Nhờ óc tưởng-tượng phong-phú, bà thành công dễ dàng với loại truyện ly-kỳ, rùng rợn. Tuy ưa viết truyện quái-dị, bà không phiêu lưu đến lãnh-vực thần-kỳ, hoang-đường mà chỉ căn cứ trên nhận xét và thực-nghiệm. Bút pháp giản-dị nhưng đôi khi hơi cẩu-thả.
Truyện “Chim” (“The Birds”) sau đây cũng được Hitchcock đem quay thành một cuốn phim nổi tiếng.
Nữ văn sĩ người Anh Daphné du Maurier (1907 – 1985) sinh ở Luân Đôn trong một gia đình giàu truyền thống về nghệ thuật và văn chương. Bà là con gái một tài-tử trứ danh, Sir Gerald du Maurier, cháu nội một cây bút hí-họa rất được độc-giả tờ Punch mến chuộng, George du Maurier.
Thuở nhỏ bà học ở nhà, sau sang Paris học thêm . Năm 1932, bà lấy chồng là trung tá F.A.Browning, người sáng lập và tổ chức các đội quân nhảy dù. Họ có ba người con : Tessa, Flavia và Christia. Cả gia đình sống hạnh phúc ở Menabilly. Sự nghiệp văn học của bà bắt đầu lừ năm 1931 với cuốn tiểu thuyết đầu tay “The Loving Spirit ” (Sợi dây tình). Nhờ trí tưởng tượng phong phú, bà thành công dễ dàng với loại truyện ly kỳ, rùng rợn. Daphne bắt đầu nổi tiếng từ cuốn Jamaica Inn (1936), đến cuốn Rebecca (1938) thì tiếng tăm bà lừng lẫy, truyện được dịch ra trên hai mươi ngoại ngữ và được Hitchcock đem quay thành phim, Sir Laurence Olivier thủ vai chính. Với cuốn My Cousin Rachel bà nỗi tiếng là Jane Eyre của thế-kỷ thứ XX.
Những tác phẩm nổi tiếng khác của bà phải kể đến: Jeanesse perđue (Tuổi thanh xuân đã mất), “Le général du roi” (Viên tướng nhà vua – Thiếu nữ tật nguyền thời ly loạn), Ma cousine Rachel (Người em họ Rachel của tôi)…
Năm 1969, bà được Nữ Hoàng Elisabeth II sắc phong vào hàng quý tộc với tước “Dame Commander of the Order of the British Empire” (DBE), được vinh-dự đặt chữ “Dame” trước bút hiệu (ngang với chữ “Sir” dành cho nam phái).
Mồng ba tháng chạp, trời đổi gió nội trong một đêm, mùa đông đã đến. Trước đấy, trời còn giữ tiết thu ngọt ngào, êm dịu. Lá vàng úa đỏ còn vương vấn trên cây và hàng dậu vẫn xanh tốt. Cầy đất lên còn thấy màu mỡ.
Là một thương binh, Nat Hocken được trợ cấp, không phải làm việc cả tuần. Anh chỉ đến trại làm có ba ngày một tuần, lại được phó thác những công việc nhẹ nhàng : làm hàng rào, lợp mái ra., sửa chữa lặt vặt nhà cửa.
Tuy có gia đình, vợ con đông đủ, nhưng tính anh ưa cô tịch, chỉ thích làm việc một mình. Anh khoan khoái khi được giao cho việc xây đắp bờ lạch hay sửa sang một cái cổng ở mãi tận cuối bán đảo, nơi biển bao bọc quanh trại. Anh cắm cúi làm việc đến trưa thì nghỉ tay ăn chiếc bánh nướng nhân thịt do vợ làm, ngồi trên mép ghềnh đá, vừa ngắm chim bay vừa nhấm nháp. Mùa thu là mùa tuyệt nhất, tuyệt hơn cả mùa xuân. Mùa xuân, chim bay vào lục địa có mục đích, xăm xăm, chúng biết chúng phải tới đâu đúng hạn kỳ, không được chậm trễ. Mùa thu, những con nào không thiên di cũng vẫn bị bản năng thôi thúc và vì không được di chuyển nên tự bầy đặt ra một đường hướng sinh hoạt riêng.
Từng đoàn lũ đông đúc chúng bay đến bán đảo thoăn thoắt, bồn chồn, tiêu hao sức lực, lúc thì lượn vòng trên trời, lúc thì là là kiếm mồi trên những mảnh đất mới cầy xới, nhưng ngay cả khi chúng rỉa mồi ta có cảm tưởng chúng ăn không phải vì đói, vì thèm. Rồi trạng thái bồn chồn lại thúc bách chúng phải cất cánh bay vụt lên trời.
Trắng và đen, quạ khoang và mòng biển bay chung hỗn độn, kỳ quái, như tìm kiếm một lối giải thoát, không bao giờ vừa ý, không bao giờ đứng im một chỗ. Từng đoàn sáo sậu bay phần phật, như tiếng áo lụa, tới đồng cỏ tươi, cũng bị tiềm năng thúc đẩy sinh hiếu độn, và những loài chim nhỏ hơn, sẻ và chiền chiện, như cũng bị một ma lực bắt phải đậu rải rác trên cây hay trên bờ dậu.
Nat ngắm chúng chán lại quay ra nhìn lũ chim biển. Đàn mòng đang đợi nước triều dưới bãi. Chúng kiên nhẫn hơn. Chim bói sò, chim đỏ chân, chim thọc trùn, chim dẽ cùng đứng rình bên bờ nước ; khi biển từ từ hút bờ rồi rút xuống bỏ lại rong rêu và cuội đá, những con chim biển đua chạy trên bãi; Rồi sự thôi thúc của bản năng cũng khiến chúng phải cất cánh. Chúng kêu quang quác, chí chóe, réo nhau, lướt trên mặt bể bình thản rồi bay đi xa. vội vã, gia tăng tốc độ, bay đi mất dạng. Nhưng bay đi đâu và để làm gì ? Sự thôi thúc liên miên của mùa thu không được thỏa mãn đã khiến chúng không cưỡng được phải họp thành đàn lũ, cùng nhau bay lượn, kêu réo. Chúng cần phát tiết những tiềm năng ứ đọng bằng hành động trước khi mùa đông đến.
Ngồi trên mép ghềnh đá nhai bánh, Nat nghĩ hẳn vào thu loài chim đã nhận được một mật hiệu báo trước mùa đông sắp đến. Một số lớn sẽ lìa đời. Và củng giống như loài người sợ chết yểu khiến họ hùng hục cắm đầu làm việc hay hóa thành điên khùng, loài chim cũng thế.
Mùa thu năm nay lũ chim xao xác tệ, sự xao xác càng dễ nhận vì ngày như đứng lại. Trong khi máy cầy xuôi ngược rẽ những luống đất trên khu đồi phía tây, hình bóng người nông dân cầm lái và cả cái máy đôi khi bị một đám mây lớn toàn chim bay lượn, kêu chí chóe, nhất thời che khuất. Nat chắc chắn năm nay chúng đông hơn mọi năm. Mùa thu nào chúng cũng bay theo máy cầy nhưng chưa bao giờ đông nghịt và om sòm như năm nay.
…
Mời các bạn đón đọc Chim của tác giả Daphne Du Maurier.