Chuyện Tình Giai Nhân – Trương Ái Linh đã tạo ra sức hút đặc biệt từ những trang đầu tiên. Trang sách này kể về những câu chuyện đầy cảm xúc với những nhân vật phải đối diện với số phận và hoàn cảnh khắc nghiệt. Tác phẩm này không chỉ chạm đến sâu sắc tâm hồn, mà còn thể hiện phong cách viết tinh tế của một trong những tác giả hàng đầu của văn học Trung Quốc hiện đại.
Trương Ái Linh, tên thật là Trương Anh, được sinh ra trong một gia đình danh giá tại Thượng Hải. Cuộc đời của bà trải qua nhiều sóng gió từ khi còn nhỏ, với sự ly hôn của cha mẹ và những khó khăn trong việc hoàn thành học vấn. Từng gặt hái thành công với việc viết truyện ngắn và vừa, Trương Ái Linh đã trở thành một tác giả nổi tiếng tại Thượng Hải.
Dù gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống riêng tư, Trương Ái Linh vẫn không ngừng sáng tác và tạo ra những tác phẩm gây chấn động văn chương. Bà đã theo đuổi nghệ thuật viết tiểu thuyết Trung Quốc mặc dù được giáo dục theo phong cách phương Tây. Với khả năng kế thừa truyền thống văn học lớn như Hồng lâu mộng và Kim Bình Mai, Trương Ái Linh đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử văn học Trung Quốc.
Dù đã qua đời từ năm 1995, tác phẩm của Trương Ái Linh vẫn được đọc và trân trọng đến ngày nay, chứng tỏ sự tài năng và tầm ảnh hưởng của bà trong văn học Trung Quốc và trên toàn thế giới.Văn học đã thực sự trở nên có sức sống. Câu chuyện của bà rất thế tục, nhưng có thể miêu tả sự thế tục đến mức tinh diệu như vậy, e rằng cũng hiếm có người thứ hai. Trương Ái Linh có tài phát hiện và viết ra câu chuyện, nhưng để dành cho người đọc tự cảm nhận. Đọc sách vốn dĩ là việc mang lại nhiều cảm hứng cho người đọc, một cuốn sách đặc biệt có thể giúp người ta hiểu về đạo lý, hay thu nhận thêm các kiến thức, hoặc xúc động mạnh mẽ; văn chương của Trương Ái Linh khiến người đọc thực sự được thưởng thức, dù là với những câu chuyện có phần bi kịch như Cái Gông Vàng, Chuyện Tình Giai Nhân…
Để “tiết kiệm thời gian”, tất cả đồng hồ ở Thượng Hải đều được chỉnh nhanh hơn một tiếng, thế nhưng chỗ nhà họ Bạch lại bảo: “Đồng hồ nhà chúng tôi là loại đồng hồ cổ,” mười giờ của nhà họ là mười một giờ của nhà khác. Họ hát sai nhịp, không theo kịp khúc hồ cầm của cuộc sống.
Cây hồ cầm được kéo lên réo rắt, trong màn đêm muôn vạn ánh đèn, dây mã vĩ đưa đi đưa lại, câu chuyện thê lương không hồi kết – không hỏi đến âu cũng đành thôi!… Câu chuyện trên cây hồ cầm nên để cho cô ca nương kiều diễm diễn xướng mới phải, đôi gò má phấn hồng thon dài kẹp lấy chiếc mũi trắng như tuyết, nào hát, nào cười, nào ống tay áo che miệng… vậy mà ở đây chỉ có cậu Tư nhà họ Bạch ngồi một mình, kéo hồ cầm trên ban công tồi tàn, âm u.
Cậu Tư đang kéo đàn, chuông cửa dưới nhà chợt reo. Đây là một việc hi hữu ở nhà họ Bạch, theo quy định xưa nay, buổi tối tuyệt đối không được tiếp khách. Tối mà có khách đến, hoặc không dưng nhận được một cú điện báo, vậy ắt hẳn là việc khẩn cấp tày trời, chắc là có người chết.
Cậu Tư chăm chú lắng nghe, quả nhiên cậu Ba, mợ Ba, mợ Tư vừa bước lên nhà vừa nhặng xị, trong lúc vội vã không biết họ nói những gì. Trong căn buồng phía sau ban công, có cô Sáu, cô Bảy, cô Tám và bọn trẻ nhà cậu Ba, cậu Tư ngồi cả đấy, lúc này đều hơi hốt hoảng, cậu Tư ngồi ngoài ban công, từ trong bóng tối nhìn ra chỗ sáng, thấy hết sức rõ ràng, cửa vừa mở, cậu Ba mặc quần soóc áo may ô, giạng chân trước bậu cửa, vung tay ra phía sau, đập muỗi đen đét trên đùi, đứng từ xa gọi với về phía cậu Tư: “Chú Tư đoán xem làm sao? Thằng chồng cũ của cô Sáu, nghe bảo bị viêm phổi, chết rồi!” Cậu Tư đặt cây hồ cầm xuống đi vào trong nhà, hỏi: “Ai báo tin vậy?” Cậu Ba đáp: “Bà Từ!” Nói đoạn, cậu quay lại cầm cây quạt phẩy vào mợ Ba, nói: “Cô ở đây hóng chuyện làm gì, bà Từ còn ở dưới nhà kia kìa, bà ấy béo, ngại leo cầu thang, cô còn không xuống ngồi với bà ấy!” Mợ Ba đi rồi, cậu Tư bần thần nói: “Cái tay vừa chết ấy có phải họ hàng nhà bà Từ không nhỉ?” Cậu Ba đáp: “Thế mới nói. Nom bộ dạng, hẳn là do nhà bên kia cố nhờ bà Từ đến báo tin cho chúng ta, chắc chắn có dụng ý rồi.” Cậu Tư nói: “Chẳng lẽ họ muốn cô Sáu đến chịu tang?” Cậu Ba lấy cán quạt gãi gãi da đầu, đáp: “Theo lý, thì cũng nên…” Bọn họ cùng lúc nhìn cô Sáu một cái, Bạch Lưu Tô đang ngồi ở góc phòng, chậm rãi thêu một đôi dép vải. Vừa nãy cậu Ba, cậu Tư một hỏi một đáp, dường như không có chỗ cho cô lên tiếng, lúc này cô mới hờ hững nói: “Đã ly hôn rồi, giờ lại đi làm bà góa cho gã, để người ta cười rụng răng cho à!” Cô lại tiếp tục thêu dép như không có chuyện gì xảy ra, song trên đầu ngón tay lấm tấm mồ hôi lạnh, mũi kim rít lại, không thể nào rút ra được.
…
Mời các bạn đón đọc Chuyện Tình Giai Nhân của tác giả Trương Ái Linh.