Cuốn sách “Cách nền kinh tế vận hành” là một công cụ quý giá giúp độc giả hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cơ chế hoạt động của các cuộc khủng hoảng tài chính, đồng thời đề xuất các giải pháp để ngăn chặn các khủng hoảng tương tự trong tương lai. Tác giả nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc hiểu biết về kinh tế học đối với mỗi cá nhân, và mong muốn sách có thể giúp mọi người nắm vững các nguyên lý và học thuyết kinh tế để áp dụng vào thực tế cuộc sống hàng ngày.
Thời điểm xuất bản của cuốn sách cũng rơi vào một giai đoạn đặc biệt, khi thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Tác giả hy vọng rằng thông qua việc phân tích và trình bày vấn đề một cách dễ hiểu và logic, độc giả sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về tình hình kinh tế toàn cầu và nhận thức được tầm quan trọng của việc áp dụng các chính sách kinh tế hợp lý.
Cuốn sách không chỉ là một nguồn tư liệu hữu ích cho những người muốn hiểu biết sâu sắc về kinh tế học, mà còn là một cống hiến quan trọng vào việc phổ biến kiến thức và ý thức về vấn đề kinh tế trong xã hội. Đồng thời, tác giả cũng mong muốn những ý tưởng mới trong sách sẽ được đón nhận và góp phần vào sự phát triển của cộng đồng.
Cách Nền Kinh Tế Vận Hành của tác giả Roger E. A. Farmer
******
Cuốn sách “Cách Nền Kinh Tế Vận Hành” có hai phần chính.
Phần thứ nhất của sách là về lịch sử kinh tế học. Nó đề cập đến sự biến đổi liên quan đến các lý thuyết kinh tế. Đặc biệt, các cuộc khủng hoảng kinh tế thường làm thay đổi góc nhìn về kinh tế học. Sách bắt đầu với kinh tế học cổ điển của Adam Smith, với lập luận về bàn tay vô hình. Sau đó, cuốn sách giới thiệu hai lý thuyết chính của kinh tế học cổ điển: Thuyết cân bằng tổng quát và thuyết số lượng tiền tệ. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1930 đã tác động đến quan điểm về kinh tế học cổ điển.
Cuốn sách cũng đề cập đến kinh tế học Keynes, với quan điểm cho rằng chính phủ nên vay tiền và sử dụng nó để kích cầu trong thời kỳ suy thoái. Đây là chính sách tài khóa, thâm hụt ngân sách và chi tiêu công. Thêm vào đó, đường cong Phillips cũng được đề cập, đại diện cho mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp. Tuy nhiên, hiện tượng Stagflation năm 1970 – sự kết hợp giữa lạm phát và thất nghiệp – đã ảnh hưởng đến lý thuyết của trường phái kinh tế Keynes.
Ngoài ra, cuốn sách cũng đề cập đến thuyết kì vọng hợp lý của Lucas, cung cấp góc nhìn mới về sự hiểu biết và dự đoán trong kinh tế học.
Phần thứ hai của sách tập trung vào việc đưa ra những lời tiên tri tự đúng và góc nhìn cá nhân của tác giả về các cuộc khủng hoảng kinh tế. Cuốn sách đi vào chi tiết về những hiện tượng và biến đổi trong lịch sử kinh tế và tác động của chúng đến các mô hình kinh tế học đã được đề ra.
*****
Cuốn sách này nói về việc tại sao lại có khủng hoảng kinh tế, cách chúng ta đối phó với nó và tránh lặp lại các sai lầm dẫn tới khủng hoảng trong tương Hiện nay thế giới đã trai qua rất nhiều cuộc khủng hoảng trong đó cuộc khủng khoảng 1928 và 2008 là những cuộc khủng hoảng lớn nhất và ảnh hưởng tới nhiều người nhất
Có 2 loại kinh tế là kinh tế học cổ điển có quan điểm là nền kinh tế sẽ tự vận hành và thị trường quyết định điều đó tương tự như quy tắc Bàn tay vô hình để xác định điểm mua và bán. Còn loại thứ 2 là kinh tế học Keynes có quan điểm là nền kinh tế chịu tác động bởi chính phủ, tâm lý con người và nhiều yếu tố khác và dễ bị tác động.
Cuộc khủng hoảng 1928 là cuộc đại suy thoái và con người ta lý giải tại sao lại có khủng hoảng, do nhưng khoản nợ xấu quá lớn, các ngan hàng ko thu hồi được tiền và có thể dẫn tới phá sản và các nhà đầu tư gửi tiền ỏ ngan hàng đó có thể mất không số tiền đó. Trước tình hình đó thì chính phủ phải mua lại ngan hàng từ tiền thuế của dân. Và từ đó cần phải tăng thuế làm cho tình trạng càng ngày càng khó khan hơn.
Cho đến những đợt khủng hoảng sau này, người ta đã rút ra được bài học là mỗi lần xảy ra khủng hoảng thì cần phải bơm tiền vào thị trường thông qua đầu tư công cơ sở hạ tầng, giáo dục, trợ cấp thất nghiệp hay trái phiếu chỉnh phủ và giảm lãi suất ngan hàng. Từ đó các doanh nghiệp có thể tiếp cận vốn tốt hơn và vay nhiều hơn đẻ đưa vào đầu tư máy móc và tăng sản xuất, tăng sản phẩm. Từ đó có thể làm giảm tình trạng thất nghiệp. Nhưng bên cạnh đó lại làm tăng lạm phát, giá cả hàng hóa tăng cao và chênh lệch giàu nghèo tăng lên. Khi đời sống và nền kinh tế ổn định hơn thì chính phủ lại tăng lãi suất ngan hàng làm cho người đi vay khó khan hơn, từ đó họ sẽ giảm vay, giảm chi tiêu, tăng tiết kiệm và như vậy sẽ làm cho nền kinh tế lại đi xuống và có thể dẫn tới khủng hoảng. Cán cân lãi suất cần phải điều chỉnh phù hợp với nền kinh tế để không để xảy ra việc khủng hoảng kinh tế và giúp cho nền kinh tế vận hành tốt hơn
Khi đầu tư công tăng thì các giá nguyen vật liệu sẽ tăng, giá thép và các ngành xây dựng tăng. Đồng tiền sẽ mất giá và cần bình ổn bằng một lượng tiền và lãi suất phù hợp
Khi dịch giã đang căng thẳng và lockdown ở nhiều nơi thì con người có xu hướng kinh doanh online, mua hàng và dịch vụ sử dụng online, hạn chế ra khỏi nhà và thị trường chứng khoán sẽ là một thị trường được dồn tiền nhiều nhất. các F0 tăng một cách chóng mặt, T5.21 có số lượng tài khoản mới mở cao hơn 20% tổng lượng tài khoản mở 2020 cho thấy kênh huy động vốn qua TTCK là màu mỡ trong tương lai và chu kỳ này sẽ kết thúc khi nền kinh tế đi vào ổn định với giá cả được kiểm soát, dịch bệnh được kiểm soát và lãi suất tăng lên.
********
Cuốn sách Cách Nền Kinh Tế Vận Hành của tác giả Roger có nội dung nói về tại sao lại xảy ra các cuộc khủng hoảng và cách chúng ta phòng ngừa những cuộc khủng hoảng tương tự sẽ xảy ra như thế nào.
Cuốn sách Cách nền kinh tế vận hành được xuất bản lần đầu tiên vào năm 2010. Thời điểm này cũng là lúc thế giới đang phải vật lộn với cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ những năm 1930. Đã ba mươi bảy tháng trôi qua kể từ thời điểm Cục nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Hoa Kì (NBER) tuyên bố cuộc khủng hoảng kinh tế lần này đã chấm dứt, nhưng vào tháng 6 năm 2009, Chính phủ Hoa Kì vẫn còn rất nhiều việc phải làm để có thể phục hồi số việc làm cho người lao động về mức trước khủng hoảng. Tôi viết cuốn sách này nhằm giúp các bạn hiểu rõ hơn tại sao những điều tồi tệ này lại xảy ra, và đưa ra một số ý tưởng nhằm ngăn chặn các cuộc khủng khoảng tài chính tương tự có thể xảy ra trong tương lai.
Rất nhiều người đã hỏi tôi rằng liệu kinh tế học có phải là một môn khoa học hay không. Câu trả lời của tôi phần lớn là có. Kinh tế học là một môn khoa học: nhưng không phải là một môn khoa học thực nghiệm. Nhiệm vụ của một nhà kinh tế có nhiều nét tương đồng với nhiệm vụ của một nhóm các nhà hóa học. Hãy tưởng tượng rằng các nhà hóa học được yêu cầu xác định một hợp chất chưa được biết đến với một số điều kiện ràng buộc bất thường. Thứ nhất, họ chỉ được tiến hành không quá ba thí nghiệm trong vòng một thế kỉ; thứ hai, khi nhân sự trong nhóm có sự thay đổi thì các thành viên mới sẽ không được phép đọc các ghi chú về quá trình nghiên cứu của những người tiền nhiệm.
Đó là cách các nghiên cứu được tiến hành trong kinh tế học. Những thí nghiệm này thường được tiến hành khi những sự kiện kinh tế mang tính bước ngoặt xảy ra: ví dụ như cuộc Đại suy thoái những năm 1930, hiện tượng suy phát những năm 1970 hay cuộc Đại khủng hoảng diễn ra vào năm 2008. Chúng đã được xem xét và đánh giá cẩn thận trong các công trình nghiên cứu vĩ đại của các nhà kinh tế học thời kì trước. Tuy nhiên, các công trình này thường không được sinh viên chuyên ngành kinh tế tìm hiểu nữa, do họ được dạy rằng nghiên cứu về lịch sử ngành kinh tế hay lịch sử của tư duy nói chung là sự sao nhãng không cần thiết khi họ cần phải chuyên tâm vào việc xây dựng các mô hình toán học được dựa trên các lí thuyết chặt chẽ.
Tất cả những điều này cần phải được thay đổi. Tôi hi vọng rằng, bằng cách giới thiệu lịch sử phát triển của các học thuyết kinh tế, cuốn sách này sẽ cổ vũ được một số bộ óc mới dành thêm thời gian đào sâu tìm hiểu về những tư tưởng đã hình thành nên chuyên ngành của chúng ta hiện nay.
Tuy vậy, cuốn sách này không dừng lại ở việc giới thiệu về lịch sử của các học thuyết kinh tế. Nó còn đưa ra một số ý tưởng mới và thúc giục cho sự ra đời của các chính sách kinh tế mới dựa trên nền tảng của các ý tưởng nói trên. Đề xuất chính của tôi là việc các kho bạc quốc gia và ngân hàng trung ương cần phải can thiệp vào thị trường tài chính để có thể giúp thị trường chứng khoán trở nên ổn định. Trong quá trình viết cuốn sách này, tôi đã liên tục phát triển thêm lí thuyết của mình để có thể đưa ra các ý tưởng nói trên.