Bức tranh cô gái đứng trong gió được đăng tải trên một trang blog nọ, lại có Bức tranh bị nhòe và bóng mờ bao phủ căn hộ do một đứa bé bị mất tích vẽ, còn cả Bức tranh phong cảnh đồi núi với những nét vẽ run rẩy…
Những bức tranh vẽ tưởng chừng như vô thưởng vô phạt, cũng chẳng hề liên quan gì đến nhau… Tất cả tổng cộng 9 bức tranh vẽ tay ẩn chứa những “câu đố bí ẩn” chờ đợi được giải mã.
Rốt cuộc những người vẽ ra chúng đã muốn truyền tải thông điệp gì?
Sự thật chấn động nào được chôn giấu phía sau 9 bức vẽ kỳ lạ ấy?
Sẽ ra sao khi những mảnh ghép bí ẩn rời rạc nọ bỗng dưng được xâu chuỗi lại và liên kết với nhau để mở ra một cái kết chẳng thể ngờ tới?
► Sách khác bạn cũng sẽ thích:
**********
Bức tranh kỳ quái là tập hợp của 4 câu chuyện nhỏ nhưng không tách biệt mà có liên kết về nội dung với nhau, mỗi câu chuyện lại như 1 miếng ghép tạo thành 1 bức tranh tổng thể u ám và nặng nề về tâm lý. Ngoài ra thì trong mỗi câu chuyện đều có xuất hiện ít nhất 1 bức tranh mà thoạt nhìn thì chỉ là những bức tranh bình thường, nhưng kì thực lại ẩn giấu nhiều thông điệp, thể hiện nội tâm nhiều đau đớn hoặc che giấu tội ác kinh hoàng. Cái kết cấu truyện kiểu các mối quan hệ móc ngoặc dây cà dây muống này giờ cũng không còn quá mới mẻ nữa, kể cả việc giải mã các thông điệp ẩn sau những bức tranh cũng vậy, nhưng mà nhìn chung thì truyện vẫn dễ đọc và đủ cuốn hút để độc giả lần mò theo từng lập luận điều tra của các nhân vật trong truyện.
Tuy nhiên, mình cảm thấy việc lập luận, lý giải ý nghĩa các bức tranh, hay lý giải ý nghĩa ẩn sau những dòng blog có vẻ hơi bị đường đột, kiểu như thiếu cơ sở để nghi ngờ và đưa ra những lập luận như vậy, nó khiến cho việc lập luận có hơi khiên cưỡng, phiến diện và nhiều điểm chưa thuyết phục. Thêm nữa, việc nhân vật nào cũng có khả năng đọc vị ý nghĩa của các bức tranh từ đơn giản đến phức tạp, cộng với khả năng suy luận thần thánh nhanh nhạy kể cả trong hiểm cảnh cũng là 1 điều khiến độc giả như mình cảm thấy xấu hổ vì khả năng của bản thân.
Về mức độ kích thích trí tò mò và lôi cuốn khi đọc thì mình đánh giá truyện đầu tiên cao nhất (truyện này cũng nhiều bức tranh nhất), twist thì ở truyện thứ 2 là gây bất ngờ nhất (còn từ đây về sau thì mọi thứ đều có thể đoán ra trước khi được tiết lộ), truyện thứ 3 có nhiều đoạn tàn khốc dã man nhất, cũng như nhiều chi tiết ảo ma Canada nhất, còn truyện cuối có thể gây ra nhiều nỗi nhức nhối nhất cho độc giả – về hậu quả và những tác động tâm lý tiêu cực gây ra bởi những vết thương tâm lý của trẻ nhỏ.
Nhìn chung, về tổng thể thì đây là 1 cuốn sách nhỏ gọn, dễ đọc, cung cấp nhiều bài học bổ ích về ứng xử, giáo dục con cái cũng như việc phân tích tâm lý của người khác qua việc nhìn vào bức tranh họ vẽ. Con gái mình cũng hay vẽ tranh, và mình đã thử áp dụng kiến thức này để phân tích tranh vẽ của con bé, nhưng không nhìn ra ý nghĩa gì cả, lại còn bị nó lườm – thật là vui buồn lẫn lộn!
********
Bức tranh kỳ quái cũng như cuốn Ngôi nhà kỳ quái đều thuộc kiểu văn mỳ ăn liền. Tuy nhiên ở Bức tranh kỳ quái, Uketsu cũng đã có những thứ mang cảm giác chỉn chu cho sáng tác của mình hơn so với Ngôi nhà kỳ quái.
Điểm chung của Bức tranh và Ngôi nhà là tình tiết rõ ràng, gãy gọn, tập trung vào các yếu tố trinh thám (dù đối tượng tìm kiếm sự thật ở trong cả 2 cuốn đều không phải là cảnh sát hay thám tử). Về logic cũng phải nói là khá okelah – trừ đoạn mấy người phá án cũng “hơi tài tình quá”, y kiểu như trong Conan. Nhưng thôi, chắc mấy bác tác giả Nhật Bổn chuộng phong cách này nên chấp nhận được.
Cá nhân mình thấy Bức tranh kỳ quái được tác giả viết cẩn thận hơn, cũng có nét của các tác giả – không – sáng – tác – online (đây vẫn là nhận định cá nhân nhé) ở điểm thỉnh thoảng dông dài không cần thiết, 1 số tình tiết đưa vào chỉ để cho hết dòng, hết câu. Bên cạnh đó, Bức tranh kỳ quái có lối dẫn truyện thú vị, dòng thời gian trong truyện khiến mình liên tưởng đến cuốn 13.67 của Chan Ho Kei, cách xây dựng nội dung và giải quyết vấn đề lại làm mình nghĩ đến Hình cảnh mất trí. Dĩ nhiên, do đó Bức tranh kỳ quái mặc dù vẫn thú vị nhưng khi đọc liền sau Ngôi nhà kỳ quái mệt hơn chút.
Thực ra, cả 2 cuốn của Uketsu mình vẫn nghĩ đáp ứng thị hiếu mỳ ăn liền, mang tính giải trí cao, fan trinh thám hiện đại cũng có thể sẽ ưa thích hơn (trinh thám cổ điển thì chắc gọi là đọc vui). Nhưng rõ ràng vì là 1 tác giả online, mình thấy cả 2 cuốn nếu được chuyển thể thành anime hoặc manga như kiểu Another thì sẽ hay hơn và có nhiều yếu tố dọa người hơn.
*********
Truyện Bức Tranh Kỳ Quái là tập hợp 4 mẩu truyện nhỏ và rất có liên quan dây mơ rễ má với nhau. Mình thích kiểu liên quan thế này, đọc và cứ trầm trồ ồ ra là vậy, hoá ra nhân vật ở truyện này chính là nhân vật ở truyện kia. Mình thích cách tác giả tạo ra cái sự lằng nhằng như vậy nhưng giải quyết vẫn hợp lý không bị bôi ra lan man. Từ cuốn Ngôi nhà kỳ quái là mình khá ấn tượng với kiểu đánh đố của tác giả thông qua một chất liệu hình ảnh mà từ đó kể một câu chuyện trinh thám cuốn hút.
Truyện Bức Tranh Kỳ Quái lý giải sự bí ẩn của những bức tranh mà các nhân vật vẽ. Mỗi truyện ngắn đều có nhiều tranh để người đọc tha hồ mà giải mã, dĩ nhiên là mình chịu, để yên cho nhân vật trong truyện tự suy ra thôi. Giải mã tranh ở truyện 1 khá là hợp tình hợp lý có vẻ có căn cứ logic – mình cũng thích nhất là cái phát hiện ở truyện này và tổng thể câu chuyện đơn giản khá hấp dẫn. Sang truyện 2 có phần phức tạp hơn chút, mấu chốt vẫn là giải mã bức tranh, cảm giác như vô thưởng vô phạt vậy mà nó sẽ có sự kết nối tới truyện đầu nên chắc chắn có gì đó mờ ám. Truyện 3 thì thuần tuý là suy luận điều tra án mạng, nhưng nói thẳng ra là nhân vật thần thánh quá, suy ra được như vậy rồi còn thủ phạm cũng quá là thần thông cơ – truyện này thì người đọc phải tém tém chút phần thực tế lại mà để mặc cho tác giả buông thả trí tưởng tượng. Truyện 4 giải thích mọi thứ và có phần nào tăm tối hơn, để lại nhiều suy nghĩ về những bạo hành tuổi thơ và tác động tiêu cực của những sang chấn lên con trẻ.
So với “Ngôi nhà kỳ quái” thì mình đánh giá cuốn Bức Tranh Kỳ Quái này tốt hơn, twist không phải đến mức thần thánh xa vời thiếu thực tế như truyện kia. Nhân vật thì không phải được xây dựng quá trau chuốt, ngoại trừ bản thân hung thủ. Việc bắt thủ phạm cuối cùng hơi nhanh và gượng, nhưng kệ thôi, toàn bộ truyện đã khá là thú vị rồi nên kết nhanh tí cũng được
******
Đánh giá sách Bức Tranh Kỳ Quái của Uketsu:
Điểm cộng:
- Cốt truyện độc đáo: Cuốn sách xoay quanh 7 bức tranh kỳ quái được vẽ bởi những người khác nhau, ẩn chứa những bí ẩn rùng rợn và lời nguyền chết chóc. Cốt truyện được xây dựng logic, với nhiều tình tiết bất ngờ, lôi cuốn người đọc từ đầu đến cuối.
- Bầu không khí u ám, rùng rợn: Tác giả sử dụng miêu tả chi tiết và ngôn ngữ gợi tả để tạo nên bầu không khí u ám, rùng rợn, khiến người đọc cảm thấy ớn lạnh và hồi hộp.
- Nhân vật đa dạng: Mỗi nhân vật trong sách đều có tính cách và câu chuyện riêng biệt, tạo nên sự đa dạng cho tác phẩm.
- Kết thúc mở: Cuốn sách kết thúc mở, tạo dư vị suy ngẫm cho người đọc và kích thích trí tưởng tượng.
Điểm trừ:
- Nhịp điệu chậm: Một số người đọc có thể cảm thấy nhịp điệu của tác phẩm khá chậm ở phần đầu.
- Cái kết gây tranh cãi: Cái kết của tác phẩm có thể khiến một số người đọc cảm thấy hụt hẫng hoặc khó hiểu.
Nhìn chung: Bức Tranh Kỳ Quái trên website ebookvie là một cuốn sách trinh thám kinh dị hấp dẫn, phù hợp với những ai yêu thích thể loại này. Cuốn sách mang đến cho người đọc những trải nghiệm mới lạ, độc đáo, vừa giải trí vừa kích thích tư duy.
Đánh giá: 4/5