Thế kỷ 20 thực sự là một giai đoạn đầy biến động và tiến bộ, với sự phát triển đồng đều của cả khoa học – công nghệ và tâm thức con người. Trong bối cảnh này, những bậc thầy tâm linh như Gurdjieff, Ramakrishna, J. Krishnamurti, và Osho đã đóng góp quan trọng vào việc mở rộng nhận thức và phong cách sống của con người.
Osho, đặc biệt, nổi tiếng với những giảng dạy tâm linh sâu sắc và độc đáo. Ông không chỉ đưa ra những góc nhìn mới về tâm thức và tình thần, mà còn liên kết chúng với cuộc sống hàng ngày của con người. Ông nhấn mạnh sự quan trọng của việc phát triển tâm thức cá nhân để sống một cuộc sống tỉnh táo và ý thức.
Theo Osho, tâm linh không phải là việc chi phối bởi các lực lượng tinh thần, mà là sự tiến hóa tâm thức và sự hiểu biết của mỗi người. Ông khuyến khích con người hướng tới việc sống một cuộc sống tỉnh táo, có ý thức trong mọi khía cạnh của đời sống, và tham gia vào những hoạt động sáng tạo và tích cực trong thế giới vật chất.
Cuộc sống và công việc của Osho đã tạo ra nhiều tranh cãi và thách thức, nhưng những điều ông giảng dạy vẫn tiếp tục là nguồn cảm hứng và suy nghĩ sâu sắc cho nhiều người. Thông điệp cốt lõi của Osho về sự tỉnh thức và tâm linh đã để lại dấu ấn lâu dài và tiếp tục ảnh hưởng đến thế hệ sau này, đồng thời đóng góp vào việc xây dựng chuẩn mực đạo lý mới trên toàn cầu.
—
Tác giả Osho, tên thật là Chandra Mohan Jain, là một nhà thần học, giáo sư và nhà triết học Ấn Độ nổi tiếng. Ông sinh ngày 11 tháng 12 năm 1931 ở Kuchwada, một làng nhỏ ở miền trung Ấn Độ. Osho được biết đến với tư tưởng và triết lý về sự tự giác, tình yêu, và đặc biệt là với phong cách sống thiền định độc đáo mà ông giáo dục.
Cuộc đời của Osho được đánh dấu bởi sự đổi mới và gây tranh cãi. Ông là một người lãnh đạo tinh thần, nhưng cũng gặp nhiều tranh cãi vì những ý kiến và hành động gây sốc. Osho đã thành lập cộng đồng Thiền định Rajneeshpuram ở Oregon, Hoa Kỳ, nhưng sau đó bị buộc tội về các hành vi phạm tội và bị trục xuất khỏi nước này vào những năm 1980.
Sự nghiệp của Osho bao gồm việc viết nhiều sách với chủ đề rộng lớn, từ thiền định, tình yêu, đến vấn đề xã hội và văn hóa. Một số tác phẩm nổi tiếng của ông bao gồm “Bhagavad Gita: Talks on the Songs of Kabir” và “The Book of Secrets.” Phong cách viết của Osho thường gây ấn tượng mạnh mẽ và thách thức đối với người đọc.
Osho qua đời vào ngày 19 tháng 1 năm 1990 tại Pune, Ấn Độ. Tuy ông không còn sống nhưng tác phẩm và tư tưởng của Osho vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến nhiều người trên khắp thế giới. Cộng đồng và trung tâm thiền định mang tên Osho vẫn tồn tại và thu hút người học và người tìm kiếm sự tự giác.
—
Ngày xưa có một thuật sĩ rất giầu, có rất nhiều cừu. Nhưng đồng thời thuật sĩ này lại rất hà tiện. Ông ta không muốn thuê người chăn cừu, cũng chẳng muốn dựng hàng rào quanh bãi cỏ nơi cừu ăn cỏ. Cừu thường đi lang thang vào rừng, rơi xuống hẻm núi, và cứ thế, và trên hết tất cả chúng chạy mất, vì chúng biết thuật sĩ muốn dùng thịt và da của chúng, và điều này chúng không thích. Cuối cùng thuật sĩ tìm ra một biện pháp. Ông ta thôi miên lũ cừu và gợi ý cho chúng trước hết rằng chúng là bất tử và chẳng điều hại nào được làm với chúng khi chúng bị thuộc da, rằng ngược lại, điều đó sẽ là rất tốt cho chúng và thậm chí còn là vui thú.
Thứ hai, ông ta gợi ý rằng thuật sĩ là chủ tốt, người yêu bầy cừu của mình nhiều tới mức ông ta sẵn sàng làm bất kì cái gì trên thế giới cho chúng. Và ở chỗ thứ ba, ông ta gợi ý cho chúng rằng nếu bất kì cái gì sẽ xảy ra cho chúng, điều đó sẽ không xảy ra ngay lúc đó đâu, dù sao đi chăng nữa cũng không vào ngày đó, và do đó chúng chẳng cần nghĩ về điều đó. Hơn nữa, thuật sĩ gợi ý với cừu rằng chúng không phải là cừu chút nào. Với một số con trong chúng, ông ta gợi ý rằng chúng là sư tử, với số khác chúng là đại bàng, với số khác chúng là người, và với số khác chúng là các thuật sĩ.
Và sau điều này, mọi chăm nom và lo lắng của ông ấy về cừu đi tới kết thúc. Chúng không bao giờ chạy đi nữa mà yêu tĩnh chờ đợi tới lúc thuật sĩ cần thịt của chúng và da của chúng. George Gurdjieff thích chuyện ngụ ngôn này lắm.
Toàn thể triết lí của ông ấy được hàm chứa trong chuyện ngụ ngôn nhỏ này. Và chuyện ngụ ngôn này đại diện cho con người trong trạng thái bình thường của vô thức. Nó là một trong những minh hoạ hay nhất về con người như con người vậy: người là máy. Con người được sinh ra là không là máy, nhưng con người sống như máy và chết như máy. Con người có hạt mầm của việc nở hoa vĩ đại của tâm thức, con người có khả năng trở thành Thượng đế. Nhưng điều đó không xảy ra. Nó không xảy ra bởi vì con người đã bị thôi miên – bởi
xã hội, bởi nhà nước, bởi nhà thờ có tổ chức, bởi các quyền lợi được đầu tư. Xã hội cần nô lệ, và con người có thể vẫn còn là nô lệ chỉ nếu con người không được phép trưởng thành trong việc nở hoa tối cao của mình. Xã hội cần thịt của bạn và da của bạn và một cách tự nhiên không ai thích điều đó. Do đó toàn thể quá trình xã hội hoá, văn minh hoá, không là gì ngoài thôi miên sâu.
Con người đang bị thôi miên từ chính khoảnh khắc được sinh ra. Con người bị thôi miên: rằng xã hội tồn tại vì quí mến người đó, vì cái tốt cho người đó. Điều đó là hoàn toàn sai. Con người bị thôi miên: rằng con người là bất tử. Con người không phải vậy. Con người có thể bất tử, nhưng con người đang không bất tử. Và nếu thôi miên còn dai dẳng con người sẽ không bao giờ bất tử cả.
Bạn sống chỉ như một sinh linh hữu tử vì bạn sống trong thân thể. Thân thể sẽ chết. Cái được sinh ra nhất định sẽ chết đi; sinh là bắt đầu của thân thể và chết là kết thúc. Bạn có biết cái gì nhiều hơn thân thể trong bạn không? Bạn có kinh nghiệm được cái gì cao hơn thân thể, sâu hơn thân thể không? Bạn có thấy cái gì trong bạn mà thậm chí còn có trước cả khi bạn được sinh ra không?
Nếu bạn đã thấy cái đó, thế thì bạn là bất tử. Nếu bạn biết mặt bạn, mặt nguyên thuỷ của bạn, mặt mà bạn có trước khi bạn được sinh ra, thế thì bạn biết bạn sẽ có đó sau cái chết nữa; ngược lại thì không đâu.
Mời các bạn đón đọc Bí Mật Của Những Bí Mật Tập 1 của tác giả Osho