Chỉ Tại Vợ Tôi Gợi Tình
Đàn ông sinh ra là dành cho đàn bà, sự thật ấy ai dám chối cãi. Thế mà Hector lại không như thế. Gã sinh ra là để… dành cho đồ vật. Bởi gã ấy, từ thuở cha sinh mẹ đẻ, phàm là đồ vật, cái gì gã cũng sưu tầm, từ tem thư, huy hiệu, giấy gói sô cô la đến giấy khai sinh, xiên hoa quả, hộp đựng xà phòng, ngạn ngữ Croatia, vỏ sò Ấn Độ Dương, những thanh âm lúc 5 giờ sáng…Người ta cũng nói thế này: “cố quá thành quá cố”. Gã suýt “quá cố” vì cái thú sưu tầm quái gở ấy. Và gã quyết chí: LẤY VỢ! Cái quyết định được kỳ vọng sẽ hướng cuộc đời gã về bến bờ bình yên của hạnh phúc lứa đôi ai ngờ lại đẩy gã vào những tình huống tai quái mới, tất cả đều cùng một nguyên nhân: “CHỈ TẠI VỢ TÔI GỢI TÌNH!”
Recap: Chỉ Tại Vợ Tôi Gợi Tình là một bộ sưu tầm sách buồn cười, nơi cái điên và cái hài tranh chấp nhau từng dòng một. Thậm chí, có lúc còn tằng tịu với nhau! (La Libération)
Vẫn luôn hài hước, chưa bao giờ lạc điệu, David Foenkinos nổi bật trong làng văn chương theo cách thật thú vị. (Livres Hebdo)
David Foenkinos đã có một bộ sưu tầm từ đắt và những phản ứng kỳ cục. (Télérama)
Không khí hài hước ngập tràn trong tác phẩm “Chỉ Tại Vợ Tôi Gợi Tình!”, không chừa một nhân vật chính phụ nào, một cái hài rất “dị” nhưng đã được tiết chế một cách logic hơn so với 2 tiểu thuyết đầu tay của David Foenkinos.Chọc cười độc giả không bao giờ là đơn giản đối với một tiểu thuyết, vốn bị tước mất những hiệu ứng sinh động từ điệu bộ hay sự trầm bổng của giọng nói. Một tiểu thuyết đã được coi là “hài hước” khi có thể khiến người đọc mỉm cười hoặc cảm thấy “âm ỉ sướng” chứ chưa cần bắt được người bật cười ha hả. Thế nhưng “Chỉ Tại Vợ Tôi Gợi Tình!” lại vượt qua được thách thức đó và độc đáo hơn, chỉ bằng lối trần thuật đơn giản. Bởi không việc gì phải cố hiểu ra đầu ra đũa, ta quá thường xuyên lãng phí hạnh phúc khi cố phân tích nó.
Trái ngược với hai tiểu thuyết đầu tay, ở “Chỉ Tại Vợ Tôi Gợi Tình!”, David Foenkinos đã chế ngự thành công chất “dị” trong cách viết của mình với một cốt truyện logic, tránh được những lúc dông dài và “mất tự chủ”. Mọi chuyện bắt đầu từ một điều khó tin: nhân vật chính, Hector, quyết định tự kết liễu đời mình! May thay, anh thoát chết và thế là độc giả được tận mắt chứng kiến cái chứng bệnh quái gở của anh: hội chứng cuồng sưu tầm. Để “cai nghiện”, anh quyết định lấy vợ. Bởi người ta không thể sống cả đời với một cái xiên hoa quả.
Nhân vật chính, Hector, vốn quen với nỗi cô đơn, xa lánh người đời, giờ phải sống chung với một người phụ nữ có thể nói là “xa lạ” (họ đã trúng tiếng sét ái tình), phải tập quen với những chuyến viếng thăm định kỳ gia đình đôi bên. Tất nhiên, chuyện rồi sẽ kết thúc tốt đẹp, nhưng theo cách như thế nào thì có thể dám chắc rằng không ai ở đây có thể tưởng tượng nổi những diễn biến quái gở ấy.
Cái tài của Foenkinos có lẽ chính là việc tạo dựng được không khí hài hước cho toàn bộ câu chuyện, không chỉ với nhân vật chính Hector, mà còn với dàn nhân vật phụ hùng hậu và “cực chất”. Đầu tiên phải kể đến bố mẹ Hector, một người cha sống chết với bộ ria của mình (để ria là có ý cả, kiểu như một hành động tuyên truyền) còn bà mẹ dành cả đời chỉ tâm huyết với việc nấu sao cho món xúp thật ngon, nhưng đến cuối lại rơi vào một cơn trầm cảm không thể có lối thoát chừng nào chưa trút hơi thở cuối cùng bởi bà nhận ra rằng xã hội hiện đại đã cung cấp những món xúp ăn liền ngon tuyệt. Và tất nhiên, không thể không nhắc đến Ernest, anh trai của Hector, nhà vô địch về hạnh phúc và người anh cao cả với tinh thần anh em như thể tay chân. Đặc biệt là Gérard, ông anh rể khù khờ, cua rơ huyền thoại của giải đua xe đạp Ouarzazate-Casablanca (xin độc giả đừng thắc mắc vội, bởi cái giải này từ trước tới nay chỉ có duy nhất một nhà vô địch là anh ta, người đã bịa ra nó.)
Có thể nói “Chỉ Tại Vợ Tôi Gợi Tình!” là độc đắc trong thể loại của nó, như tiếng chuông lanh lảnh, hoang dại, điên khùng rung lên theo phần nhạc đệm êm đềm.Cuốn sách hấp dẫn này kết hợp giữa sự hài hước và những khung cảnh đầy sức sống, tạo nên một câu chuyện đầy cảm xúc và những khoảnh khắc đầy bất ngờ. Tác giả David Foenkinos đã thành công lớn với tác phẩm này, giành Giải Roger-Nimier vào năm 2004.
Hector là một nhân vật đầy sức mạnh và hấp dẫn. Dường như anh ta có khả năng thu hút mọi ánh nhìn khi đi qua, nhưng rồi bất ngờ khi quyết định tự làm kết thúc cho cuộc đời mình. Tuy nhiên, sự sống sót của anh ta đã mở ra những khía cạnh mới về anh, khiến người đọc tò mò và quan tâm hơn đến câu chuyện của Hector.
Việc Hector được giải cứu khỏi cái chết và bắt đầu một cuộc hành trình mới đem lại cho độc giả những cảm xúc phức tạp. Từ những tưởng tượng và thú vui đầu tiên cho đến những suy tư sâu xa vào sự tồn tại và ý nghĩa cuộc sống, cuốn sách mang đến một loạt cung bậc cảm xúc đa dạng.
Cùng với việc giới thiệu các nhân vật phụ sắc xảo và những tình huống gây cười, cuốn sách sẽ đưa bạn vào một thế giới đầy mê hoặc và thú vị. Để hiểu rõ hơn về cuộc phiêu lưu của Hector và những suy tư sâu sắc của anh, hãy sẵn sàng bước vào trang sách và khám phá mọi điều bí mật được ẩn dấu trong từng trang giấy.Trong Chỉ Tại Vợ Tôi Gợi Tình của tác giả David Foenkinos, câu chuyện xoay quanh một người đàn ông tên Hector, người vừa trải qua một thời gian dưỡng bệnh dai dẳng. Việc tái xuất trong xã hội đô thị không hề dễ dàng khi gặp phải sự quan tâm giả tạo từ hàng xóm và sự lạc quan giả tạo của bà gác cổng.
Hector, mặc dù đã hết bệnh, vẫn cảm thấy mình mắc kẹt trong quá khứ và cảm giác hoang mang về tương lai. Những chi tiết nhỏ nhặt và tình huống hài hước trong cuộc sống hàng ngày được tác giả lồng ghép tinh tế, tạo nên một bức tranh sống động về sự trở lại của Hector sau thời gian dài xa cách.
Với lối viết hóm hỉnh và sâu lắng, David Foenkinos đã khéo léo thể hiện tâm trạng và suy tư phức tạp của nhân vật chính, khiến người đọc không chỉ cảm thấy giải trí mà còn suy ngẫm về ý nghĩa của cuộc sống. Hãy dành thời gian thưởng thức cuốn sách này để hiểu rõ hơn về câu chuyện đầy ý nghĩa này nhé!