Atlas Vươn Mình (Atlas Shrugged) mô tả thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử nước Mỹ khi các nhà công nghiệp và doanh nhân hàng đầu chống sự điều khiển bất công và thô bạo của nhà nước đối với toàn bộ ngành công nghiệp. Nhân vật chính, Dagny Taggart, giám đốc một công ty đường sắt, chứng kiến sự suy sụp của xã hội mà trong đó những người lao động ưu tú, những cá nhân xuất chúng nhất bị gạt ra rìa. Tất cả họ, những người có cả lý trí và lương tri, dưới sự lãnh đạo của một nhân vật bí mật tên là John Galt đã làm “dừng lại động cơ của thế giới”.
Quyển sách thể hiện rõ ràng những quan niệm của tác giả về thành tựu lao động, về tri thức và tinh thần tự do của con người.
Bản dịch tiếng Việt dày 1650 trang cũng chứa đựng toàn bộ những triết lý quan trọng nhất của Ayn Rand. Lúc đang còn ở dạng bản thảo đang viết, nó có tên là “The Strike”, nhưng khi được xuất bản (lần đầu vào năm 1957), cuốn sách có tựa là “Atlas Shrugged” (Atlas Vươn Mình).
Một trong những lý do khiến độc giả không thể làm ngơ cuốn sách: tác phẩm đứng đầu bảng xếp hạng “Những tiểu thuyết hay nhất thế kỷ 20” do độc giả của Modern Library bình chọn năm 1998 (tiểu thuyết “The Fountainhead” – Suối Nguồn cũng của Ayn Rand đứng thứ hai). “Atlas Vươn Mình” được cho là tiểu thuyết có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời của nhiều độc giả Mỹ, chỉ sau Kinh Thánh (theo cuộc thăm dò của Thư Viện Quốc Hội Mỹ vào năm 1991).
Nhiều cuộc tranh luận về cuốn sách xảy ra kể từ lúc cuốn sách được xuất bản lần đầu, và liên tục được đào xới lại cho đến tận ngày nay. Sức sống của nó không chỉ ở nước Mỹ mà còn lan ra khắp thế giới.
Mời các bạn đón đọc Atlas Vươn Mình của tác giả Ayn Rand.
—
“John Galt là ai?”
Ánh sáng mờ dần, Eddie Willers không thể nhận ra nổi khuôn mặt của gã ăn mày. Hắn hỏi một câu đơn giản, không bộc lộ chút cảm xúc. Ở phía cuối con đường, ánh hoàng hôn từ xa rọi lại, những tia nắng vàng phản chiếu trên đôi mắt hắn, đôi mắt nhìn thẳng về phía Eddie Willers, chế nhạo và lặng thing, giố’ng y như câu hỏi được gửi đến anh trong sự lo âu vô cớ.
“Tại sao anh lại hỏi vậy?” Eddie Willer căng thẳng hỏi lại.
Hắn dựa vào phía bên cạnh lố’i đi, một mảnh kính vỡ phía sau hắn ta phản chiếu màu vàng thép của bầu trời.
“Câu hỏi đó làm phiền anh hả?”, hắn hỏi tiếp.
“Không hề”, Eddie Willers đáp lại.
Hắn ngăn anh lại, vội vàng chìa ra cái bao của mình và hỏi xin một vài đồng lẻ, sau đó tiếp tục nói chuyện, như thể giết đi khoảng khắc ấy và hoãn lại vấn đề tiếp theo. Những lời cầu xin trên đường phố’ phổ biến đến mức anh không muốn nghe lời giải thích nào về sự tuyệt vọng của họ.
“Hãy đi lấy một tách cafe cho mình đi!”, anh nói, tay đưa đồng xu mà không nhìn mặt.
“Cảm ơn, ngài”, giọng nói vang lên, không chút hứng thú, đầu cúi về phía trước một lúc. Khuôn mặt rám nắng, đầy vẻ mệt mỏi và sự hoài nghi, đôi mắt ánh lên sự lanh lẹ.
Eddie Willers tiếp tục bước đi, tự hỏi tại sao anh lại cảm nhận một nỗi sợ không có lý do vào những lúc thế này. Không, anh nghĩ, không phải sợ hãi, không có gì phải sợ, đó chỉ là một sự lo lắng không rõ nguồn gốc mà thôi. Anh đã quen với cảm giác này, nhưng lại không thể tìm ra lời giải thích, kể từ lúc gã ăn mày nói chuyện như thể hắn biết anh đã cảm nhận được điều đó, anh nghĩ có ai đó cũng cảm nhận được và hẳn là biết lý do.
Eddie Willers kéo thẳng vai của mình, trong sự tự giác kỷ luật. Anh phải ngăn điều này lại, anh bắt đầu tưởng tượng mọi thứ. Có phải anh luôn cảm nhận được điều đó? Anh đã 32 tuổi rồi. Anh cố gắng nhớ lại. Không, anh không thể, anh không thể nhớ được nó bắt đầu từ khi nào. Cảm giác ấy đến thật bất chợt và ngẫu nhiên, và bây giờ nó xuất hiện thường xuyên hơn. Nó giống như là hoàng hôn, anh nghĩ. Và anh thì ghét hoàng hôn.
Những đám mây và buồng thang máy của những toà nhà chọc trời chuyển dần sang màu nâu, giống như một bức tranh sơn dầu cũ, một kiệt tác mờ dần. Những vết bụi bẩn dài từ dưới những chiếc đinh ghim xuống những bức tường mảnh khảnh, bị ăn mòn. Phía trên cao bên sườn một tòa tháp có một vết nứt hình dạng của một tia sét bất động, dài mười tầng. Một vật thể lởm chởm cắt bầu trời phía trên mái nhà; đó là một nửa ngọn lửa, vẫn giữ ánh sáng của hoàng hôn; lá vàng đã bóc ra từ nửa còn lại. Ánh sáng đỏ rực, giống như sự phản chiếu của một ngọn lửa: không phải là một ngọn lửa đang cháy mà là một ngọn lửa sắp tàn nhưng đã quá muộn để dừng lại.
Không, Eddie Willers nghĩ, không có gì đáng ngại khi nhìn thấy thành phố’. Nó trông vẫn như vậy.
Anh tiếp tục đi bộ, tự nhắc nhở bản thân rằng mình đang trễ giờ trở lại văn phòng. Anh không thích những nhiệm vụ phải thực hiện khi quay lại với công việc, nhưng anh buộc phải hoàn thành chúng. Vì vậy, anh cố’ gắng không để bị chậm trễ nữa, điều đó khiến anh đi nhanh hơn.
Anh quay mặt vào một góc tường. Trong một không gian hẹp giữa bóng tối của hai tòa nhà, như trong một cánh cửa, anh nhìn thấy một cuốn lịch khổng lồ treo lơ lửng trên bầu trời. Đây là lịch mà thị trưởng New York đã dựng năm ngoái trên nóc tòa nhà, để công dân có thể xem ngày trong tháng khi họ xem giờ, bằng cách liếc nhìn vào một tòa tháp công cộng. Một hình chữ nhật màu trắng treo phía trên cao, để những gã đàn ông lang thang phía dưới cũng có thể thấy được. Trong ánh sáng mờ mờ của buổi tối hoàng hôn này, hình chữ nhật cho biết: ngày 2 tháng 9.
Eddie Willers nhìn xa xăm. Anh chưa bao giờ thích cái cuốn lịch khổng lồ đó. Nó làm anh bị bối rói, theo cái cách mà anh chẳng thể giải thích hay định nghĩa rõ ràng. Một cảm giác dường như hòa lẫn với sự khó chịu.
Anh đột nhiên nghĩ tới những câu thành ngữ, những đoạn trích dẫn, nói rõ rằng cuốn lịch dường như được đề xuất. Nhưng anh vẫn không thể nhớ nổi. Anh tiếp tục đi bộ, mò mẫm xuống dốc với một tâm trạng trống rỗng. Anh chẳng thể lấp đầy hay quên đi nó. Anh ngoảnh lại. Hình chữ nhật màu trắng đứng trên mái nhà, vẫn thể hiện điều bất di bất dịch: ngày 2 tháng 9.
Eddie Willers liếc nhìn xuống đường, một chiếc xe đẩy rau phía sau ngôi nhà đá màu nâu. Anh nhìn thấy một màu vàng sáng của cà rốt và màu xanh tươi của hành tây. Một tấm màn trắng tinh tung bay ở một khung cửa sổ. Một chiếc xe bus ôm cua thành thạo ở góc đường. Anh tự hỏi tại sao anh lại có cảm giác yên tâm, tại sao anh lại cảm thấy một điều mong muốn bất ngờ không thể giải thích được.
Khi anh đến Đại lộ Năm, anh nhìn vào cửa sổ mỗi cửa hàng anh bước qua. Anh không cần hay muốn mua thứ gì cả. Chỉ là anh thích nhìn vào những món đồ được làm ra và được trưng bày ở đó. Anh tận hưởng cảnh đường phố sầm uất, không quá bốn cửa hàng đóng cửa, chúng tối tăm và trống rỗng.
Anh không biết tại sao anh lại đột nhiên nghĩ đến một cây sồi. Anh nhớ lại mùa hè thời thơ ấu ở khu đất nhà Taggart. Anh đã dành phần lớn thời tuổi thơ của mình với những đứa trẻ nhà Taggart, và bây giờ anh đang làm việc cho họ, giống như cha và ông nội của anh làm việc cho thế hệ cha ông của nhà Taggart đó.
Một cây sồi cổ thụ trên ngọn đồi Hudson, đứng lạc lõng trên khu đất nhà Taggart. Eddie Willer, hồi bảy tuổi, thích đến và ngắm nhìn cái cây này. Nó đã đứng ở đó hàng trăm năm và anh nghĩ nó sẽ luôn đứng ở đó. Rễ của nó bám chặt lấy ngọn đồi như là một bàn tay khổng lồ với những ngón tay ghìm chặt vào đất, và anh nghĩ nếu có một gã khổng lồ đứng trên ngọn đồi, hắn cũng không thể nhổ được cái cây lên, nhưng nó sẽ làm đung đưa cái cây và toàn bộ đám đất ở đó lên. Anh cảm thấy an toàn trước sự hiện diện của cây sồi, đó là điều mà không có gì có thể thay đổi được. Đó là biểu tượng sức mạnh lớn nhất của anh ấy.
Một đêm nọ, sét đánh vào cây sồi. Eddie nhìn thấy nó vào sáng hôm sau. Nó nằm trơ chọi và gãy làm đôi, anh nhìn vào thân cây như nhìn vào miệng một đường hầm màu đen sâu thẳm. Thân cây chỉ còn là một cái vỏ rỗng; có lẽ trái tim của nó đã mục nát từ lâu; không có gì bên trong chỉ là đống hạt bụi xám mỏng đang bay tứ tung bởi những cơn gió yếu ớt. Sức sống đã biến mất, và hình dạng nó để lại không thể đứng vững nếu không có nó.
Sau nhiều năm, anh nghe nói rằng trẻ em cần được bảo vệ khỏi những cú sốc, từ việc hiểu biết đầu tiên về cái chết, nỗi đau hoặc nỗi sợ hãi. Nhưng những thứ đó chưa bao giờ làm anh sợ hãi; cú sốc của anh đến khi anh đứng rất lặng lẽ, nhìn vào lỗ đen sâu thẳm của thân cây. Đó là một sự phản bội vô cùng lớn, càng khủng khiếp hơn bởi vì anh ta không thể biết được những gì đã bị phản bội. Đó không phải là chính anh, anh biết, cũng không phải là niềm tin của anh; đó là một điều khác. Anh đứng đó một lúc, không nói tiếng nào, rồi anh đi về nhà. Từ đó về sau anh không bao giờ nói về điều đó với bất cứ ai.
Eddie Willers lắc đầu, khi tiếng báo đèn tín hiệu của một cột đèn giao thông rỉ sét ngăn anh lại ở lề đường. Anh cảm thấy tức giận với chính mình. Chẳng có lý do gì để nhớ lại cây sồi đó tói nay. Nó không còn ý nghĩa gì với anh nữa, chỉ là một nỗi buồn mờ nhạt và ở đâu đó trong anh, một nỗi đau ngắn ngủi và tan biến, giống như một hạt mưa trên cửa sổ, nó có hình dấu hỏi.
Anh không muốn có nỗi buồn gắn liền với tuổi thơ của mình; anh yêu những ký ức: bất cứ ngày nào trong đó anh nhớ dường như tràn ngập bởi một ánh mặt trời rực rỡ, tĩnh lặng. Dường như đố’i với anh, như thể một vài tia sáng chiếu vào hiện tại của anh: không phải là tia sáng, giố’ng chính xác như ánh đèn pin, đôi khi đưa ánh sáng lấp lánh vào công việc của anh, đến căn hộ cô đơn của anh, cho sự lặng lẽ, rắc rố’i đang tồn tại và tiến triển trong anh.
Anh nhớ lại những ngày hè khi anh mười tuổi. Một ngày nọ, trong một khu rừng vắng, một cô bạn thủa thơ ấu thân thiết của anh đã hỏi, sau này lớn lên chúng ta sẽ làm gì. Câu hỏi thô nhưng thật, giống như là ánh sáng mặt trời vậy. Anh lắng nghe trong sự khâm phục và ngạc nhiên. Khi được hỏi mình muốn làm gì, anh đã trả lời ngay lập tức:
“Bất cứ điều gì đúng đắn”, anh tiếp tục, “Cậu phải làm điều gì đó tuyệt vời… ý tớ là, cả hai chúng ta ấy”.
“Cái gì cơ?” cô bé hỏi.
“Tớ cũng không biết nữa”, anh nói, “Đó là những gì chúng ta phải tìm kiếm. Nó không chỉ là những gì cậu nói. Không chỉ là kinh doanh hay kiếm sống. Nó giống như giành chiến thắng trong một cuộc chiến, hoặc cứu mọi người trong một đám cháy, hay là trèo lên đỉnh một ngọn núi vậy”.
“Để làm gì cơ?” cô bé tiếp tục hỏi.
“Cuối chủ nhật vừa rồi, ngài bộ trưởng nói rằng chúng ta cần phải đạt được những điều tốt nhất cho mình. Cậu cho rằng điều gì tốt nhất cho chúng ta?”, anh nói.
“Tớ không biết”.
“Chúng ta sẽ tìm ra điều đó.”
Cô bé không trả lời, cô nhìn ra chỗ khác, nhìn lên đường ray tàu.
Eddie Willers mỉm cười. Anh đã từng nói, “Bất cứ điều gì đúng đắn”, cách đây hai mươi hai năm. Anh đã giữ cho lời xác nhận ấy không bị thay đổi kể từ đó; những câu hỏi khác đã phai mờ trong tâm trí anh; anh đã quá bận để hỏi họ. Nhưng anh vẫn nghĩ rằng con người ta phải làm những điều đúng đắn, anh chưa bao giờ học được cách nào để con người ta làm những thứ khác biệt, anh chỉ học được những thứ mà mọi người đã làm. Nó có vẻ đơn giản nhưng lại khó hiểu với anh. Đơn giản là mọi thứ đúng như vậy, và khó hiểu là mọi người thì lại không như vậy. Anh biết là mọi người không như vậy. Anh vẫn nghĩ về điều đó, khi rẽ vào góc phố và tiến đến toà nhà Xuyên lục địa Taggart.
Tòa nhà cao nhất sừng sững trên con phố với lối kiến trúc đáng tự hào. Eddie Willers luôn luôn mỉm cười khi nhìn thấy nó đầu tiên. Hàng cửa sổ dài còn nguyên vẹn, không như những cửa sổ của hàng xóm. Các dây thép cắt ngang bầu trời, không vỡ vựt, không bị ăn mòn. Nó dường như đứng ở đó cả năm mà chả hề hấn gì. Tòa nhà sẽ luôn đứng ở đó, Eddie Willers nghĩ vậy.
Bất cứ khi nào anh bước vào Tòa nhà Taggart ấy, anh cũng cảm thấy nhẹ nhõm và an toàn. Đây là một nơi đầy quyền lực và sức mạnh. Những mặt sàn ngoài hành lang như là những tấm gương được lát bằng đá cẩm thạch. Những hình chữ nhật mờ đục của thiết bị điện là những mảnh ánh sáng mạnh. Đằng sau tấm kính, các cô gái ngồi thành hàng đánh máy, tiếng gõ bàn phím nhưng tiếng bánh xe lửa chạy nhanh. Và giống như một lời hồi đáp vọng lại, một cơn rùng mình nhẹ xuyên qua những bức tường, đâm xuyên từ dưới tòa nhà, từ các đường hầm của nhà ga lớn, nơi mà các đoàn tàu băng qua đại lục và dừng lại ở đây một lần nữa, như là bắt đầu và dừng lại từ thế hệ này đến thế hệ khác. Xuyên lục địa Taggart, Eddie Willers nghĩ, Từ Đại dương đến Đại dương, câu slogan tự hào thời thơ ấu của anh, nó tỏa sáng và thánh thiện hơn bất cứ điều răn dạy nào trong Kinh thánh. Từ Đại dương đến Đại dương, mãi mãi như vậy, anh đi bộ băng qua sảnh không tì vết, tiến vào trung tâm tòa nhà, vào văn phòng của James Taggart – chủ tịch của hãng đường sắt Xuyên lục địa Taggart.
James Taggart ngồi ở bàn làm việc. Anh ấy trông như một người đàn ông gần năm mươi, người đã trải qua tuổi trẻ mà không có thời thanh xuân. Anh ấy nhỏ người, miệng thét ra lửa và mái tóc mỏng ôm lấy vầng trán hói. Tư thế của anh ta có một sự khập khiễng, phi tập trung, như thể bất chấp thân hình cao lớn, mảnh khảnh của mình, một cơ thể với đường nét thanh lịch dành cho sự đĩnh đạc tự tin của một quý tộc, nhưng biến thành sự láu lỉnh của một con báo. Da mặt của anh ấy tát nhợt và mềm mại. Đôi mắt nhợt nhạt và ẩn chứa sự che giấu, với ánh mắt di chuyển chậm rãi, lướt qua lướt lại nhìn xuyên thấu mọi sự phẫn nộ. Anh ấy nhìn ương bướng và từng trải. Anh ấy mới chỉ ba mươi chín tuổi.
Có tiếng mở cửa, anh ta khó chịu ngẩng đầu lên, luôn miệng: “Đừng làm phiền tôi, đừng làm phiền tôi, đừng làm phiền tôi” .
Eddie Willers tiến về phía bàn làm việc.
“Nó rất quan trọng, Jim”, anh nói.
“Thôi được rồi, nó là gì vậy?”
Eddie Willer nhìn về phía tấm bản đồ treo ở văn phòng. Tấm bản đồ màu sắc đã phai mờ dưới lớp kính. Anh tự hỏi không biết đã có bao nhiêu đời chủ tịch nhà Taggart ngồi ở đây và ngồi được bao lâu rồi. Hãng đường sắt Xuyên lục địa Taggart, mạng lưới đường sắt đỏ chằng chịt khắp đất nước từ New York đến San Francisco, trông giống như một hệ thống mạch máu. Trông như thể một lần và từ lâu, máu đã
di chuyển xuống động mạch chính và dưới áp lực của sự dư thừa của chính nó, đã phân nhánh tại các điểm ngẫu nhiên, chạy khắp cả nước. Một đường chéo đỏ bắt đầu từ Cheyenne, Wyoming, đến tận El Paso, Texas—the tuyến Rio Norte. Những đường ray mới được thêm vào gần đây và đường ray đỏ được mở rộng về phía Nam ngoài El Paso – nhưng Eddie Willer vội vã quay đi khi mắt anh chạm đến điểm đó.Anh nhìn James Taggart và nói:
“Đó là tuyến đường sắt Rio Norte”, anh nhận ra ánh mắt của Taggart hướng xuống góc bàn. “Chúng ta đã có một sự hư hại đường tàu khác”.
“Tai nạn đường sắt xảy ra mỗi ngày. Cậu có muốn làm phiền tôi vì chuyện đó?”, James Taggart nói.
“Ngài biết tôi đang nói vấn đề gì Jim, Rio Norte đã xong, tuyến đường đó bị tấn công, nó đã thất thủ.”
“Chúng ta sẽ bắt đầu tuyến đường sắt mới.”
Eddie tiếp tục như thể không nghe thấy câu trả lời: “Tuyến đường sắt đó bị tấn công. Những đoàn tàu không thể chạy xuống dưới đó. Mọi người đang dần từ bỏ việc cố’ gắng sử dụng chúng.”
“Đó không phải là tuyến đường sắt trong nước, có vẻ như tôi không thấy có chi nhánh nào bị thâm hụt ngân sách. Chúng ta không phải là duy nhất. Đó là vấn đề quốc gia – một vấn đề tạm thời.”
Eddie đứng yên lặng nhìn anh. Điều mà Taggart không thích Eddie Willers là thói quen nhìn thẳng vào mắt của người khác. Đôi mắt của Eddie lớn, màu xanh biếc và đầy hoài nghi. Anh có mái tóc vàng và khuôn mặt đầy góc cạnh. Không thể nhận ra ngoại trừ vẻ mặt chăm chú một cách cẩn thận kèm theo sự ngạc nhiên, xen lẫn chút bối rối.
“Chứ cậu muốn tôi làm gì?” Taggart hỏi.
“Tôi chỉ đến để nói cho ông những điều mà ông cần biết, bởi vì cần có một ai đó nói với ông điều này.”
“Đó là tại nạn khác mà chúng ta bị à?”
“Chúng ta không thể từ bỏ tuyến Rio Norte được.”
James Taggart hiếm khi nào ngẩng đầu lên, anh ấy nhìn mọi người bằng cách nâng mí mắt nặng trĩu của mình lên và nhìn lên từ dưới trán rộng hói của mình.
“Ai nói với cậu là chúng ta từ bỏ tuyến Rio Norte?”, anh ấy hỏi. “Ở đây không bao giờ được phép nói đến việc từ bỏ. Tôi cảm thấy bực mình vì lời cậu nói đó. Rất bực mình.”
“Nhưng chúng ta không hề có một lịch trình nào trong sáu tháng cuối. Chúng ta không thể hoàn thành mà không gặp sự cố’ nào, dù là chính hay phụ. Chúng ta đang mất dần những chủ hàng, từng người một. Liệu chúng ta có thể kéo dài chuyện này trong bao lâu?”
“Cậu là một kẻ bi quan, Eddie. Cậu thiếu niềm tin. Đó là những thứ làm suy yếu đi một tổ chức.”
“Ý ngài là sẽ không có chuyến đi nào được thực hiện đến tuyến Rio Norte.”
“Tôi không nói tất cả đều như vậy. Sẽ sớm thôi khi chúng ta làm xong tuyến đường sắt mới.”
“Jim, sẽ không có tuyến đường sắt mới nào cả.”, anh nhìn mí mắt Taggart từ từ di chuyển lên. “Tôi vừa trở về từ văn phòng của hãng Thép Associated. Tôi đã nói chuyện với Orren Boyle.”
“Rồi anh ta nói gì?”
“Ông ấy nói chuyện trong vòng một tiếng rưỡi mà không thể cho tôi được một câu trả lời thẳng thắn”
“Cậu đã nói gì với hắn? Tôi tin là đơn hàng đầu tiên của tuyến đường sắt ấy không thể giao kịp cho đến tháng sau.”
“Và trước đó, nó có lịch trình để giao cách đây ba tháng trước.”
“Có những tình huống không thể lường trước được. Lần này nó hoàn toàn vượt ngoài tầm kiểm soát của Orren.”
“Và trước đó, đây là việc của cách đây sáu tháng trước. Jim, chúng ta đã đợi mười ba tháng để hãng Thép Associated hoàn thành tuyến đường sắt đó rồi.”
“Chứ cậu muốn tôi làm gì? Tôi đâu thể can thiệp vào việc kinh doanh của Orren Boyle được.”
“Tôi chỉ muố’n ngài hiểu làm chúng ta không thể chờ thêm nữa.”
Taggart hỏi một cách chậm rãi, giọng nói nửa nhạo báng, nửa thận trọng. “Em gái tôi đã nói gì?”
“Cô ấy không thể quay lại cho đến ngày mai.”
“Tốt, vậy cậu muốn tôi làm gì?”
“Đó là quyết định của ngài.”
“Tốt, bất cứ điều gì cậu nói, từng lời một không được phép đề cập lại trong những lần tới – đó là quyết định của hãng Thép Rearden.”
Eddie không trả lời, rồi sau đó khẽ nói: “Thôi được, Jim. Tôi sẽ không đề cập đến chuyện đó nữa.”
“Orren là bạn tôi. Tôi cảm thấy bực bội vì thái độ của cậu. Orren Boyle sẽ hoàn thành tuyến đường sắt đó sớm nhất có thể. Chừng nào anh ấy không thể bàn giao được nó, thì không một ai có thể trách cứ chúng ta.”
“Jim, ngài đang nói gì vậy? Ngài có hiểu rằng tuyến đường tuyến Rio Norte mà thất bại thì bất cứ ai cũng sẽ đổ lỗi cho chúng ta hay không?”
“Mọi người sẽ phải chịu đựng điều đó – họ sẽ phải bị như vậy – nếu như nó không
dành cho Phoenix-Durango.”
“Phoenix-Durango đang làm một công việc tuyệt vời”
“Hãy tưởng tượng một thứ gọi là cuộc cạnh tranh giữa Phoenix-Durango và Xuyên lục địa Taggart. Nó chẳng có gì ngoài dòng sữa cách đây mười năm”
“Giờ đây nó đang dần thâu tóm hết hàng hóa vận chuyển ở Arizona, New Mexico và Colorado” Taggart im lặng không trả lời “Jim, chúng ta không thể để mất Colorado. Đó là hy vọng cuối cùng của chúng ta. Hi vọng cuối cùng của mọi người. Nếu chúng ta không đoàn kết lại, chúng ta sẽ mất chủ hàng lớn nhất của bang vào tay Phoenix-Durango. Chúng ta đã để mất những mỏ dầu Wyatt rồi.”
“Tôi không biết tại sao mọi người cứ hay nói về những mỏ dầu của Wyatt thế”
“Bởi vì Ellis Wyatt là một người quái dị”
“Ellis Wyatt chết tiệt.”
Những giếng dầu đó – Eddie chợt nghĩ – liệu chúng có điểm gì chung với tuyến mạch máu trên bản đồ không? Liệu đó có phải là lý do mà dòng suối đỏ Xuyên đại lục Taggart lan tỏa ra khắp cả nước cách đây nhiều năm không, giống như một kỳ tích không thể tin được vào lúc này? Anh nghĩ đến việc dòng dầu phun ra khắp lục địa còn nhanh hơn cả việc đoàn tàu Phoenix-Durango mang chúng đi. Mỏ dầu đó chỉ là một khu vực đất đá thuộc vùng núi Colorado, nhưng đã cạn kiệt từ lâu. Cha của Ellis Wyatt đã tìm cách vét kiệt những giọt cuối cùng của những giếng dầu khô cạn ấy trong những ngày cuối của cuộc đời mình. Giờ đây, nó dường như bị phá bởi adrenaline xuyên qua tâm ngọn núi, trái tim ngọn núi bắt đầu rướm máu, một dòng máu đen chảy qua những tảng đá – tất nhiên đó là máu, Eddie Willers nghĩ vậy, bởi vì máu nuôi lấy sự sống và đó chính xác là những gì hãng Dầu mỏ Wyatt đã làm. Đó là một cú shock cho những sườn đồi trống trơn còn tồn tại đến tại bây giờ, nó tạo ra những thị trấn mới, những nguồn năng lượng mới, những nhà máy mới ở một khu vực mà người ta còn chưa từng biết trên bản đồ. Những nhà máy mới, Eddie nghĩ,vào thời điểm mà doanh thu vận chuyển hàng hóa từ những ngành công nghệ cũ sụt giảm qua từng năm, những mỏ dầu giá trị mới, vào thời điểm mà các máy bơm dừng hoạt động ở một lĩnh vực quan trọng khác, một ngành công nghiệp mới của tiểu bang nơi mà không một ai kỳ vọng điều gì ngoài gia súc và củ cải đường. Một người đàn ông đã thực hiện nó và đã làm nó trong tám năm, điều này, Eddie nghĩ, nó giống như là những cuốn sách anh đọc ở trường và chưa bao giờ thực sự tin tưởng chúng, những câu chuyện về những người đàn ông sống trong những ngày đầu của một đất nước non trẻ. Anh ước mình có thể gặp được Ellis Wyatt. Có rất nhiều điều tuyệt vời để nói với anh ta, nhưng ít ai có thể gặp được anh ấy, hiếm có khi nào anh ấy đặt chân đến New York. Người ta nói anh ấy mới ba mươi tuổi và tính khí nóng nảy. Anh ấy đã phát hiện ra cách hồi sinh những giếng dầu khô cạn và đang tiến hành làm việc đó.
Taggart nói, “Với tôi, có nhiều thứ trong cuộc sống này quan trọng hơn tiền bạc nhiều.”
“Ngài đang nói gì vậy Jim? Điều đó đâu liên quan gì đến việc này.”
“Với lại, hắn đã vượt mặt chúng ta. Chúng ta đã phục vụ những mỏ dầu Wyatt nhiệt tình nhất. Vào thời của lão già Wyatt, chúng ta chạy tàu chở nhiên liệu hàng tuần.”
“Qua cái thời đó rồi Jim. Phoenix-Durango chạy hai chuyến mỗi ngày và chạy theo lịch trình”
“Nếu hắn cho chúng ta thời gian để phát triển cùng hắn thì…”
“Anh ta không có thời gian để lãng phí đâu.”
“Vậy chứ hắn mong chờ điều gì? Rằng chúng ta sẽ bỏ hết tất cả các chủ hàng khác, hi sinh lợi ích của đất nước, để giành hết mọi đoàn tàu cho hắn sao.”
“Tại sao à, không. Anh ta không mong chờ bất cứ điều gì cả. Anh ta chỉ đơn giản là giao dịch với Phoenix-Durango.”
“Còn tôi thì lại cho rằng hắn ta là một gã côn đồ phá hoại, một kẻ vô đạo đức. Tôi nghĩ hắn thật vô trách nhiệm, và người ta thì đang quá đề cao hắn.” Một cảm xúc bất chợt ngạc nhiên ẩn trong giọng nói vô hồn của James Taggart.
“Tôi không chắc là những giếng dầu của hắn mang lại nhiều lợi ích. Với tôi, hắn ta dường như làm rố’i loạn nền kinh tế của cái đất nước này. Không ai muốn Colorado trở thành một tiểu bang công nghiệp cả. Làm thế nào chúng ta có thể luôn đảm bảo hay có một kế hoạch gì đó khi mọi thứ cứ luôn liên tục thay đổi như vậy?”
“Chúa ơi, Jim – Những gì của anh ta.”
“Phải, tôi biết, tôi biết. Hắn ta làm ra nhiều tiền. Nhưng đó không phải là tiêu chuẩn, đố’i với tôi, để người ta đánh giá giá trị của một người đàn ông mang lại cho xã hội. Và đố’i với dầu mỏ của hắn, hắn sẽ phải lê lết đến chỗ chúng ta, và hắn sẽ phải đợi đến lượt mình như những chủ hàng khác, và hắn không thể đòi hỏi nhiều hơn sự chia sẻ không công bằng về những chuyến tàu được – nếu như đó không phải là Phoenix-Durango. Chúng ta không thể giúp gì cho hắn nếu như chúng ta đang nỗ lực chống lại sự tàn phá của những cuộc ganh đua kiểu như vậy. Không một ai dám trách móc chúng ta”
Một áp lực nơi lồng ngực và vùng thái dương của mình, Eddie Willers nghĩ, đó là sự căng thẳng của nỗ lực mà anh đang làm; anh đã quyết định phải làm cho rõ vấn đề này một lần, vấn đề vốn dĩ đã rất rõ ràng, anh nghĩ, không gì có thể cản trở sự hiểu biết của Taggart, trừ khi đó chính là sự thiếu sót trong bài trình bày của ông ấy. Vì vậy anh đã cố’ gắng hết sức nhưng anh đã thất bại, giống như cái cách mà anh luôn thất bại trong mọi cuộc thảo luận với họ. Bất kể anh nói về vấn đề gì, họ nhường chưa bao giờ đáp lại cùng một chủ đề.
“Jim, ngài đang nói gì vậy? Có chắc là không ai trách móc chúng ta khi tuyến đường ấy sụp đổ không?”
James Taggart mỉm cười, một nụ cười mong manh, thích thú và lạnh lùng. “Thật cảm động, Eddie”, ông nói “Thật là cảm động trước sự tận tâm của cậu với hãng Xuyên lục địa Taggart này. Nếu cậu không nhìn ra vấn đề, thì cậu sẽ trở thành một kẻ nô lệ phong kiến đích thực.”
“Tôi vốn là như vậy mà Jim.”
“Nhưng có lẽ tôi muốn hỏi liệu công việc của cậu là mang những vấn đề này ra để thảo luận với tôi à?”
“Không, không phải vậy.”
“Vậy tại sao cậu không học cách biết rằng chúng ta có những bộ phận chuyên trách lo những chuyện như thế này rồi? Tại sao cậu không báo cáo điều này với những người liên quan? Tại sao cậu không khóc trên vai em gái thân yêu của tôi?”
“Hãy nhìn xem, Jim. Tôi biết đây không phải là nơi tôi nói chuyện với ngài. Nhưng tôi không thể hiểu được những gì đang diễn ra. Tôi không biết cố’ vấn riêng của ngài nói gì với ngài, hoặc họ không thể làm cho ngài hiểu. Vì vậy tôi cố gắng tự bản thân mình nói cho ngài hiểu”
“Tôi đánh giá cao tình bạn thời thơ ấu của chúng ta, Eddie, nhưng cậu có nghĩ điều đó cho cậu được phép bước vào đây mà không cần báo trước, bất kể khi nào cậu muốn? Xem xét đến vị trí của mình đi, đừng quên tôi là chủ tịch của hãng Xuyên lục địa Taggart?”
Điều này thật vô ích. Eddie nhìn ông ấy như thường lệ, không chút đớn đau, chỉ đầy bố’i rói và hỏi: “Vậy cuố’i cùng, ngài sẽ không làm gì cả với tuyến đường sắt tuyến Rio Norte?”
“Tôi không nói như vậy, tôi không nói tất cả như vậy.” Taggart nhìn về phía tấm bản đồ, vào vệt đỏ dài ở phía nam El Paso. “Ngay khi mỏ San Sebastián đi vào hoạt động và chi nhánh Mexican của chúng ta bắt đầu được thanh toán”
“Đừng nói về chuyện đó, Jim”
Taggart quay người lại, giật mình vì một điều chưa từng thấy trong giọng nói đầy giận dữ của Eddie. “Có chuyện gì thế?”
“Ngài biết chuyện gì – em gái ngài đã nói”
“Chết tiệt, em gái tôi” James Taggart nói.
Eddie Willers không di chuyển. Anh ấy không trả lời. Anh nhìn thẳng về phía trước. Nhưng không nhìn vào James Taggart hay bất cứ thứ gì trong văn phòng.
Một lúc sau, anh cúi đầu và bước ra ngoài.
Trong phòng chờ, những thư ký riêng của James Taggart đang tắt đèn, chuẩn bị rời đi. Nhưng Pop Harper, thư ký trưởng, vẫn ngồi ở bàn làm việc của ông ấy, vặn cần gạt của cái máy đánh chữ.