúc người đọc phải chiêm nghiệm, suy ngẫm. Nhưng 39 CÂU HỎI CHO NGƯỜI TRẺ dường như có một sức hút đặc biệt khiến mình phải cầm cuốn sách này và quả thực, một khi đã cầm lên, mình gần như đọc một mạch.
39 câu hỏi là những nỗi niềm băn khoăn về xã hội, về cuộc đời, về nhân sinh và về chính bản thân mình. Một cây cầu gợi mở cho chúng ta nhiều câu hỏi khác nữa, biết đâu sẽ là 390 câu hay 3.900 câu gì đó. Cơ mà đối với mình chắc chỉ là 40 câu thôi, bởi nỗi niềm băn khoăn còn vương khi khép lại cuốn sách: Ta là ai?
Ta là ai giữa một xã hội bộn bề thông tin? Bằng cách nào ta có thể duy trì điểm thăng bằng, khách quan, không quy chụp, suy xét giữa biết bao điều giằng xé, chẳng rõ phải trái đúng sai.
Nếu bạn mong muốn một cuốn sách có thể điểm mặt chỉ tên từng vấn đề và đưa ra phương pháp giải quyết rõ ràng, thì phải nói thực, 39 CÂU HỎI CHO NGƯỜI TRẺ không phải là một cuốn sách như thế. Nó giống như cầu nối, người truyền cảm hứng, dẫn dắt chúng ta vén mở màn sương mù giăng lối.
Cuốn sách gồm 5 chương, các câu hỏi được đánh số thứ tự rõ ràng. Tuy nhiên theo mình, chúng ta có thể đọc theo bất cứ thứ tự nào tùy ý (biết đâu đây lại là một ẩn ý khác). Các câu hỏi nhìn thoáng qua tưởng chừng như chẳng có mối liên hệ gì, song mình cảm giác, từ tận tầng sâu chiêm nghiệm nào đó, cả cuốn sách có một mắt xích liên kết nào đó, rất lỏng thôi nhưng cũng rất bền vững.
Gập sách lại, cuồn cuộn trong đầu biết bao điều mơ hồ, giữa mơ mơ hồ hồ lại có một hình dáng như hư như thực, đó chính là bản thân. Một cuốn sách khiến chúng ta phải ngẩn ngơ suy nghĩ, chắc chắn đây cũng chính là thành công nhà báo Phan Đăng khi viết cuốn này rồi nhỉ? ^^
——-
Cuốn sách 39 Câu Hỏi Cho Người Trẻ đặt ra 39 câu hỏi từ những chủ đề quen thuộc (Tại sao phải tưởng tượng, tại sao nên thử tư duy ngược) đến những chủ đề mang hệ thống niềm tin tôn giáo (Tại sao không nên vội tin Đức Phật, tại sao có ngày con người sáng nganh thần thánh..). Qua mỗi câu hỏi, nhà báo Phan Đăng sẽ không đưa ra cho bạn một câu trả lời nhất định. Thay vào đó, tác giả dẫn dắt người đọc tự mình khám phá câu trả lời thông qua góc nhìn của khoa học, văn hoá, lịch sử, tín ngưỡng, triết học….
Câu hỏi mình yêu thích nhất là ” Tại sao quanh ta luôn có một quầng sáng vô hình?”. Vốn từ trước mình đã quá quen với những khái niệm “trường năng lượng”, nhưng mình vẫn còn cảm thấy hoài nghi và chưa tìm được một lời giải thích thoả đáng về “cái trường năng lượng không nhìn thấy bằng mắt, nhưng lại có thể cảm nhận và thấu tỏ bằng những rung động bên trong”.
Nhà báo Phan Đăng giúp mình “hữu hình hoá” khái niệm này bằng 2 góc nhìn
+ Từ khoa học: Treo một con lắc xoắn trên đầu một người, đảm bảo phòng thí nghiệm không bị ảnh hưởng bởi bất cứ điều kiện ngoại lai => Nhận thấy con lắc xoắn có chuyển động và đi tới kết luận “Con người có trường năng lượng sinh học tiềm năng”
+ Từ đời sống quen thuộc: Đứng trước một người bốc đồng, cảm tính thì trạng thái cảm xúc sẽ khác với một người trầm lặng, điềm tĩnh. Muốn chơi với người này và ngại chơi với người khác, không chỉ được hoạch định bởi tính cách mà còn được hoạch định bởi trường năng của bản thân ta đối chiếu với người khác.
Văn phong gãy gọn, thẳng thắn nhưng tạo cảm giác gần gũi, cởi mở – cuốn sách thông qua những câu hỏi quen thuộc nhưng khó trả lời bằng những câu chuyện, ví dụ dễ hiểu. Qua cuốn sách này, mình đã nhìn nhận việc đặt câu hỏi có vai trò quan trọng trong việc giúp bản thân tự xây dựng những lập luận, quan điểm và chính kiến riêng.
Cuốn sách này sẽ phù hợp với những bạn đang cần sự gợi mở để khám phá bản thân mình và thế giới, từ đó tự rút ra nhận định riêng cho mình qua những góc nhìn đa dạng của tác giả. Ngược lại, những người đang cần tìm một câu trả lời chắc chắn, rõ ràng – mình nghĩ cuốn này chưa đáp ứng được nhu cầu ấy.
********
Cuốn sách “39 Câu Hỏi Cho Người Trẻ” đã được thiết kế để mang đến cho người đọc những câu hỏi thú vị về cách tư duy, tiếp thu cái mới, lọc thông tin và khám phá cảm hứng. Đây là những yếu tố quan trọng cho những người đang trong hành trình khám phá bản thân và thế giới xung quanh, nhằm giúp họ tiến gần hơn đến những điều tốt đẹp hơn.
Cuốn sách không chỉ tập trung vào việc trả lời các câu hỏi, mà còn khuyến khích người đọc tham gia vào các cuộc thảo luận liên quan đến những vấn đề cụ thể. Đây là những chủ đề nóng và gây tranh cãi trong thời đại mà mỗi thế hệ đều có thể cảm thấy như mình đang ở giai đoạn chuyển giao, với nhiều thay đổi, điều mới mẻ và không chắc chắn.
Tuyệt đối không có 39 câu trả lời trong sách. Thay vào đó, nó mang đến cho người đọc một loạt các động tác tinh thần tương tự việc tập thể dục buổi sáng. Các động tác này có thể được áp dụng linh hoạt và điều chỉnh tùy theo “thể trạng” và mong muốn của từng người. Hình ảnh minh họa trong sách tạo nên một không gian vui nhộn và rất giống một chương trình khoa học trên VTV2.
Cuốn sách “39 Câu Hỏi Cho Người Trẻ” hứa hẹn sẽ mang lại những trải nghiệm tuyệt vời và độc đáo cho độc giả, giúp họ mở rộng tư duy và khám phá thế giới xung quanh một cách sáng tạo và đáng nhớ.