Chuyện Giải Buồn (Cuốn Sau) – Paulus Của
Chùa Thiện-tân có chim séo làm ổ trên chỉ vỉ, tiếng tục kêu là thu kì; trên ván bửng có một con rắng lớn, mỗi khi chim vừa đủ lông ra ràng, thì bò ra nuốt hết; chim mẹ buồn kêu ít ngày rồi bay đi mất. Ai nấy không dè nó trở lại nữa, té ra năm thứ ba nó lại tới mà làm ổ như trước. Con nó vừa lớn lên, nó liền bay đi, ba bữa mới trở về, vào ổ kêu còn mà cho ăn. Con rắn lớn ấy cứ việc bò ra, vừa động ổ, hai con séo thất kinh kêu la thảm thiết, bay bổng lên trên mây xanh. Một hồi nghe tiếng ào ào, trời đất tối tăm, ai nấy sợ hãi, ra coi thì thấy một con chim lớn, kiến sè che mất mặt trời, ở đâu trên không ùn ùn liện xuống như dòng, đánh một bấu con rắn đứt đầu, phá gia thu tan nát rồi chớp kiến bay đi, hai con séo bay theo sau đường như làm lễ đưa. Phá ổ rồi, hai con séo con té xuống, một con sống một con chết, thầy chùa bắt con sống để nuôi trên lầu chuông; giây lâu hai con séo lớn trở về cho ăn như cũ, đến khi con nó bay được, liền đem nhau đi mất. Sách dị sử bàn rằng: năm sau còn tới là chẳng dè có họa nữa; năm thứ ba cứ việc làm ổ chỗ cũ, thì kế báo thù đã sắp rồi; ba ngày không trở về, thì chắc là đi khóc bên Tần đình. Chim lớn ấy thì là tiên gươm, thình lình bay tới, đánh một cái rồi lại bay đi, diệu thủ không không (tay phép không không) có gì hơn nữa.
Huỳnh Tịnh Của hay Huình Tịnh Của (1830-1908) hoặc còn gọi là Paulus Của, hiệu Tịnh Trai, xuất thân từ làng Phước Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa (nay là huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), là một nhà văn, văn học và ngôn ngữ học có đóng góp đáng chú ý trong việc nghiên cứu, phát triển và lan truyền chữ quốc ngữ ở Nam bộ. Ông từng đi du học tại một trường công giáo ở Penang, Malaysia, nơi ông tiếp thu tư duy nghiên cứu khoa học phương Tây và trở nên thành thạo tiếng Hán và Pháp. Ông được bổ nhiệm làm Giám đốc ty phiên dịch văn án ở Soái phủ Sài Gòn và chia sẻ nhiều công hiến trong nghiên cứu chữ quốc ngữ cùng Trương Vĩnh Ký. Mặc dù tinh thông cả Pháp văn lẫn Hán văn, ông vẫn tập trung sáng tác bằng chữ quốc ngữ và thương bị đánh giá thấp so với chữ Hán và Pháp.
Huỵnh Tịnh Của đề xuất việc sử dụng chữ quốc ngữ thay vì chữ Hán và đề nghị vua Tự Đức xuất bản báo chí quốc ngữ để giáo dục quần chúng. Ông chia sẻ quan điểm về việc kết hợp kiến thức phương Tây và giữ gìn văn hóa phương Đông để bảo tồn bản sắc và độc lập. Huỵnh Tịnh Của cùng với Trương Vĩnh Ký góp phần xây dựng văn chương quốc ngữ ở Nam Kỳ và là một trong những người tiên phong trong việc truyền bá học thuật phương Tây. Ông qua đời vào năm Đinh Mùi (1907), thọ 73 tuổi và được an táng tại Bà Rịa. Hãy khám phá tác phẩm Chuyện Giải Buồn của tác giả Paulus Của.