Ngay lần đọc đầu tiên, tôi đã cảm thấy rân ran khắp người. Lần đọc thứ hai, tâm trí tôi trở thành giống như đông lại. Đến lần đọc thứ ba, tôi tìm tâm trí mình và thấy nó nhão ra trên sàn. Bạn đọc thân mến, cảnh báo trước: loạt bài nói này về Sarvasar Upanishad không dành cho những kẻ nhát gan. Nó là phá huỷ dần tất cả những cái mà người ta níu bám vào nhân danh cá tính mình. Cho nên nếu bạn muốn vẫn còn như bạn hiện thế, dừng lại bây giờ; bằng không, những lời này sẽ ám ảnh bạn và bạn sẽ chẳng bao giờ như cũ nữa.
Những lời này đã được nói ra bởi ai đó, người đã trở thành sự vắng mặt, người đã trở thành phương tiện cho sự tồn tại, phương tiện sẽ mang bạn tới cánh cửa nơi chân lí tự hiển lộ mình trong thuần khiết toàn bộ của nó.
Trong những bài nói này về Sarvasar Upanishad, Osho thổi luồng sinh khí vào nhưng văn bản cổ đại. Người trình bày chúng theo cách mà con người hiện đại có thể hiểu được, theo cách đem ý nghĩa vào những hỗn loạn xảy ra trên khắp thế giới. Những chân lí này đã được biết tới trong hàng thế kỉ rồi và như Osho nói, “Đã được nói thường xuyên, nhưng chúng không thể nào được hiểu chỉ bởi việc nói, chỉ hiểu được bởi việc sống. Sống nó là cách duy nhất để biết nó.” Mối quan tâm của người là ở chỗ cái thực bên trong bạn bắt đầu lớn lên và rằng nó không trở thành tri thức thêm nữa. Theo khía cạnh này, người quan tâm rất nhiều tới việc hướng dẫn bạn đi qua những đồng nhất giả tạo để cho bạn không trở thành giống như con lừa chất nặng sách vở.
Sâu bướm, ngay cả khi nó nhìn thấy bướm bay, cũng không có ý tưởng rằng điều này sẽ là định mệnh tối thượng của nó. Khi bạn uống những lời này, điều gì đó xảy ra bên ngoài những lời này, và bạn có thể kinh nghiệm tự do của việc là con bướm bay trên bầu trời rộng mở.
Upanishad này bắt đầu với câu hỏi: “Tù túng là gì? Giải thoát là gì?” và kết thúc với câu hỏi, “Ta không là người làm – làm sao có thể có tù túng hay giải thoát cho ta?” Nếu đây là câu trả lời, sao nó lại không được cho ngay từ đầu? Lí do là ở chỗ Upanishad này là quá trình từng bước hướng tới chứng ngộ, quá trình làm tan biến dần, nơi người tìm kiếm được đưa tới trạng thái vô câu hỏi. Thông điệp bản chất được nêu là ở chỗ thực tại tối thượng là một. “Không có phân tách các cá nhân, chỉ có một sự tồn tại phổ quát.”
Một trong những chỉ trích đã được nêu ra trong quá khứ cho quan điểm này đã là: nếu đây là hoàn cảnh, thì chẳng còn gì để làm trong cuộc sống cả; rằng chẳng có đúng hay sai, không tội lỗi hay đức hạnh, rằng bất kì điều gì bạn làm cũng đều tốt. Tuy nhiên, Osho đã làm rõ ràng rằng đây không phải là ý định của người chứng ngộ. Mục đích duy nhất của họ là giúp bạn buông bỏ cấu trúc bản ngã và tan biến vào trong thực tại cái một. Quá trình tan biến này đưa chúng ta vào cuộc hành trình qua bốn trạng thái của tâm thức và năm thể. Bốn trạng thái tâm thức là thức, mơ, ngủ và turiya. Năm thể là thể vật lí, năng lượng, tâm trí, nhận biết và phúc lạc. Sau khi giải thích cách chúng ta trải qua năm thể này, Osho lập tức bắt đầu nói về sướng và khổ. Người giải thích rằng lí do cho điều này là ở chỗ nói về năm thể riêng chẳng ích lợi gì cho chúng ta chừng nào chúng ta còn chưa biết nguyên nhân của đồng nhất của mình với thân thể vật lí. Bất kì khi nào chúng ta kinh nghiệm sướng, chúng ta đều nghĩ rằng chúng ta đang có nó từ thân thể mình. Bất kì khi nào chúng ta kinh nghiệm khổ, chúng ta đều cho rằng chúng ta nhận nó từ ai đó khác. Sự tù túng với thân thể là bởi vì chúng ta nói rằng thân thể là nguồn gốc của mọi sướng còn bất kì khổ nào đều do người khác gây ra.” Tuy nhiên Osho còn tiếp tục nói rằng, “Thân thể là nguồn gốc của cả sướng và khổ. Chúng sẽ phủ định lẫn nhau, và thế thì bạn sẽ phải tìm cái là nguồn gốc của phúc lạc.”
Cho nên đồng nhất vẫn còn dai dẳng bởi vì gắn bó của chúng ta với cái mà chúng ta gọi là tri thức. Vấn đề là ở chỗ tất cả các tri thức của chúng ta đều tới từ người khác. “Bất kì điều gì chúng ta có, chúng ta đều đã nhận từ người khác. Đó là lí do tại sao chúng ta đứng ăn xin trước người khác cả đời mình. Chúng ta sợ rằng nếu người khác từ chối hỗ trợ cho chúng ta, chúng ta sẽ tuột đi và biến mất.” Với tan biến của bản ngã chúng ta đi tới việc biết vốn là trạng thái của hiện hữu và không phụ thuộc vào bất kì đối tượng nào. Bản ngã là bịa đặt của riêng chúng ta và phụ thuộc vào cái gọi là tri thức. Tâm thức không phải là bịa đặt của chúng ta, nó tồn tại trước khi thân thể được sinh ra và sẽ tồn tại sau khi thân thể chết đi.
Chung cuộc, Osho nói, “Chỉ có một cách và đó là cởi bỏ tất cả tri thức của chúng ta như quần áo và gạt nó sang bên, trở thành trần trụi, như nó đã thế. Theo cùng cách này, khi bạn có thể trở thành được trần trụi với mọi tri thức, khải lộ bên trong xảy ra. ”
Tôn giáo vậy “là nghệ thuật chết, nghệ thuật triệt tiêu. Bản ngã của chúng ta phải biến mất theo cách mà nó không bao giờ có thể được tìm thấy lại, sao cho chỉ cái trống rỗng là còn lại. Chỉ trong cái trống rỗng đó mà chúng ta mới có thể hiểu ra bản tính thực của mình.
Cầu cho bạn tan biến trong báu vật này của huyền môn phương Đông và cầu cho hoa mưa rào lên bạn.
Swami Anand Yogendra, B.A., Ll.B. Poona, 12/1989
—-
Tác giả Osho, tên thật là Chandra Mohan Jain, là một nhà thần học, giáo sư và nhà triết học Ấn Độ nổi tiếng. Ông sinh ngày 11 tháng 12 năm 1931 ở Kuchwada, một làng nhỏ ở miền trung Ấn Độ. Osho được biết đến với tư tưởng và triết lý về sự tự giác, tình yêu, và đặc biệt là với phong cách sống thiền định độc đáo mà ông giáo dục.
Cuộc đời của Osho được đánh dấu bởi sự đổi mới và gây tranh cãi. Ông là một người lãnh đạo tinh thần, nhưng cũng gặp nhiều tranh cãi vì những ý kiến và hành động gây sốc. Osho đã thành lập cộng đồng Thiền định Rajneeshpuram ở Oregon, Hoa Kỳ, nhưng sau đó bị buộc tội về các hành vi phạm tội và bị trục xuất khỏi nước này vào những năm 1980.
Sự nghiệp của Osho bao gồm việc viết nhiều sách với chủ đề rộng lớn, từ thiền định, tình yêu, đến vấn đề xã hội và văn hóa. Một số tác phẩm nổi tiếng của ông bao gồm “Bhagavad Gita: Talks on the Songs of Kabir” và “The Book of Secrets.” Phong cách viết của Osho thường gây ấn tượng mạnh mẽ và thách thức đối với người đọc.
Osho qua đời vào ngày 19 tháng 1 năm 1990 tại Pune, Ấn Độ. Tuy ông không còn sống nhưng tác phẩm và tư tưởng của Osho vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến nhiều người trên khắp thế giới. Cộng đồng và trung tâm thiền định mang tên Osho vẫn tồn tại và thu hút người học và người tìm kiếm sự tự giác.
Mời các bạn đón đọc cuốn sách Con Đường Bên Ngoài Mọi Con Đường của tác giả Osho