Binh Thư Yếu Lược
Binh gia diệu lý yếu lược hay còn gọi là Binh thư yếu lược là một tác phẩm được cho là của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, viết về nghệ thuật quân sự, đến nay đã thất truyền. Những cuốn sách hiện nay được xuất bản dưới tên gọi này chưa có gì kiểm chứng để chứng minh là có nguồn gốc từ tác phẩm của ông. Ví dụ cuốn sách được in bởi nhà xuất bản Xuân Thu, Sài Gòn năm 1969, nhưng người ta cho sách này là giả mạo, vì người ta cho rằng cuốn sách của Hưng Đạo Vương đã bị quân Minh thu về Trung Quốc, như được nhắc đến trong Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim. Nhà nghiên cứu Ngô Đức Thọ trong bài nghiên cứu “Đi tìm nguồn gốc và năm xuất hiện của văn bản Binh thư yếu lược” công bố năm 1986, cũng xác định rằng văn bản “Binh thư yếu lược” là một ngụy thư do người sau sáng tác, sớm nhất là vào năm 1869, chứ không phải là một văn bản nguyên gốc của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn từ thời Trần.
Binh thư yếu lược gồm có 4 quyển, với các chương như sau:
Quyển 1: gồm 9 chương: Thiên tượng, Kén mộ, Chọn tướng, Đạo làm tướng, Kén luyện, Quân lễ, Tuyển người làm việc dưới trướng, Đồ dùng của binh lính, Hiệu lệnh.
Quyển 2: gồm 10 chương: Hành quân, Hướng đạo, Đồn trú, Tuần canh, Quân tư, Hình thế, Phòng bị, Điểm về việc binh, Phép dùng gián điệp, Dùng cách lừa dối.
Quyển 3: gồm 7 chương: Liệu thế giặc, Quyết chiến, Đặt cờ, Dã chiến, Sơn chiến, Thủy chiến, Lâm chiến.
Quyển 4: gồm 7 chương: Đánh thành, Giữ thành, Công thành, Xông vây – ứng cứu, Lui đánh, Thắng và đặt phục, Phép nhận hạng
Việc binh là việc sống chết của nhân-dân, là việc còn mất của quốc-gia nên bất cứ triều-đình nào, chánh-phủ nào, cũng đều phải lưu tâm đến binh-học. Bởi lẽ ấy, các võ-quan thời xưa đều phải thi võ-thuật và chịu khảo-hạch về binh-thư.
Nhưng các binh-thư lại có rất nhiều thứ. Phần Nghệ-văn-Chí trong Hán-thư có chép rằng: Nhiệm-hoành chia các binh-thư ra làm 4 loại:
1. Binh Quyền Mưu,
2. Binh Hình-thế.
3. Binh Âm Dương
4. Binh Kỹ-xảo.
Nếu điểm qua các binh-thư trứ danh của Trung-quốc trong các đời thì về đời Tam-hoàng có các sách:
Huỳnh Đế Binh Pháp
Ốc-Kỳ-Kinh của Phong-Hậu
Trong đời Chu được soạn các sách:
Thái-Công Binh-pháp của Lã-Vọng
Lục-Thao của Triều-đình Chu
Chu-Công Tư-Mã-Pháp
Tư-Mã Binh-pháp của Điền-Nhương-Tư (nuớc Tề)
Tôn-Tử Binh-pháp của triều-đình Ngô
Ngô-Tử Binh-pháp của triều-đình Ngụy
Uất-Liễu-Tử Binh-pháp của Uất-liễu (học trò của Quỉ Cốc Tử)
Trong đời Hán có:
Tố-thư của Huỳnh-thạch-công
Tâm-thư của Khổng-minh
Vào đời Đường có:
Thái-Bạch Âm-Kinh của Lý Thuyên
Lý-Vệ-Công Vấn-Đối của triều-đình Đường,…
Nếu chỉ xét riêng các binh-thư còn thấy được ngày nay cũng có tới 53 nhà:
-13 nhà về Quyền Mưu
-11 nhà về Hình Thế
-16 nhà về Âm-duơng
-13 nhà về Kỹ Xảo
Xem trên thì đủ hiểu rằng binh-học sâu rộng như rừng, như biển, làm sao các võ-quan có thể đọc hết các binh-thư được.
Bởi thế, các đời sau có soạn những bộ binh thư tổng-hợp thường được gọi là Võ Kinh.
…
Mời các bạn đón đọc Binh Thư Yếu Lược của tác giả Trần Hưng Đạo.