Giới thiệu, tóm tắt, review (đánh giá) cuốn sách Bezonomics: Kinh Tế Học Bezos của tác giả B….B, cũng như link tải ebook Bezonomics: Kinh Tế Học Bezos miễn phí với các định dạng PDF, EPUB sẽ được ebookvie chúng mình chia sẻ trong bài viết này, mời mọi người đọc nhé
Quyển sách Bezonomics: Kinh Tế Học Bezos này phân tích chiến lược kinh doanh của Jeff Bezos và ảnh hưởng của nó lên thế giới. Tác giả Brian Dumaine đã khéo léo phác họa chân dung Jeff Bezos như một nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa, luôn đặt khách hàng làm trọng tâm và không ngừng đổi mới. Bezos tin rằng bí quyết thành công của Amazon nằm ở việc tập trung vào khách hàng, luôn nỗ lực mang đến cho họ trải nghiệm mua sắm tốt nhất với giá rẻ nhất và nhanh nhất.
“Cuốn sách Bezonomics: Kinh Tế Học Bezos” cũng giải thích cách Amazon vận hành theo một hệ thống được gọi là “bánh xe luân hồi”. Theo đó, Amazon liên tục đầu tư vào việc cải thiện trải nghiệm khách hàng, từ đó thu hút thêm nhiều khách hàng mới và tăng doanh thu. Doanh thu tăng lại được tái đầu tư vào việc phát triển sản phẩm, dịch vụ và hạ giá thành, tiếp tục thu hút thêm khách hàng, tạo thành một vòng tuần hoàn không ngừng nghỉ.
Cuốn sách cũng phân tích những chiến lược táo bạo của Bezos, chẳng hạn như việc đầu tư mạnh vào công nghệ, phát triển mảng điện toán đám mây (Amazon Web Services) và lấn sân sang các lĩnh vực mới như giải trí và chăm sóc sức khỏe. Những quyết định táo bạo này ban đầu vấp phải nhiều nghi ngờ, nhưng sau đó đã chứng minh được tầm nhìn chiến lược của Bezos và mang lại thành công vang dội cho Amazon.
Tuy nhiên, “Bezonomics: Kinh Tế Học Bezos” không né tránh những chỉ trích về Amazon, đặc biệt là vấn đề cạnh tranh và độc quyền. Cuốn sách đề cập đến những lo ngại về việc Amazon có quá nhiều quyền lực trên thị trường, có thể gây bất lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và người tiêu dùng. Tóm lại, “Bezonomics: Kinh Tế Học Bezos” là một cuốn sách đáng đọc cho bất kỳ ai quan tâm đến kinh doanh, công nghệ và muốn tìm hiểu về đế chế Amazon cũng như tư duy của Jeff Bezos.
Giới thiệu sách Bezonomics: Kinh Tế Học Bezos
Nếu bạn nghĩ Kinh tế học Bezos là một cuốn sách viết về sự hoành tráng của Amazon hay mức độ giàu có của Jeff Bezos thì bạn đã lầm. Bằng góc nhìn của một doanh nhân kiêm nhà báo tài năng, chặng đường cách mạng thương mại của Amazon đã được tác giả Brian Dumaine tóm lược và phân tích một cách trực quan, giúp chúng ta lý giải tại sao đế chế này có thể lớn đến mức vĩ đại như thế, dưới tầm nhìn và chiến lược thực thi của đội ngũ Jeff Bezos.
Năm 1994, Amazon ban đầu là một nhà phân phối sách online nhưng sau đó đã mở rộng ra tất cả ngành nghề, từ đồ điện tử, đồ chơi, đồ nội thất, thời trang, thực phẩm, trang sức và cả phần mềm… Năm 2015, Amazon vượt Walmart trở thành nhà bán lẻ có giá trị nhất tại Mỹ tính theo giá trị vốn hóa thị trường. Năm 2017, Amazon đã mua lại Whole Foods Market với giá 13,4 tỷ đô-la, đặt nền móng cho việc bán lẻ đa kênh từ online đến offline. Năm 2018, dịch vụ giao hàng trong hai ngày của họ – Amazon Prime, đã có trên 100 triệu người đăng ký trên toàn thế giới. Với 26 năm hoạt động, Amazon trở thành tập đoàn thương mại điện tử lớn nhất thế giới, một đế chế kinh tế vững chắc ngay cả khi nền kinh tế thế giới đối mặt với khủng hoảng, thì gã khổng lồ này vẫn giữ đà tăng trưởng ổn định. Vậy chiến lược tuyệt vời đằng sau sự tăng trưởng này là gì? Bài học nào mà chúng ta có thể rút ra từ họ?
Tác giả Brian Dumaine đã trích lời một CEO Amazon rằng công ty này đang trở thành “một hệ điều hành cho cuộc sống của loài người”. Đi cùng với sự thành công của đế chế này là Jeff Bezos – bộ não của Amazon. Brian Dumaine đã khắc họa được những nét tính cách đặc trưng của Jeff Bezos, lý giải tại sao quá trình trưởng thành đã định hình nên các quyết định hiện tại của ông chủ Amazon. Từ việc Bezos ủng hộ các quyết sách của chính phủ, hay tích cực hợp tác xây dựng khu liên hợp công nghiệp quân sự, cũng như sự tháo vát và chủ động của ông, khả năng đối mặt với những thực tế khó khăn một cách lạnh lùng, cứng rắn với nhân viên và phong cách quản lý theo kiểu “trực diện”. Những điều này phần nào khiến Amazon trở thành một nơi làm việc khắc nghiệt bậc nhất trên thế giới.
Kinh tế học Bezos còn khắc họa rõ nét quy mô, giá trị của Amazon trên hành trình trở thành gã khổng lồ vươn ra bao phủ thế giới và lý do tại sao chúng ta nên quan tâm, tìm hiểu về đế chế này. Bằng sự vượt trội về công nghệ phân tích dữ liệu của hàng trăm triệu người tiêu dùng trên toàn thế giới, Amazon luôn biết khách hàng muốn gì và tìm ra cách tốt nhất để cung cấp điều đó cho họ một cách tự động hóa, chi phí thấp nhất, giao hàng nhanh nhất và trải nghiệm mua hàng tuyệt vời… và cũng vì thế mà hơn 1 triệu nhà kinh doanh đã, đang và sẽ phải phụ thuộc vào Amazon.
Cuốn sách không chỉ mang tới thông tin về mô hình hoạt động của Amazon, phương thức tư duy Bezos mà còn là những kịch bản tương lai đối với thị trường thương mại điện tử, bán lẻ, các đối tác, người kinh doanh, người tiêu dùng… Nếu bạn là một người quan tâm đến lĩnh vực kinh doanh, bán lẻ trong thời đại số như hiện nay, chắc chắn cuốn sách sẽ cho bạn một tầm nhìn bao quát cần có với rất nhiều thông tin hữu ích và thú vị.
NGUYỄN MẠNH TẤN – Giám đốc Marketing, Haravan
Review nội dung sách Bezonomics: Kinh Tế Học Bezos
Ưu điểm:
- Phân tích chi tiết và logic: Cuốn sách phân tích một cách chi tiết và logic về “Kinh tế học Bezos” – tập hợp các nguyên tắc kinh doanh đã làm nên thành công của Amazon. Mình đặc biệt ấn tượng với việc tác giả giải thích cách Bezos áp dụng tư duy dài hạn, luôn đặt khách hàng làm trọng tâm và không ngừng đổi mới.
- Bài học thực tiễn: Không chỉ đơn thuần là câu chuyện về Amazon, cuốn sách còn cung cấp nhiều bài học thực tiễn cho các doanh nghiệp và cá nhân muốn áp dụng tư duy của Bezos vào công việc kinh doanh và cuộc sống.
- Lối viết hấp dẫn: Lối viết của Brian Dumaine rõ ràng, súc tích và lôi cuốn. Mình không hề cảm thấy nhàm chán khi đọc cuốn sách này.
Nhược điểm:
- Thiếu những góc nhìn đa chiều: Mặc dù tập trung vào phân tích thành công của Amazon, mình nghĩ cuốn sách sẽ khách quan hơn nếu đề cập đến những ý kiến trái chiều hoặc những hạn chế trong chiến lược của Bezos.
Kết luận: “Bezonomics: Kinh Tế Học Bezos” là cuốn sách nên đọc cho bất kỳ ai muốn tìm hiểu về Jeff Bezos, Amazon và những bí mật đằng sau thành công của họ.
Đánh giá: 4.5/ 5 sao
Mục lục sách Bezonomics: Kinh Tế Học Bezos
Lời nói đầu
Giới thiệu
1. Kinh-tế-học-Bezos
2. Người giàu nhất thế giới
3. Ta chỉ tin vào Chúa, còn lại cần dữ liệu
4. Con người thấy trước vạn năm
5. Bánh đà quay, quay nữa, quay mãi
6. Mỗi ngày đều hoàn thiện năng lực
7. Alexa quyến rũ
8. Những kho hàng hoạt động trong bóng tối
9. Khiêu vũ cùng quỷ dữ
10. Cuộc chơi thiết bị bay không người lái
11. Godzilla kịch chiến Mothra
12. Làm sao để “Kháng-Amazon”
13. Amazon? Không liên quan!
14. Bezos trong cơn bão lửa
15. Sự trỗi dậy của chống độc quyền kiểu thời thượng
16. Máy bay tiêm kích “chim săn mồi” và máy bay hai tầng cánh
Lời cảm ơn
Đọc thử sách Bezonomics: Kinh Tế Học Bezos
GIỚI THIỆU
Thuở sơ khởi của Amazon, cứ một năm đôi lần, Jeff Bezos lại tổ chức họp toàn thể nhân viên Amazon tại một rạp chiếu phim nho nhỏ ngay bên kia đường, đối diện với trụ sở cũ của công ty ở trung tâm Seattle. Kể từ đó, Amazon ngày càng lớn mạnh, và buổi họp toàn thể mà Bezos triệu tập vào mùa xuân năm 2017 được tổ chức tại KeyArena của Seattle, đó là một trung tâm thể thao được xây trên nền của Nhà Đấu xảo Thế giới năm 1962, với sức chứa 17.459 người. Hôm ấy, cả cung thể thao chật cứng. Câu hỏi cuối cùng mà Bezos nhận được từ khán giả là: “Ngày thứ Hai sẽ như thế nào?” Đám đông cười ồ lên khi nghe câu hỏi này, vì “dân Amazon” được lập trình để luôn suy nghĩ về Ngày thứ Nhất ngay từ khoảnh khắc đầu tiên họ làm việc ở công ty. Theo từ điển của Bezos: “Ngày thứ Nhất” nghĩa là Amazon sẽ luôn hành động như một startup, mỗi ngày đều phải căng như dây đàn, sôi sùng sục như ngày đầu tiên tạo dựng cơ nghiệp. Ngay cả tòa cao ốc ở trung tâm Seattle, nơi có văn phòng của Bezos cũng được đặt tên là Ngày thứ Nhất (Day 1).
Mặc chiếc sơ mi cổ trắng và quần jean xám, nhà sáng lập Amazon bật một tràng cười giòn giã đã thành thương hiệu của mình, rồi nói: “Tôi biết câu trả lời. Ngày thứ Hai là (đến đây ông ngừng lại khá lâu) trì trệ.” Lại im lặng một hồi, rồi ông nói: “Tiếp theo là bất hợp thời (ngừng), rồi tới xuống dốc quằn quại, đau đớn, và cuối cùng là chết.” Bezos mỉm cười, còn đám đông cười phá lên và vỗ tay vang dội trong khi Bezos bước ra khỏi sân khấu. Nhà lãnh đạo của Amazon đã nói ra những điều mà các nhân viên vẫn luôn cảm nhận suốt bấy lâu nay: Amazon có thể là một công ty công nghệ “siêu to khổng lồ”, nhưng đây là một kiểu công ty rất khác, một nơi mà cường độ và động lực là thứ được kỳ vọng, còn thái độ tự mãn bị cấm ngặt.
Dù thành công tới nay là cực lớn, Bezos thực sự vẫn điều hành tập đoàn của mình (trị giá 1.000 tỷ đô-la hồi năm 2018, cao hơn mọi công ty trên thế giới vào thời điểm đó) như thể Amazon là một doanh nghiệp nhỏ ngày ngày phải đối mặt với tình trạng sống còn vật vã. Tại một cuộc họp toàn thể khác vào tháng 11 năm 2018, đáp lại câu hỏi của một nhân viên về chuyện những công ty cực lớn như Sears lâm vào cảnh phá sản, Bezos khiến đám đông phát cuồng khi trả lời: “Amazon cũng không phải bất khả chiến bại đâu. Thực ra, tôi đoán trước rồi sẽ có ngày Amazon sẽ sụp đổ. Amazon sẽ phá sản. Nhìn vào các công ty lớn, các bạn sẽ thấy: vòng đời của họ thường là hơn 20 năm, đâu phải hơn 100 năm.” Tính đến thời điểm ông đưa ra lời nhận xét ấy, Amazon đã 24 tuổi.
Tại sao Bezos lại nói chuyện với đoàn quân của mình về sự suy tàn của Amazon? Có lẽ vì ông không muốn chặn đứng những may mắn mà công ty đã và đang được hưởng chỉ vì tỏ ra ngạo mạn và đắc thắng. Có thể ông lo ngại một đối thủ khổng lồ nào đó như Walmart hay Alibaba sẽ khám phá ra phép màu của Amazon và bất ngờ đánh úp khiến công ty trở tay không kịp. Hai khả năng này đều ít nhiều sát thực, nhưng trong thâm tâm, điều Bezos lo sợ nhất là Amazon sẽ thúc thủ trước một chứng bệnh được gọi là “bệnh công ty lớn”, khi các nhân viên chỉ chăm chăm nhìn nhau thay vì tập trung vào khách hàng, khi lèo lái một bộ máy quan liêu lại trở nên quan trọng hơn giải quyết vấn đề.
Tại các cuộc họp mặt toàn thể, Bezos luôn tha thiết khẩn nài các nhân viên đừng đắm đuối trong thành công của Amazon, mà hãy làm việc chăm chỉ hơn để sáng tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới, thỏa mãn khách hàng, nhờ vậy sẽ kéo chậm thời gian đến “ngày phán xét” lâu nhất có thể. Theo “cẩm nang Bezos”, cách hay nhất để chiều lòng khách hàng là làm cho cuộc sống của họ trở nên ít tốn kém hơn, thuận tiện hơn. Bezos nói: “Không thể tưởng tượng nổi là trong tương lai 10 năm nữa, một khách hàng nào đó lại đến đây và bảo: ‘Jeff ạ, tôi yêu Amazon; tôi chỉ ước là giá tiền cao hơn chút.’ Hay: ‘Tôi yêu Amazon; tôi chỉ ước là các anh giao hàng chậm chậm một tẹo.’ Làm gì có chuyện đó.”
Đây chính là Bezos điển hình. Ông là một lãnh đạo vô cùng cầu tiến, một tư tưởng gia độc đáo khác người, cứ thử hình dung CEO của GM hay IBM nói về chuyện phá sản mà không khiến đội quân của mình hoảng loạn hay khiến giá cổ phiếu chao đảo. Xét về nhiều khía cạnh, Amazon là Amazon, vì Bezos đã xây dựng nên một nền văn hóa mà trong đó mọi thứ đều bị hoài nghi, không được phép coi nhẹ bất cứ điều gì, mọi người đều phải tập trung vào khách hàng, vì tất cả những thứ khác đều từ khách hàng mà ra. Như Bezos đã nói trong The Everything Store (tạm dịch: Cửa hàng có mọi thứ) của Brad Stone vào năm 2013, cuốn sách đi sâu vào khởi nguồn của công ty: “Nếu anh muốn đào tận gốc rễ để xem điều gì khiến chúng tôi khác biệt, thì đây: Chúng tôi thực lòng lấy khách hàng làm trung tâm, chúng tôi thực lòng chú trọng vào dài hạn, chúng tôi thực lòng đam mê sáng chế. Hầu hết các công ty đều không làm như vậy. Họ chỉ nhắm vào các đối thủ chứ không phải khách hàng. Họ muốn tập trung vào những thứ sẽ mang lại cổ tức trong vòng 2-3 năm, và nếu kế hoạch ấy không phát huy hiệu quả trong vòng 2-3 năm, họ sẽ lại chuyển sang thứ khác. Họ muốn là những kẻ bám đuôi sát sạt hơn là những nhà sáng tạo, vì làm như vậy sẽ yên tâm hơn. Nên nếu anh muốn nắm bắt sự thực về Amazon thì chính những điều trên đã khiến chúng tôi khác biệt. Không mấy công ty hội đủ cả ba yếu tố đó đâu.”
Nghe thì có vẻ là kiểu nói năng cũ rích của mấy gã quản lý, nhưng Bezos là người trên đời chỉ có một, một lãnh đạo khác hẳn với những lãnh đạo doanh nghiệp lớn khác, vì ông đã tìm được cách vận dụng chỉ số thông minh cực cao, phong cách chiến đấu và nguồn năng lượng vô tận của bản thân để xây dựng ở Amazon một nền văn hóa thực sự quan tâm đến khách hàng. Ông thẳng tay trừng phạt các quản lý mải lo chuyện cạnh tranh hơn chăm sóc khách hàng. Mỗi khi thấy một email từ khách hàng tỏ ý phật lòng, ông sẽ chuyển tiếp đến quản lý phù hợp, kèm theo vỏn vẹn một dấu “?” Như vậy là đủ để gióng một hồi chuông báo động trong tâm trí của con người tội nghiệp nhận được email, một phản xạ kiểu Pavlov, khiến người đó phải tạm dẹp mọi việc và giải quyết vấn đề cho khách hàng ngay lập tức. Trong các cuộc phỏng vấn mà tôi thực hiện với nhân viên Amazon (cả hiện tại và trước đây) để phục vụ cho cuốn sách, thì sớm hay muộn, ai cũng sẽ nhắc đến câu: “Tất cả bắt đầu từ khách hàng”, cứ như thể bộ não của họ đã bị cài đặt bởi các khoa học gia máy tính hàng đầu của công ty.
Tuy vậy, khi đào sâu tìm hiểu trong quá trình thu thập thông tin cho cuốn sách, dần dần tôi không còn hài lòng với phương châm “Tất cả bắt đầu từ khách hàng” nữa. Vâng, đúng là nó phần nào lý giải thành công của Amazon, nhưng còn lâu mới cho thấy toàn bộ câu chuyện. Tôi muốn tìm ra đáp án cho câu hỏi: Amazon thực sự muốn gì? Sau khi dành hai năm nghiên cứu và phỏng vấn hơn 100 nguồn khác nhau, bao gồm nhiều giám đốc cấp cao của công ty, tôi đã rút ra kết luận: Amazon muốn trở thành công ty thông minh nhất tự cổ chí kim.
Thời nào cũng có vô số công ty làm những việc thông minh, nhưng Bezos đã xây dựng một công ty vận hành chủ yếu trên cơ sở dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo (AI). Quá nhiều lời đồn thổi thái quá về AI, nhưng về căn bản, Bezos đã tạo nên mô hình kinh doanh doAI-thúc-đẩy đầu tiên và tinh vi nhất trong lịch sử loài người, một mô hình càng lúc càng tự trở nên thông minh và lớn mạnh hơn nữa. Các thuật toán ngày càng góp phần quan trọng trong việc điều hành công ty. Chúng đang trở thành chính công ty này.