Cuốn sách “Cảm xúc” của Osho khám phá bản chất của cảm xúc, tác động của việc kìm nén chúng, và cung cấp phương pháp chuyển hóa năng lượng tiêu cực thành sức mạnh tích cực. Osho nhấn mạnh rằng cảm xúc không bao giờ là không đổi; chúng luôn thay đổi và chuyển động nhưng có một sợi chỉ đỏ kết nối chúng, tạo nên sự liên tục trong bản chất của con người.
Cuốn sách không chỉ đề cập đến việc chấp nhận toàn bộ cảm xúc một cách trọn vẹn mà còn thảo luận về vai trò quan trọng của chúng trong mối quan hệ. Osho đặt ra vấn đề về sự chênh lệch giữa nam và nữ trong việc xử lý cảm xúc, nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tự chủ và cân bằng cảm xúc.
Cuốn sách cung cấp những công cụ thực hành, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vào phương pháp thiền định. Osho giới thiệu các bài thiền nhằm chuyển hóa cảm xúc tiêu cực như sợ hãi, giận dữ, buồn bã, và ghen tuông thành năng lượng tích cực.
Với phong cách viết trực tiếp, thẳng thắn và phổ quát, Osho tạo ra một cuốn sách thú vị và sâu sắc, thách thức độc giả suy ngẫm về cảm xúc và cách chúng ta có thể chấp nhận, hiểu, và chuyển hóa chúng để tạo ra cuộc sống tích cực và có ý nghĩa hơn.
—
Tác giả Osho, tên thật là Chandra Mohan Jain, là một nhà thần học, giáo sư và nhà triết học Ấn Độ nổi tiếng. Ông sinh ngày 11 tháng 12 năm 1931 ở Kuchwada, một làng nhỏ ở miền trung Ấn Độ. Osho được biết đến với tư tưởng và triết lý về sự tự giác, tình yêu, và đặc biệt là với phong cách sống thiền định độc đáo mà ông giáo dục.
Cuộc đời của Osho được đánh dấu bởi sự đổi mới và gây tranh cãi. Ông là một người lãnh đạo tinh thần, nhưng cũng gặp nhiều tranh cãi vì những ý kiến và hành động gây sốc. Osho đã thành lập cộng đồng Thiền định Rajneeshpuram ở Oregon, Hoa Kỳ, nhưng sau đó bị buộc tội về các hành vi phạm tội và bị trục xuất khỏi nước này vào những năm 1980.
Sự nghiệp của Osho bao gồm việc viết nhiều sách với chủ đề rộng lớn, từ thiền định, tình yêu, đến vấn đề xã hội và văn hóa. Một số tác phẩm nổi tiếng của ông bao gồm “Bhagavad Gita: Talks on the Songs of Kabir” và “The Book of Secrets.” Phong cách viết của Osho thường gây ấn tượng mạnh mẽ và thách thức đối với người đọc.
Osho qua đời vào ngày 19 tháng 1 năm 1990 tại Pune, Ấn Độ. Tuy ông không còn sống nhưng tác phẩm và tư tưởng của Osho vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến nhiều người trên khắp thế giới. Cộng đồng và trung tâm thiền định mang tên Osho vẫn tồn tại và thu hút người học và người tìm kiếm sự tự giác.
—
Cảm xúc không thể bất biến. Đó là lý do “cảm xúc” được gọi là “emotion” trong tiếng Anh – “emotion” bắt nguồn từ “motion”, nghĩa là sự chuyển động. Chúng chuyển động; do đó chúng là “cảm xúc”. Cảm xúc của bạn liên tục thay đổi. Khoảnh khắc này bạn buồn, khoảnh khắc kia bạn vui; bây giờ bạn tức giận, lát sau bạn đầy lòng trắc ẩn. Lúc này bạn cảm thấy yêu thương, lúc khác bạn lại chìm trong thù hận; buổi sáng bạn thấy vui tươi, buổi tối bạn thấy ảm đạm. Và cứ như vậy. Đây không thể nào là bản chất của bạn, bởi đằng sau những thay đổi này cần có một thứ gì đó giống như sợi chỉ đỏ kết nối tất cả lại với nhau.
Khi nhìn một vòng hoa, bạn chỉ thấy những bông hoa chứ không thấy sợi dây kết nối những bông hoa đó. Cảm xúc giống như những bông hoa trên vòng hoa. Có lúc đó là những bông hoa giận dữ, có lúc lại là những bông hoa buồn bã hoặc hạnh phúc, đau đớn hoặc thống khổ. Cảm xúc là những bông hoa và cả cuộc đời bạn là một vòng hoa. Phải có một sợi dây gắn kết, nếu không thì cuộc đời bạn đã rơi rụng từ lâu. Bạn vẫn đang tồn tại như một chỉnh thể – vậy sợi dây gắn kết, ngôi sao chỉ đường ấy là gì? Điều gì là bất biến trong bạn?
ảm xúc của bạn, tình cảm của bạn, suy nghĩ của bạn – tất cả những cái cấu tạo nên tâm trí của bạn – đều bị thao túng bởi cái bên ngoài. Quan điểm này đã trở nên sáng tỏ hơn nhờ nền khoa học hiện đại, nhưng ngay từ khi chưa có bằng chứng khoa học, các nhà thần bí đã luôn nói suốt hàng ngàn năm rằng tất cả những thứ lấp đầy tâm trí của bạn không thuộc về bạn, bạn vượt lên trên chúng. Bạn bị đồng nhất với chúng, và đó là vấn đề duy nhất.
Chẳng hạn ai đó xúc phạm bạn và bạn trở nên tức giận. Bạn nghĩ mình đang nổi giận, nhưng nói theo góc nhìn khoa học thì sự xúc phạm của người đó chỉ hoạt động như chiếc điều khiển từ xa. Người xúc phạm bạn đang chi phối hành vi của bạn. Cơn giận của bạn nằm trong sự khống chế của người đó; bạn đang hành xử như một con rối.
Ngày nay, các nhà khoa học có thể đặt các điện cực tại một số trung tâm nhất định trong não, và chuyện này thật sự rất đáng kinh ngạc. Các nhà thần bí đã nói về điều này suốt hàng ngàn năm, nhưng chỉ mới đây thì các nhà khoa học mới phát hiện ra rằng có hàng trăm trung tâm trong não đang kiểm soát mọi hành vi của bạn. Một điện cực có thể được đặt vào một trung tâm cụ thể trong não, chẳng hạn như trung tâm chịu trách nhiệm cho cảm xúc giận dữ. Không ai xúc phạm bạn, không ai sỉ nhục bạn, không ai nói gì với bạn; bạn đang ngồi im lặng, vui vẻ, bỗng ai đó nhấn nút trên chiếc điều khiển từ xa và bạn trở nên tức giận! Đó là một cảm giác rất lạ bởi bạn không thể tìm ra lý do tại sao mình tức giận. Có thể bạn sẽ hợp lý hóa cơn giận bằng cách nào đó. Ví dụ như bạn nhìn thấy một người đàn ông đi ngang qua hành lang và bạn nhớ ra anh ta đã xúc phạm bạn – bạn sẽ cố lý giải cơn giận đó chỉ để tự trấn an là bạn không đang nổi điên. Bạn đang ngồi im, đột nhiên bạn cảm thấy vô cùng tức giận mà không có bất kỳ tác nhân kích thích nào?
Mặt khác, chính chiếc điều khiển từ xa đó cũng có thể khiến bạn vui vẻ. Bạn đang ngồi trên ghế thì bỗng bắt đầu cười khúc khích và nhìn ngó xung quanh – nếu ai đó đang quan sát bạn, họ sẽ nghĩ bạn bị điên! Không có ai nói gì, không có chuyện gì xảy ra, cũng không ai bị trượt vỏ chuối, vậy sao bạn lại cười? Bạn sẽ hợp lý hóa hành động của mình, bạn sẽ cố tìm lý do khiến mình bật cười. Và điều lạ lùng nhất là lần tới, khi chiếc nút đó lại được kích hoạt và bạn lại cười khúc khích, bạn sẽ đưa ra cùng một lý do, lời trấn an, cách giải thích như vậy – mà thậm chí cách lý giải đó còn không thật sự là của bạn! Hệt như bạn đang bật một bản ghi âm có sẵn trên điện thoại vậy. Khi đọc các kết quả nghiên cứu khoa học về những trung tâm này, tôi nhớ tới thời sinh viên của mình. Hồi đó, tôi có tham gia cuộc thi hùng biện giữa sinh viên của các trường đại học; tất cả các trường đại học trong nước đều góp mặt trong cuộc thi này. Trường Đại học Phạn ngữ Varanasi cũng tham gia, nhưng vì lẽ nào đó, sinh viên Phạn ngữ thường cảm thấy hơi thiếu tự tin khi đối mặt với những đối thủ đến từ các trường đại học khác. Họ biết đọc kinh sách cổ, họ hiểu thơ ca và kịch tiếng Phạn, nhưng họ không quen thuộc với thế giới đương đại của nghệ thuật, văn học, triết học hay logic. Và tâm lý mặc cảm tự ti này có cách hoạt động rất lạ lùng…
Mời các bạn đón đọc Nguồn Cội: Tình yêu, tự do, được là chính mình của tác giả Osho