Giới thiệu, tóm tắt, review (đánh giá) cuốn sách Cô gái Hà Nội Mập mặc Burqa của tác giả Nguyễn Hải Nhật Huy, cũng như link tải ebook Cô gái Hà Nội Mập mặc Burqa miễn phí với các định dạng PDF, EPUB sẽ được ebookvie chúng mình chia sẻ trong bài viết này, mời mọi người đọc nhé
Nếu bạn đọc xong cuốn tiểu thuyết mắc dịch này và nổi hứng muốn đi phiêu lưu thử một chuyến coi sao, hãy nhớ khi đi đến bất kỳ xứ nào trên đời thì bạn cũng có thể gặp phải những chuyện rủi ro và bất tiện và này kia, nếu như bạn không biết mình đang làm gì. Tuy nhiên, Pakistan và đặc biệt là Afghanistan, hai trong số ba xứ được nhắc tới trong sách, là những nơi mà bạn sẽ tương đối dễ không biết mình đang làm gì hơn phần lớn những nơi khác. Thế cho nên, nếu bạn cảm thấy muốn lên đường, hãy bảo đảm mình là một tay thứ dữ cỡ như nhân vật Thái. Hãy tìm hiểu kỹ về phong tục tập quán, văn hoá, những điều cấm kị, đặc biệt là tình hình an ninh, tình hình xung đột với các tổ chức cực đoan trong vùng. Câu chuyện trong sách là hoàn toàn bịa đặt, nếu có gì đó lấy cảm hứng từ thực tế thì nó đã được đơn giản hoá đi rất nhiều.
Tôi sẽ rất vui nếu cuốn sách lãng nhách mà tôi viết ra này đem tới cho bạn một trải nghiệm thú vị kể cả khi bạn mập và chỉ nằm nhà ăn và uống và đọc sách và này nọ vào những dịp cuối tuần cũng như những ngày còn lại trong tuần. Đôi khi bạn có thể phiêu lưu mà không cần ra khỏi cửa nửa bước, nếu không thì người ta chế ra sách và cà phê để làm gì?
Giới thiệu sách Cô gái Hà Nội Mập mặc Burqa PDF
Cuốn sách “Cô Gái Hà Nội Mập Mặc Burqa” kể về hành trình thay đổi cuộc sống của một cô gái Sài Gòn khi cô đến Pakistan tìm kiếm người yêu của mình. Câu chuyện mang đậm màu sắc và đa chiều, với sự kết hợp của tình yêu, tôn giáo, khao khát tự do cá nhân, sự chia ly và tái hợp. Ngược dòng thời gian, cuốn sách mô tả về đa dạng tầng lớp xã hội, từ tiểu thương Instagram, bà bán hàng chè bưởi, nhân viên văn phòng, đến nhà kinh doanh bất động sản, pêđê, câu lạc bộ fan của Taliban, mèo, lái taxi, phóng viên và nhiều hơn nữa.
Với phong cách viết dí dỏm, tươi mới và câu chuyện hấp dẫn, cuốn sách mang đến trải nghiệm đọc thú vị và gần gũi cho độc giả, mở ra một cánh cửa mới cho sự khám phá và mở rộng tầm nhìn. Hành trình thoát ra khỏi vùng an toàn giống như cô gái trong truyện, quyết tâm đối mặt với thách thức với một mục tiêu không rõ ràng, làm cho độc giả trẻ cảm thấy truyền cảm hứng.
Cuốn sách “Cô Gái Hà Nội Mập Mặc Burqa” tập hợp nhiều chi tiết độc đáo và đặc trưng của vùng đất mới, tạo nên một bức tranh tổng quan đáng nhớ và truyền tải những bài học thú vị một cách trẻ trung. Tuy nhiên, việc viết theo phong cách “đời thường” đôi khi làm giảm đi không khí hư cấu và hấp dẫn của cuộc phiêu lưu ở một chân trời mới, đồng thời đặt ra câu hỏi về tính khả thi của nhân vật chính trong thực tế.
Review nội dung sách Cô gái Hà Nội Mập mặc Burqa PDF
Ưu điểm:
- Chủ đề mới lạ, độc đáo: Tác phẩm khai thác đề tài về cộng đồng người Hồi giáo ở Việt Nam, một đề tài còn khá mới mẻ và ít được khai thác trong văn học.
- Lối kể chuyện hài hước, dí dỏm: Nguyễn Hải Nhật Huy sử dụng ngôn ngữ gần gũi, giọng văn hài hước, dí dỏm, mang đến cho người đọc những tiếng cười sảng khoái.
- Gửi gắm thông điệp nhân văn sâu sắc: Bên cạnh những câu chuyện hài hước, “Cô gái Hà Nội Mập mặc Burqa” còn gửi gắm những thông điệp nhân văn sâu sắc về tình yêu, tình bạn, sự khác biệt văn hóa và lòng bao dung.
Nhược điểm:
- Cốt truyện còn đơn giản: Cốt truyện của tác phẩm còn khá đơn giản, thiếu đi những nút thắt, cao trào thật sự gây ấn tượng mạnh với người đọc.
- Hình tượng nhân vật chưa thực sự sâu sắc: Dù mang nhiều nét tính cách thú vị, nhưng hình tượng nhân vật trong truyện chưa được miêu tả một cách thật sự sâu sắc, đôi khi còn hơi nông nhoáng.
Kết luận: “Cô gái Hà Nội Mập mặc Burqa” là một cuốn sách nhẹ nhàng, hài hước, mang đến cho người đọc cái nhìn mới mẻ về cộng đồng Hồi giáo ở Việt Nam. Tác phẩm phù hợp với những độc giả yêu thích thể loại văn học giải trí, muốn tìm kiếm những câu chuyện nhẹ nhàng, dí dỏm sau những giờ phút căng thẳng.
Đánh giá: 4.5/ 5 sao
Đọc thử sách Cô gái Hà Nội Mập mặc Burqa PDF
Chương 0 – Sắp trễ giờ tới nơi! Cuộc đời tôi là một chuỗi trễ nải vô dụng.
Tôi bước như chạy trên cái sảnh đông nghìn nghịt của sân bay Nội Bài. Balô xóc đùng đùng trên lưng. Một tay tôi kéo cái vali màu hồng, tay kia thì quýnh quíu mở vé điện tử ra đặng tiết kiệm chút thời gian quý báu ở quầy làm thủ tục đang sắp đóng. Bãi kẹt xe trên cầu Thăng Long ngốn của tôi mất một tiếng đồng hồ, thành ra tôi xuất phát sớm mà tới trễ. Tôi cố gắng lách thân hình mập thù lù qua các chướng ngại vật thường thấy ở sân bay. Mấy nhóc thiếu nhi đeo balo móc đầy thú nhồi bông, đứng túm tụm selfie tiễn biệt nhau. Mấy ông già bà già lỉnh kỉnh xe đẩy chất hàng đống thùng cáctông mà tôi nghĩ trong đó chắc toàn măng cụt, mận quýt các kiểu; những thứ mà họ có thể mua ở bất kỳ đâu. Mấy anh trung niên bụng phệ mặc quần short áo thun cá sấu mang dép tổ ong đang dắt tay mấy bà vợ mặc mấy cái đầm lùng nhùng hoa hoè, chỉ thiếu thêm lớp kem dưỡng buổi tối là chẳng khác gì đang chuẩn bị đi ngủ. Mấy cô gái trẻ đi nghỉ hè mặc quần jeans ngắn quá bẹn, đeo kính mát, xu chiêng các kiểu phô hết ra giữa bạch nhật. Tôi cố lắm mới lách được qua khỏi cái ma trận đó để tới được quầy thủ tục. Cô nhân viên mặt đất có bộ mặt cáu kỉnh nhìn tôi và nói:
“Nhanh lên em.”
Tôi chìa điện thoại đã mở sẵn vé điện tử và hộ chiếu cho cổ coi. Cổ săm soi một hồi rồi hỏi:
“Em đi một mình?”
“Dạ thưa cô con đi một mình.”, tôi trả lời.
Tôi đang đi một mình. Thiệt đó. Tôi chưa bao giờ bay đi đâu một mình. Thường thì tôi có một bầy đoàn thiếu nữ bạn thân và pêđê đi kèm trong các chuyến đi chơi của mình. Nhưng đây đâu phải một chuyến đi chơi. Đây là một chuyến chạy trốn. Cô nhân viên mặt đất săm soi lâu tới nỗi tôi cảm thấy như cổ đang đồng loã với nỗi sợ và sự trù trừ trong tôi. Bởi tôi đang làm một việc tôi chưa bao giờ làm. Đúng hơn là, chỉ một tháng trước đây, những chuyện như thế này chưa bao giờ xuất hiện trong đầu tôi. Nhưng giờ thì nó đang diễn ra. Và tôi không chắc mình có thiệt sự dám làm không nữa, dù chỉ còn vài bước nữa thôi là không còn thay đổi được quyết định. Cô nhân viên mặt đất hỏi:
“Em sang Pakistan làm gì?”
“Dạ con đi thăm người thân.”
“Người thân em làm việc bên đấy à?”
“Dạ, bạn trai con làm việc bên đấy.”, tôi bốc phét. Tôi không phịa ra, tôi chỉ nói lên cái tương lai mà tôi mong muốn.
Cô nhân viên mặt đất cuối cùng cũng nhăn nhó đưa tôi một cái thẻ lên máy bay và dặn tôi ra cửa số 6. Cổ nói:
“Em làm ơn nhanh chân vì cửa máy bay sẽ đóng trong mười phút nữa.”, Cổ nói càng lúc càng nhỏ giọng lại. “Làm ở đâu không làm lại đi làm ở Pakistan…”
“Dạ con cám ơn cô.”
Tôi cầm cái thẻ, cám ơn, rồi chạy huỳnh huỵch tới quầy kiểm tra an ninh. Lại lần nữa len lỏi qua các chướng ngại vật người di động. May phước, đang gần như không có ai ở quầy. Khỏi phải xếp hàng. Tôi quẳng balo và vali lên máy quét. Tôi cởi giày và quẳng lên đó luôn. Rồi tôi đi cái ào qua máy soi. Nó kêu éc éc chói tai. Một cô nhân viên an ninh còn mập hơn cả tôi cầm cái máy quét rà khắp các đường cong của tôi, cứ cho là tôi có đường cong đi. Cuối cùng cổ khám phá ra một chùm chìa khoá vô hại trong túi quần tôi. Cổ gật gù hài lòng cho tôi qua. Tôi vớ lấy cái balo mang lên lưng, xách vội cái vali, mang giày vô, rồi lại chạy huỳnh huỵch tới quầy hải quan.
Anh hải quan có bộ mặt ngầu lạnh tanh. Ảnh hết lật trang trước rồi lật trang sau cái hộ chiếu của tôi, săm soi ba lần bảy lượt. Ảnh ngóc đầu lên hỏi:
“Em đi sang Pakistan với mục đích gì?”
“Dạ con đi du lịch.”, tôi phịa ra một lý do khác gọn gàng hơn.
“Em đi du lịch gì bên đấy?”, anh hải quan hỏi.
“Dạ con đi leo núi.”
Ảnh dòm tôi từ đầu tới chân. Tôi không biết mình có bốc phét quá ngu về chuyện leo núi không, nhìn vào cái hình thể một mét sáu, nặng bảy chục ký lô này, chẳng ai tin được là tôi đang đi leo núi ở Pakistan. Mà thậm chí kể cả khi tôi không nhắc tới chuyện leo núi thì cũng khó có ai lại đi liên kết giữa tôi và chuyến đi một mình tới Pakistan cả. Tôi nói cho bạn biết, tôi sinh ra ở quận Nhứt, Sài Gòn, và tôi cực kỳ diêm dúa, và tôi hợp thời trang. Tôi là một fashionista. Tôi là cái dạng sẽ đi từ chân tháp Bitexco ra chợ Bến Thành bằng taxi. Nếu ai đó bắt tôi phải đi bộ thì tôi sẽ than trời than đất, mặc dù trên đường đi kiểu gì tôi cũng chụp cỡ hai chục cái selfie là ít. Tôi là dạng như vậy đó. Có cả đống dạng người trên đời, nếu bạn thuộc dạng này thì hiếm khi bạn làm mấy việc mà dạng kia làm và ngược lại. Nếu bạn là dân fashionista ở quận Nhứt thì hiếm khi nào bạn đi đâu đó một mình tới mấy chỗ không có tính chất phông nền cao. Kiểu, nếu một đứa con gái như tôi nói với bạn rằng nó sắp đi ra nước ngoài chơi thì bạn sẽ liên hệ ngay tới mấy cái trung tâm mua sắm ở Singapore, Hồng Kông các kiểu.
“Em đi một mình à?”, ảnh trợn mắt.
“Dạ con đi theo tour.”, tôi phịa một trăm phần trăm.
“Tour nào đâu?”, ảnh nhướn người lên, nhìn sau lưng tôi xem có ai có vẻ đang đi cùng không, nhưng không có. Sau lưng tôi là hai bà già Hàn Quốc đang tụm đầu nói chuyện.
“Con qua bên đó mới nhập vô đoàn ạ.”, tất nhiên chẳng có đoàn nào cả.
Ảnh nhìn tôi bằng một ánh nhìn nửa lườm lườm nửa thương cảm. Ảnh lại cụp mặt xuống săm soi hộ chiếu tiếp. Xong ảnh đưa trả lại cho tôi. Tôi cầm cái hộ chiếu bằng hai tay, cám ơn, rồi tôi chạy tót về phía cửa khởi hành. Tôi chạy huỳnh huỵch trên cái hành lang bằng nhôm và kính dẫn lên cửa máy bay. Tôi suýt quên luôn cái cùi vé ở quầy soát vé. Tôi là người cuối cùng lên máy bay. May phước, cửa vẫn mở. Vậy là tôi đã hết đường về. Tôi đã bước lên lưng cọp. Từ đây trở đi mặc dòng đời đưa đẩy.
Bà tiếp viên hàng không đón tôi bằng nụ cười tươi rói lúc tôi hối hả bước lên máy bay. Chắc bả mừng vì mình mập hơn bả, tôi nghĩ.
“Bạn Thành Nhân hả, chỗ ngồi của bạn là 26J, xin nhanh chóng để chúng tôi chuẩn bị cất cánh.”, bả đon đả.
“Dạ”, tôi quá chán rồi nên không thèm đính chính. Đây là lần thứ bốn ngàn tôi bị ngành hàng không đọc lộn tên thành Thành Nhân. Trong khi tên của tôi là Thanh Nhàn. Cái ngành kỳ cục, vô dụng tới mức lưu trữ cái tên có dấu cũng không làm nổi.
Giữa ánh mắt mệt mỏi chán ghét của hơn hai trăm người phải ngồi chờ tôi lên máy bay để được xem hướng dẫn an toàn, tôi nhanh chóng đi tới chỗ ngồi, nhét cái balô vô tủ hành lý rồi nhẹ nhàng đóng nắp. Chỗ ngồi của tôi ở trong cùng, ngay cạnh cửa sổ, hai người ngồi ở ngoài, một cô ngoại quốc tóc vàng và một chú già già người quốc nội, đều đang nhìn tôi không chớp mắt. Kiểu, giờ tụi tao phải đứng dậy cho mày đi vô hả? Tôi làm dấu thôi cứ để con ráng lách vô cũng được. Đoạn tôi rón rén bước ngang như cua, qua khoảng trống giữa hai người và hàng ghế phía trước. Trong giây phút vội vàng bối rối, tôi đã quên mất là mình mập. Hậu quả là mông tôi quẹt vô mũi cô ngoại quốc, làm cô khẽ kêu lên một tiếng u uất. Chú quốc nội, chứng kiến số phận của người phụ nữ ngồi bên cạnh mình, mau chóng nhăn mặt quay đầu qua một bên, nép sát vô ghế, may mắn né được quả mông của tôi.
“Xin lỗi xin lỗi”, tôi nói líu ríu trong miệng, mặt xấu hổ nóng bừng.
Ngồi phịch vô chỗ, thắt dây an toàn, tôi giả bộ dòm ra cửa sổ để tránh ánh nhìn đầy trách móc của chú quốc nội và vẻ kinh hãi của cô ngoại quốc. Có cảm giác bà con cô bác ở mấy hàng ghế gần cũng quay lại nhìn tôi, có đứa còn cười khúc khích. Nhưng mà thôi, cuối cùng cũng đã ở trên máy bay, suýt chút thì ở nhà. Tôi thở phào nhẹ nhõm, cơn lo âu sợ trễ chuyến bắt đầu lắng xuống. Thò tay vô túi rút iPhone ra, tôi xoá hết mấy cái thông báo tin nhắn năn nỉ của Tuấn Anh, thằng bồ khốn nạn. Tôi nhìn cái ảnh nền có khuôn mặt tôi và Thư A đang cười toe toét lần cuối trước khi bấm nút tắt nguồn, trong lúc màn hình ở sau lưng ghế phía trước bắt đầu phát đoạn băng hướng dẫn thắt dây an toàn, thở ôxy và cách thoát ra khỏi máy bay trong trường hợp gặp nạn. Thiệt ra mấy kỹ năng đó trông hay hay vậy chứ cũng bằng thừa, tôi nghĩ, một là bị băm vụn ra thành từng mảnh, hai là thành món thịt người quay nguyên con giòn rụm, riêng tôi thì trở thành một cục tóp mỡ khổng lồ.
Hà Nội sáng lên như một tấm thảm bạt ngàn chi chít chỉ vàng và hạt kim tuyến dưới cánh máy bay. Tôi cứ ngồi im nhìn qua ô cửa sổ cho đến lúc nó chỉ còn là một vùng sáng nhuộm đỏ các đám mây trên bầu trời đêm.
Vậy là tôi đang bay. Tôi đang chạy trốn. Tới nơi xa xôi mà không có ai hiểu “bánh bèo” nghĩa là gì. Tôi chạy trốn cuộc đời nát bét của tôi. Tôi chạy trốn khỏi bà má tôi và thằng bồ trời đánh. Tôi chạy trốn thực tại và tìm đến tương lai sáng rỡ. Cho đến lúc này, tôi vẫn chưa thiệt sự hiểu lựa chọn của mình. Nhìn lại quá trình đi đến quyết định trốn nhà đi Pakistan gặp anh Thái, tôi thấy nó như một cơn mơ ngắn, gấp rút và mơ hồ. Tôi đang sợ lắm. Tôi đã sợ và lo âu suốt cả tháng qua, dù tôi cũng háo hức không kém. Bụng dạ tôi cứ cồn cào. Não tôi chia làm hai nửa choảng nhau, đấu tranh giữa đi và ở. Não tôi phân vân giữa chuyện cứ tiếp tục ì ra đó mà sống tiếp cuộc đời như xưa nay vẫn vậy, hay là bước ra khỏi vùng an toàn và cứ ra sao thì ra.