Bác Sĩ Tốt Nhất Là Chính Mình là bộ sách hay và ý nghĩa giới thiệu những lời khuyên hữu ích về sức khỏe, với nội dung được viết đơn giản, gọn gàng, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ áp dụng. Các kiến thức trong mỗi tập sách được thiết kế theo những chủ đề khác nhau – mỗi chủ đề là một vấn đề về sức khỏe mọi người đều quan tâm, được các tác giả chắt lọc cô đọng và truyền tải một cách khoa học, hàm súc đến độc giả.
Sách gồm những lời khuyên bổ ích và thiết thực cho sức khỏe của mọi đối tượng bạn đọc. Từ chuyện ăn ngủ nghỉ đến những cách thức ngăn ngừa bệnh tật bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.
Đầu năm 2003, tình cờ chúng tôi được một người bạn tặng cho một quyển sách “Kiện khang trung cáo” (tức “Bác sĩ tốt nhất là chính mình”) của giáo sư Hồng Chiêu Quang. Người bạn cho biết là ở Trung Quốc người ta tranh nhau mua quyển này gửi cho bè bạn thân quen làm quà tặng. Cảm thấy thú vị nên trong vòng hai đêm chúng tôi đã đọc xong tập sách trên, điều làm chúng tôi thích thú nhất là tính thực tế và dí dỏm của sách, giúp người đọc “đọc là hiểu ngay, hiểu và làm được, có thể nhận thấy kết quả sau khi thực hành”… Ai ai đều xem việc có trong tay quyển “Bác sĩ tốt nhất là chính mình” này là niềm hân hoan, hạnh phúc và hợp thời. Việc chú tâm đi vào nghiên cứu môn y học dự phòng của giáo sư Hồng là do phát hiện hai hiện tượng trái ngược: trong khi tỷ lệ căn bệnh tim mạch và tai biến mạch máu não có xu hướng giảm ở các nước kinh tế phát triển, thì lại có xu hướng tăng ở Trung Quốc; xét về nguồn kinh phí y tế, Trung Quốc chủ yếu chi cho công tác điều trị, tức là khâu khắc phục hậu quả; còn ở các nước phát triển lại chi nhiều cho giáo dục sức khỏe và phòng bệnh. Từ đó ông nảy sinh một ý nghĩa “chỉ khi phổ cập đến cộng đồng, y học mới phát huy tác dụng tốt nhất”. Ông mạnh dạn đi vào nghiên cứu chuyên ngành, bắt đầu con đường phổ cập kiến thức phòng bệnh. Còn về nguồn gốc các buổi thuyết trình sức khỏe thì như lời ông kể: ban đầu chỉ là buổi tâm sự bên cạnh giường của một bệnh nhân nào đó, dần dần, câu chuyện của ông thu hút những bệnh nhân khác, họ tụ tập lại và lắng nghe, rồi từ phòng bệnh này tới phòng bệnh khác, bệnh viện này tới bệnh viện khác, nhiều bệnh nhân và y bác sĩ đã thu hoạch được nhiều điều bổ ích qua các buổi nói chuyện của ông nên đã truyền tai nhau từ người này sang người khác, cuối cùng thì toàn thành phố Bắc Kinh đều biết bác sĩ Hồng Chiêu Quang, thế là bắt đầu cuộc hành trình thuyết giảng của giáo sư từ đơn vị này tới đơn vị khác, từ tỉnh thành này đến tỉnh thành khác trên khắp xứ sở của Vạn lý trường thành.
Tóm lại những lời khuyên sức khỏe bình dị do ông đề ra, chính là sự kết hợp giữa tri thức khoa học và nhận thức về cuộc sống một cách tài tình, hàm chứa trình độ y khoa dầy dặn và từng trải trong cuộc đời, nên nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt của độc giả. Vì vậy, chúng tôi quyết định dịch quyển sách này ra tiếng Việt để phục vụ bạn đọc. Hy vọng rằng sau khi xem xong sách chúng ta càng trân trọng sức khỏe, hưởng thụ sức khỏe và sáng tạo sức khỏe!
- Những Lời Khuyên Bổ Ích Cho Sức Khỏe Tập 1
- Những Lời Khuyên Bổ Ích Cho Sức Khỏe Tập 2
- Những Lời Khuyên Bổ Ích Cho Sức Khỏe Tập 3
- Những Lời Khuyên Bổ Ích Cho Sức Khỏe Tập 4
- Bệnh Alzheimer
- Bệnh Gout
- Nâng Cao Chất Lượng Sống Ở Người Cao tuổi
- Để Trái Tim Luôn Khỏe Mạnh
- Cao Huyết Áp – Sát Thủ Thầm Lặng
Sách Để Trái Tim Luôn Khỏe Mạnh cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về các vấn đề liên quan đến bệnh về tim mạch, cùng đó là những lời khuyên thiết thực giúp bảo vệ và giữ gìn trái tim bạn luôn được khỏe mạnh.
1. Các nhà khoa học Canada phát hiện ra rằng những người có tiền sử bệnh tim mạch phải làm việc căng thẳng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 lần so với những người làm việc trong môi trường bình thường. Nghiên cứu được tiến hành với khoảng 1.000 người trong vòng 6 năm cho thấy có ữên 200 người tái phát bệnh trở lại do làm việc căng thẳng.
2. Theo các nhà nghiên cứu thuộc trường ĐH London, các cặp vỢ chồng sông không hạnh phúc thường dễ mắc bệnh tim.
Các nhà khoa học thấy rằng những cặp vợ chồng không hiểu và đồng cảm với nhau sẽ tăng 34% nguy cơ mắc các bệnh tim mạch so với những cặp vỢ chồng sông hạnh phúc và hòa hỢp. 3. Tình trạng suy giảm hoạt động của tuyến giáp có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Theo nghiên cứu mới nhất thì những người bị giảm hoạt động tuyến giáp dễ mắc các bệnh tim mạch hơn so với những người có chức năng tuyến giáp hoạt động bình thường.
4. Những người suy nhưỢc và phiền muộn không được điều trị kịp thời sau khi bị bệnh tim có nguy cơ tái phát bệnh tim mạch cao.
5. Các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Y Massachusetts cho thấy:
Chương trình giảm cân rất tốt trong việc cải thiện sức khỏe tim mạch đặc biệt với những người béo phì. Họ cũng cho rằng chế độ ăn điều chỉnh cân nặng rất tốt cho tim mạch.
6. Các nhà nghiên cứu thuộc Bệnh viện đa khoa Massachusetts đã tìm ra mối liên quan giữa sự sỢ hãi và bệnh tim mạch.
Họ thấy rằng những phụ nữ lớn tuổi phải trải qua cảm giác sỢ hãi trong thời gian suốt 6 tháng tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ trong 5 năm cao hơn tới 3 lần so với những người không trải qua cảm giác sỢ hãi.
7. Các nhà nghiên cứu thuộc Trường Y Sinai đã phát hiện ra rằng ăn các thực phẩm nhiều chất béo đưỢc chế biến ở nhiệt độ cao có thể gây rối loạn tình trạng giãn mạch – một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh tim mạch.
8. Những phụ nữ lớn tuổi uống nhiều viên bổ sung calcium cũng có nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nghiên cứu của ĐH
Auckland cho thấy: Những phụ nữ trên 70 tuổi sử dụng viênbổ simg calcium làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch lên 40%.
9. Trong củ hành, tỏi tây, hẹ và hành tươi rất giàu các hỢp chất có tác dụng giảm cholesterol, làm sạch thành mạch máu và giảm chứng xơ cứng động mạch.
10. Dậy sớm trước 5 giờ sáng rất có hại cho tim. Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã phát hiện ra rằng những người dậy sớm buổi sáng có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như huyết áp cao, dột quỵ và xơ cứng động mạch cao hơn những người dậy muộn.
Mời các bạn đón đọc Để Trái Tim Luôn Khỏe Mạnh.