Giới thiệu, tóm tắt, review (đánh giá) cuốn sách Chó Cứ Sủa của tác giả Herbert Wild & Tạ Phương (dịch), cũng như link tải ebook Chó Cứ Sủa miễn phí với các định dạng PDF, EPUB sẽ được ebookvie chúng mình chia sẻ trong bài viết này, mời mọi người đọc nhé
Chó cứ sủa… có thể xem là cuốn tiểu thuyết tự sự về chính cuộc đời khoa học của Tiến sĩ Jacques Deprat (1880-1935), tên thật của nhà văn Herbert Wild.
Jacques Deprat từng làm giám đốc Sở địa chất Đông Dương, là một trong những người đầu tiên đặt nền móng và có những cống hiến xuất sắc trong nghiên cứu địa chất ở khu vực này. Nhưng cuối cùng, ông đã bị một đồng nghiệp hãm hại trong vụ giả mạo hóa thạch Trilobite, ông bị loại khỏi biên chế Sở địa chất Đông Dương và bị khai trừ khỏi Hiệp hội địa chất Pháp. Đây là một vụ việc làm xôn xao giới địa chất Pháp và giới cầm quyền Đông Dương thời đó. Tuy nhiên sau này người ta đã điều tra ra được bản chất của vụ việc, mọi kết luận đều chỉ ra ông chỉ là người bị hại, thì đến năm 1991 Hiệp hội địa chất Pháp đã quyết định chính thức phục hồi tư cách thành viên của ông.
Giới thiệu sách Chó Cứ Sủa PDF
Tiểu thuyết “Chó cứ sủa…” của Herbert Wild (J. Deprat) là tác phẩm tự sự lấy việc nghiên cứu địa chất khi mở tuyến đường sắt Hà Nội – Vân Nam làm bối cảnh. Ngành địa chất và công ty Xây dựng đường sắt chịu trách nhiệm thiết kế, thi công tuyến đường sắt này. Viện Khoa học trực thuộc Sở Tài nguyên thiên nhiên ở Hà Nội được đảm trách việc nghiên cứu địa chất. Cán bộ khoa học của viện khá đông, trong đó có 3 nhân vật được chú ý mô tả:
– Tardenois (tức Lantenois trong đời thực): Kỹ sư, lãnh đạo hành chính của Sở Tài nguyên thiên nhiên, ít hiểu biết về địa chất nhưng kiêu căng, xu nịnh cấp trên, có nhiều mưu mô thủ đoạn để củng cố địa vị của mình.
– Dorpat (tức Deprat trong đời thực): Viện trưởng viện Khoa học. Một nhà khoa học tài năng và đức độ, rất say mê nghiên cứu khoa học, không tham danh lợi. Dorpat sống chân thành cởi mở, đấu tranh không khoan nhượng chống kẻ cơ hội, thiếu tài đức. Sau 8 năm tận tụy với khoa học, Dorpat đã đưa viện Khoa học từ một cơ sở rệu rã trở thành một cơ quan khoa học có nề nếp, có nhiều công trình giá trị được các nhà khoa học nổi tiếng ở Pháp và trên thế giới đánh giá cao.
– Mihiel (tức Mansuy trong đời thực): Một công nhân khai đá, lúc trẻ tuổi sống nghèo khổ, phải làm nhiều nghề nặng nhọc. Sau nhờ có ý chí tự học đã trở thành nhà tự nhiên học, giỏi về tiền sử học. Tính nóng nảy, thô bạo, hống hách với nhân viên dưới quyền.
Lúc đầu Tardenois có quan hệ khá tốt với Dorpat, mặc dầu chỉ là bề ngoài. Nhận thấy Dorpat có khả năng và uy tín khoa học, Tardenois tìm cách tranh công. Tuy chỉ là lãnh đạo hành chính, Tardenois luôn xen vào công việc khoa học của Dorpat. Với thái độ bề trên, kiêu căng và hách dịch, ông ta sửa từng câu chữ, muốn thay đổi cả nội dung trong báo cáo khoa học của Dorpat. Đi đến đâu ông ta cũng khoe tài chỉ đạo chuyên môn của mình. Một số cán bộ yếu kém nhưng giỏi luồn cúi lại đuợc Tardenois đánh giá cao và nâng đỡ.
Mihiel, trên 50 tuổi, được Dorpat quý mến và giúp đỡ tận tình trong suốt 8 năm. Nhưng sau, do ghen ghét đố kỵ, chính ông này câu kết với Tardenois, vu cáo Dorpat khi đưa về Pháp sưu tập các hóa thạch châu Á đã có hành động man trá, ngầm đưa vào cả một số hóa thạch vốn được mang theo từ châu Âu. Sự thật là chính Mihiel và Tardenois đã đánh tráo hóa thạch và lén lút gửi đi. Sau đó chúng dùng mọi thủ đoạn ti tiện – được bạn thân và quan thầy ở Đông Dương và ở Pháp tiếp tay – để buộc tội Dorpat với mục đích loại anh ra khỏi Viện Khoa học và Mihiel sẽ thế chân làm Viện trưởng. Đây là sự xung đột giữa khoa học và bộ máy quản lý quan liêu thối nát. Dorpat tuy chịu nhiều đau khổ nhưng nhất định không chịu khuất phục.
Về quan hệ đối với người bản xứ, Tardenois và Mihiel nặng đầu óc thực dân nên coi thường họ. Mihiel rất thô bạo, hống hách quát tháo, thậm chí còn đánh đập chửi rủa họ tàn tệ trong khi làm việc. Dorpat ngược lại sống chan hòa, cởi mở, đánh cờ vui chơi với họ, tận tình giúp họ trong chuyên môn nên được họ quý mến.
Ngoài việc say mê nghiên cứu khoa học, với tâm hồn nghệ sĩ Dorpat còn say sưa ngắm cảnh núi rừng nhiệt đới hoang sơ, các thác cao vực thẳm, những cánh đồng bao la… Ở Hà Nội, ông cùng gia đình ngồi hàng giờ ngắm cảnh hoàng hôn rực rỡ trên Hồ Tây, lắng nghe tiếng chim hót, tiếng rì rào của khóm tre và tiếng sột soạt của những tầu lá cọ quanh nhà. Ông đắm mình trong phong cảnh thiên nhiên nhiệt đới, để đêm đêm mường tượng lại, những cảnh đẹp Việt Nam từng gặp trong ngày đã theo ông vào những vần thơ, bản nhạc…
Qua tiểu thuyết “Chó cứ sủa…”, người đọc còn thấy được bộ mặt thật của bộ máy công chức của Pháp ở thuộc địa do chính tác giả người Pháp bộc lộ: “Họ là hỗn hợp các con người trái ngược nhau, hoặc là những tên vô lại thực sự, những kẻ dốt đích thực, hoặc là những người tài giỏi đến đây để hy vọng được làm những điều tốt đẹp”. Ở cơ quan nào cũng có bè phái. Bọn cơ hội móc nối với các cấp chính quyền, kể cả Phủ Thống sứ và Phủ Toàn quyền, với cả những kẻ có chức quyền ở chính quốc. Bọn chúng gắn bó với nhau thành một khối, nâng đỡ những kẻ thiếu tài đức, sẵn sàng vùi dập những người có năng lực, đức độ nhưng không chịu làm theo những ý đồ xấu xa của họ. Đó là những sự thực chua chát mà những người giàu tâm huyết với khoa học như Deprat phải đương đầu. Ta hãy nghe Thống sứ Bắc Kỳ nói với nhân vật Dorpat: “Ngành địa chất của ông dù hay như thế nào đi nữa cũng không thể làm nẩy thêm được một hạt gạo nào ở thuộc địa”. Cách nhìn nhận như thế phần nào đã thể hiện đầu óc thực dân vụ lợi của những nhân vật đứng đầu bộ máy chính quyền của Pháp ở Đông Dương hồi đầu thế kỷ mà với tiểu thuyết của mình J. Deprat đã thể hiện được.
“Chó cứ sủa…” là cuốn tiểu thuyết của một tác giả Pháp đề cập đến bối cảnh xã hội Việt Nam hồi đầu thế kỷ 20, một cuốn tiểu thuyết tự sự hấp dẫn về sự kiện bê bối vốn được giới khoa học Việt Nam biết tới, nhưng chưa mấy ai có điều kiện được tìm hiểu ngọn ngành. Một điều thú vị là cuốn tiểu thuyết này ra đời cùng thời với cuốn tiểu thuyết viết theo phong cách lãng mạn đầu tiên của Việt Nam – tiểu thuyết “Tố Tâm” của Song An – Hoàng Ngọc Phách (1926).
Dịch cuốn tiểu thuyết này, chúng tôi hy vọng góp một phần nhỏ vào sự hiểu biết của bạn đọc Việt Nam về tác phẩm văn học của một tác giả Pháp đã từng sống và làm việc ở Việt Nam. Tác giả của tiểu thuyết – nhà văn Herbert Wild (J. Deprat) là một trong những người có công xây dựng SĐCĐD vào thời kỳ sơ khai. Bảo tàng Địa chất Hà Nội do ông sáng lập gần đây cũng đã được trùng tu, nâng cấp với sự tài trợ của Chính phủ Pháp, đáp ứng được yêu cầu của một cơ quan trưng bày lưu trữ mẫu vật địa chất của nư
Review nội dung sách Chó Cứ Sủa PDF
Ưu điểm:
- Phong cách viết độc đáo, khác biệt: Herbert Wild sử dụng lối viết hiện thực huyền ảo, đan xen giữa thực tại và thế giới nội tâm đầy ám ảnh của nhân vật chính. Điều này tạo nên một không khí u ám, bí ẩn, kích thích trí tò mò của người đọc.
- Khám phá tâm lý nhân vật sâu sắc: “Chó Cứ Sủa” không tập trung vào cốt truyện giật gân mà đi sâu vào khai thác tâm lý nhân vật chính – một người đàn ông cô độc, bị ám ảnh bởi quá khứ và cảm giác tội lỗi.
- Bản dịch chất lượng: Tạ Phương đã chuyển ngữ tác phẩm một cách xuất sắc, truyền tải được văn phong độc đáo và tinh thần u ám của nguyên tác.
Nhược điểm:
- Cốt truyện chậm, kén người đọc: Lối viết của Herbert Wild khá kén người đọc. Cốt truyện chậm, nhiều tầng lớp ý nghĩa và ẩn dụ, đòi hỏi người đọc phải kiên nhẫn và có đủ trải nghiệm để cảm nhận hết được chiều sâu của tác phẩm.
- Không khí u ám, nặng nề: Tác phẩm mang đậm không khí u ám, nặng nề, có thể gây cảm giác ngột ngạt cho một số độc giả.
Kết luận: “Chó Cứ Sủa” là một cuốn tiểu thuyết văn học mang tính thử nghiệm cao, dành cho những ai yêu thích dòng văn học khai thác tâm lý nhân vật và phong cách viết độc đáo. Tác phẩm như một bức tranh u ám về thế giới nội tâm của con người, nơi những ám ảnh và tội lỗi ẩn giấu có thể trỗi dậy bất cứ lúc nào.
Giới thiệu về tác giả Herbert Wild
Tác giả Herbert Wild, Tiến sĩ Jacques Deprat (1880-1935) là một nhà địa chất Pháp tài năng đầu thế kỷ 20. Ông từng là Giám đốc Sở Địa chất Đông Dương (Service Géologique de l’Indochine – SĐCĐD), là một trong những người đầu tiên đặt nền móng và có những cống hiến xuất sắc trong nghiên cứu địa chất ở khu vực này của thế giới.
Năm 1909, khi đến Hà Nội, Jacques Deprat mới 29 tuổi và đã là một nhà địa chất danh tiếng. Luận án tiến sĩ về địa chất đảo Euboa (Hy Lạp) cũng như các công trình nghiên cứu của ông về địa chất các đảo Corse, Sardaigne vẫn được đánh giá là các công trình xuất sắc. Sau khi nhậm chức Giám đốc SĐCĐD ông đã tiến hành nhiều việc có ý nghĩa lớn đối với nghiên cứu địa chất khu vực: Thành lập Bảo tàng Địa chất, xuất bản kỷ yếu của Sở (Mémoire du Service Géologique de l’Indochine) để công bố có hệ thống các công trình nghiên cứu của SĐCĐD. Ông cũng tuyển dụng một số người bản xứ làm việc tại SĐCĐD.
Cùng với việc lãnh đạo SĐCĐD, J. Deprat còn tiến hành nhiều công trình nghiên cứu địa chất tại Việt Nam và Vân Nam (Trung Quốc). Ông đã cho công bố hàng chục công trình nghiên cứu, trong đó có những công trình cho đến nay còn giữ nguyên giá trị khoa học. Ở tuổi 33, ông đã là người có uy tín khoa học cao trên thế giới, được bầu làm phó chủ tịch Hội nghị Địa chất Quốc tế lần thứ 12 họp ở Toronto – Canada năm 1913.
Với tài năng và uy tín khoa học cao, J. Deprat đã tạo điều kiện giúp đỡ các cộng sự ở SĐCĐD trong nghiên cứu. Đặc biệt ông hết lòng giúp đỡ Henry Mansuy, một nhà cổ sinh vật học đã luống tuổi. Ông này nguyên là thợ may rồi trở thành nhà cổ sinh nghiệp dư trước khi sang Đông Dương.
Mặc dù có sự khởi đầu tốt đẹp, nhưng sự nghiệp khoa học của J. Deprat không chút suôn sẻ. Năm 1917, H. Mansuy và H. Lantenois (Kỹ sư địa chất, Giám đốc Sở Mỏ Đông Dương) đã tố cáo Deprat có sự man trá trong khoa học. Vụ việc này làm xôn xao dư luận trong giới địa chất Pháp và giới cầm quyền ở Đông Dương thời bấy giờ. Cuối cùng chiến thắng đã thuộc về kẻ mạnh, đó là Lantenois – do có nhiều mối quan hệ với giới chức lãnh đạo chính quyền và khoa học ở Đông Dương cũng như ở chính quốc. J. Deprat bị khai trừ khỏi Hội Địa chất Pháp, bị loại khỏi biên chế ở Sở Địa chất Đông Dương.
Buộc phải giải nghệ, trở về Pháp J. Deprat bắt đầu hoạt động trong một lĩnh vực mới. Ông trở thành nhà văn với bút danh Herbert Wild, chuyên viết tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ. Trong số các tiểu thuyết của ông, cuốn “Chó cứ sủa…” (Les chiens aboient…, 1926) là tiểu thuyết tự sự, mô tả chi tiết “Vụ Deprat” và tư chất của những người liên quan như Latenois, Mansuy, Colani v.v. Các cuốn nổi tiếng khác là “Người khổng lồ ngủ quên” (Le colosse endormi, 1927) viết về cách mạng dân quyền ở Trung Quốc (Giải thưởng văn học Pháp-Á – Prix littéraire de l’Asie-Francaise), “Chủng tộc khác” (L’Autre race, 1930) viết với mối thiện cảm đối với các dân tộc miền núi ở Việt Nam (được đưa vào danh sách một số ít tác phẩm đề nghị tặng giải thưởng Goncourt – giải thưởng văn học lớn nhất của Pháp), “Thuyền trưởng Bái Tử Long” (Le capitaine Fai-Tsi-Long, 1935), “Trong những khúc cuộn của con rồng” (Dans les replis du Dragon, 1926) v.v.
J. Deprat còn là một nhà thể thao leo núi. Cũng vì ham mê môn thể thao này mà ông qua đời năm 1935 ở tuổi 55, trong một tai nạn leo núi trên dãy núi Pyrenees.
Mãi đến năm 1990 viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm khoa học Pháp M. Durand-Delga mới sưu tầm lại được đầy đủ tài liệu về “Vụ Deprat” và các nhân sự liên quan trong kho lưu trữ Toàn Pháp ở Aix-en-Provence, Viện Hàn lâm khoa học Pháp, Hội Địa chất Pháp và các nguồn thư từ của gia đình mà con gái J. Deprat khi đó còn sống (bà Alice Tissier) cung cấp. Công trình nghiên cứu dày 100 trang “Vụ Deprat” (L’affaire de Deprat) của Viện sĩ thông tấn M. Durand-Delga (Travaux du Comité d’Histoire de la Géologie, 1990) đã chứng minh được sự vô tội của Deprat. Trên cơ sở đó, trong phiên họp toàn thể ngày 10-6-1991, Hội Địa chất Pháp đã long trọng làm lễ khôi phục danh dự Hội viên cho nhà địa chất lỗi lạc J. Deprat sau hơn 70 năm kể từ khi ông bị khai trừ và 46 năm sau khi ông qua đời.