Cuốn sách “Cốt Tủy” của tác giả Tarryn Fisher là một tác phẩm văn học đầy sức mạnh và sâu sắc, đưa người đọc vào một hành trình tâm linh và tư duy không giới hạn. Với một cốt truyện phức tạp và những nhân vật đa chiều, cuốn sách này đã thu hút và gây ấn tượng mạnh mẽ đối với độc giả từ khắp nơi trên thế giới.
“Cốt Tủy” kể về cuộc sống của Willow, một phụ nữ trẻ đầy nhiệt huyết và quyết tâm. Cô là một nhà văn nổi tiếng với những tác phẩm ăn khách, nhưng đằng sau vẻ ngoài lấp lánh là một tâm hồn đầy vết thương và bí ẩn. Cuộc sống của Willow bị đảo lộn khi cô gặp được Killian, một người đàn ông bí ẩn và cuốn hút. Sự hấp dẫn giữa họ ngày càng trở nên mạnh mẽ và phức tạp, đưa họ vào những thử thách khó khăn và đau khổ.
Tarryn Fisher đã tạo ra một câu chuyện đầy mê hoặc và đầy ý nghĩa về tình yêu, sự hy sinh và sự tha thứ. Cô đã khéo léo kết hợp giữa yếu tố tâm lý và hành động, tạo nên một bức tranh đa chiều về con người và xã hội. Những tình tiết trong cuốn sách được viết ra một cách tinh tế và sâu sắc, khiến người đọc không thể rời mắt khỏi trang sách.
Một trong những điểm đáng chú ý của “Cốt Tủy” là cách tác giả xây dựng nhân vật. Willow và Killian không phải là những nhân vật hoàn hảo, họ có những sai lầm và đau khổ riêng, nhưng đó chính là điểm làm cho họ trở nên đặc biệt và đáng yêu. Tarryn Fisher đã đưa độc giả vào tâm trạng và suy nghĩ của từng nhân vật, khiến cho họ trở nên thực tế và động lòng người.
Ngoài ra, “Cốt Tủy” còn chứa đựng nhiều thông điệp sâu sắc về cuộc sống và con người. Tarryn Fisher không ngần ngại đề cập đến những vấn đề nhạy cảm và phức tạp, như tình yêu, tự do và tự do cá nhân. Cuốn sách này đưa ra những câu hỏi sâu sắc về ý nghĩa của cuộc sống và giá trị của tình yêu, khiến người đọc suy ngẫm và cảm thấy động lòng.
Trong cuốn sách này, Tarryn Fisher đã thể hiện sự tài năng và sự nhạy bén trong việc viết văn. Cô đã tạo ra một thế giới tưởng tượng đầy màu sắc và đa dạng, nơi mà người đọc có thể tìm thấy những bài học và trải nghiệm đáng giá. Với một cốt truyện hấp dẫn và những nhân vật đáng nhớ, “Cốt Tủy” chắc chắn sẽ là một cuốn sách không thể bỏ qua đối với những người yêu thích văn học và tâm lý học.
Tóm lại, cuốn sách “Cốt Tủy” của Tarryn Fisher là một tác phẩm xuất sắc và đáng đọc. Với một cốt truyện phức tạp và những nhân vật đa chiều, cuốn sách này đã chinh phục và gây ấn tượng mạnh mẽ đối với độc giả. Đây là một trong những tác phẩm văn học đáng giá và đáng để khám phá, mang lại cho người đọc những trải nghiệm tinh thần và tri thức mới lạ.
—
“Trong khu phố Bone có một ngôi nhà
Trong ngôi nhà có một cô gái
Trong cô gái là bóng tối ngự đầy…”
Tại sao chúng ta lại thích đọc tiểu thuyết về tội phạm, xem các chương trình truyền hình tội phạm và những điều tương tự. Chúng ta tìm hiểu cách thức họ gây án? Động cơ gây án là gì? Tất cả bởi vì chúng ta muốn muốn hiểu họ; tại sao họ lại có “hành động” khác với chúng ta. Những kẻ tội phạm – Bản thân họ sinh ra đã mang “mầm ác” hay do hoàn cảnh, xã hội đưa đẩy?
Tarryn Fisher là một tác giả nổi tiếng với những tác phẩm best-seller, chuyên về những nhân vật phức tạp và đầy hư hỏng về mặt đạo đức, thúc đẩy độc giả suy ngẫm về ý nghĩa của vẻ đẹp trong “bóng tối”.
Cuốn sách “Cốt Tủy” (Marrow) của cô là một trong những câu chuyện nổi tiếng về vẻ đẹp bên trong những thứ xấu xí. Nhân vật chính trong tác phẩm này là Margo, một cô gái sinh ra và lớn lên trong một khu phố nghèo nàn, sống trong ngôi nhà được mô tả như “hố đen của sự sống”. Tác phẩm này mang lại cái nhìn sâu sắc vào tâm hồn con người và nhấn mạnh vào sự phức tạp và đa chiều của vẻ đẹp và xấu xí.
Lặng lẽ ngủ yên trong từng ống xương, ngày qua ngày, “cốt tủy” chưa một lần lên tiếng, chỉ âm thầm đồng hành cùng cô gái ấy – Margo Moon -qua những ngày buồn thảm ở khu Bone (Xương), trong ngôi nhà “hố đen sự sống”, cùng người mẹ loạn thần, đàng điếm và vô cảm.
Thật khó có thể nói Cốt tủy là hành trình “tha hóa tâm hồn” hay “thăng hoa tâm hồn”. Cuốn sách giống như một bộ phim hình sự. Nửa đầu, tĩnh lặng đến đáng sợ, tĩnh lặng trong những suy nghĩ miên man của cô gái nhút nhát, nghĩ rằng cô ấy không quan trọng. Nhưng nửa sau, khi đã nắm trong tay số phận của chính mình, mạch truyện trở nên dồn dập và nhanh hơn. Rốt cuộc chuyện gì đã xảy ra giữa “khúc cua” ấy? Với Cốt tủy, người đọc như đang chứng kiến những điều từ phía bên kia của luật pháp.
Một cuốn tiểu thuyết chạm đến tận cùng “góc tối” của con người. Một cuốn tiểu thuyết vừa lạnh lẽo, vừa thơ mộng đến “xảo quyệt”. Quyến rũ nhưng cũng rất nguy hiểm. Thế nào là sai? Thế nào là đúng? Một cuốn tiểu thuyết sẽ khiến bạn phải day dứt, đau đến tận cốt tủy.
Nếu bạn thích tham gia một cuộc hành trình ở góc tối của tâm hồn, có lẽ bạn sẽ thích cuốn sách này!
CÓ MỘT NGÔI NHÀ TRONG KHU XƯƠNG.
Ngôi nhà ấy có một cánh cửa sổ vỡ. Chỗ vỡ được che bằng giấy báo dán băng dính chằng chịt ở bốn góc. Lớp ván gỗ ốp tường chống đỡ phần mái xập xệ, lõm xuống như da thịt người già, như thể phải chống đỡ sức nặng của cả trái đất vậy.
Đó là ngôi nhà nơi tôi sống cùng với mẹ, chịu đựng mưa gió, chịu đựng sự đè nén. Tôi gọi nó là “hố đen sự sống”, vì nếu không chống cự lại, ngôi nhà này sẽ xâu xé bất kỳ ai bước vào trong. Như nó đã làm thế với mẹ tôi. Và như nó đang cố cắn xé cả tôi.
“Margo, cầm cho mẹ cái khăn tắm.” Tên tôi được xướng lên cùng với lời sai bảo.
Tôi vâng lệnh. Rõ ràng không thể gọi đây là cái khăn tắm được. Trông nó chẳng khác gì cái giẻ cũ kỹ vì dùng quá lâu ngày và đã bạc màu vì phải lau chùi quá nhiều thứ bẩn thỉu. Mẹ lấy cái khăn từ tay tôi mà chẳng thèm nhìn tôi lấy một cái. Ngón tay mẹ rất thon thả, móng tay sơn màu đen được cắt tỉa gọn gàng. Mẹ luồn khăn vào giữa hai chân và lau thật mạnh. Tôi ái ngại quay mặt đi để mẹ được riêng tư một chút. Chỉ khi không có những ánh mắt dòm ngó, người ta mới được riêng tư trong ngôi nhà này. Lúc nào cũng có những kẻ – chủ yếu là đàn ông – núp xung quanh cửa và hành lang nhìn vào với ánh mắt hau háu thèm muốn. Chỉ cần được phép là mấy kẻ đó ngay lập tức lao vào. Đấy là nếu họ được phép. Nhưng tôi không đời nào làm thế.
Mẹ tôi bước ra khỏi bồn tắm và cầm lấy cái khăn mặt trong tay tôi. Ngôi nhà lúc nào cũng bốc mùi ẩm mốc và hôi thối, nhưng trong vòng một tiếng sau khi mẹ tắm, nó sẽ phảng phất mùi muối tắm của mẹ.
“Margo, lấy cho mẹ cái áo choàng.” Tên tôi lại được xướng lên cùng với câu ra lệnh.
Mẹ tôi rất ghét phải tắm một mình. Mẹ kể với tôi rằng bà ngoại từng cố dìm chết mẹ trong bồn tắm khi mẹ còn nhỏ. Đến bây giờ mẹ tôi vẫn bị ám ảnh vì chuyện đó. Ban đêm, thỉnh thoảng tôi lại nghe tiếng mẹ rên rỉ trong khi mơ màng ngủ: Đừng mẹ ơi! Tôi không biết gì về bà ngoại mình. Sau lần suýt chết ấy, mẹ tôi được đưa vào Trung tâm bảo trợ trẻ em. Mẹ tôi gọi nơi đó là một cơn ác mộng. Đúng lúc mẹ tôi được chấp nhận vào trại thì bà ngoại tôi qua đời vì lên cơn đau tim dữ dội và để lại cho đứa con gái duy nhất ngôi nhà này – chính là “hố đen sự sống”.
Trong khi mẹ soi gương, tôi trải chiếc áo choàng đỏ mềm mại của mẹ ra. Tôi có nhiệm vụ giặt là nó hai lần một tuần và luôn làm thật cẩn thận vì chiếc áo này là tài sản quý giá nhất của mẹ. Mẹ tôi là người phụ nữ đẹp. Vẻ đẹp dữ dội sánh ngang với bão tố. Mẹ phóng túng và mạnh mẽ. Dường như Chúa đã trao cho mẹ quyền năng khủng khiếp để phá hủy mọi thứ mỗi lần mẹ nổi cơn thịnh nộ. Chúng tôi cùng chiêm ngưỡng hình ảnh mẹ trong gương suốt mấy phút. Tôi dõi mắt theo những ngón tay mẹ đang kiểm tra từng nếp nhăn trên mặt. Đây là “thủ tục” mà chiều nào mẹ cũng làm trước khi bắt tay vào việc khác. Mẹ lấy mấy tuýp kem nhỏ tôi mua cho mẹ ở hiệu thuốc ra bày trên mặt chậu rửa sứt sẹo, rồi lần lượt chấm từng loại kem lên vùng da quanh miệng và mắt.
“Margo”, mẹ gọi tôi. Tôi nín thở chờ lệnh. Nhìn tôi đứng lấp ló đằng sau, mẹ nói, “Trông mày khó coi quá. Ít nhất cũng phải giảm cân đi chứ. Mặt không xinh thì dáng người phải hấp dẫn.”
Để mang thân đi bán như mẹ sao?
“Con sẽ cố ạ.”
Việc của tôi là phục tùng.
“Margo, mày đi được rồi đấy. Nhớ ở yên trong phòng.”
Tên tôi vang lên kèm theo hai câu mệnh lệnh. Đúng là được đối xử đặc biệt!
Tôi đi giật lùi khỏi nhà tắm để tránh bị đập hay ném đồ vào đầu. Nếu không uống thuốc, mẹ tôi có thể trở nên vô cùng dữ tợn. Chẳng ai lường trước được khi nào mẹ lên cơn điên. Thỉnh thoảng tôi lại lén vào phòng mẹ đếm xem có bao nhiêu viên thuốc, để biết mình còn được sống yên ổn bao nhiêu ngày nữa.
“Margo!” Đúng lúc tôi sắp ra đến cửa thì mẹ gọi giật lại.
“Dạ, mẹ?” Tôi hỏi như thì thầm.
“Tối nay mày không cần ăn cơm đâu.”
Nghe có vẻ dễ chịu nhưng thực chất ý mẹ là, “Tối nay mẹ không cho mày ăn đâu.”
Không sao hết. Tôi đã tự tích trữ đồ ăn rồi, dù sao trong chạn cũng không có đồ gì ăn được.
Tôi đi về phòng mình. Tôi nghe tiếng mẹ khóa cửa rồi bỏ chìa khóa vào túi. Ngoài cửa chính thì trong nhà chỉ có cửa phòng tôi là khóa được. Mẹ lắp cửa phòng tôi từ mấy năm trước. Lúc đầu tôi cứ tưởng mẹ làm thế để giữ an toàn cho tôi, nhưng sau đó tôi phát hiện ra mẹ cất giữ tiền ngay dưới ván sàn phòng tôi. Ngay dưới chân tôi là cả kho báu của mẹ. Mẹ tôi không mua quần áo, ô tô hay đồ ăn, mà lại tích trữ hết tiền ở đây. Tôi thường lấy vài đồng để mua đồ ăn. Chắc là mẹ cũng biết vì thực chất tôi vẫn sống khỏe, lại còn béo tốt nữa.
Tôi ngồi bệt xuống sàn, lôi từ gầm giường ra một cái hộp rồi khẽ lấy ra một quả chuối và hai lát bánh mì, cố để mẹ tôi không nghe thấy tiếng giấy gói sột soạt. Quả chuối đã chín đen, vỏ dính nhớp nháp, bánh mì cũng sắp hỏng nhưng vẫn còn ăn được. Tôi cấu mấy miếng bánh mì, vê tròn lại rồi ăn, trong đầu tưởng tượng như đang dự tiệc Thánh vậy. Bạn tôi là Destiny đã được tham dự lễ ban Thánh thể đầu tiên. Cô ấy kể rằng linh mục sẽ đút một miếng bánh mì dẹt vào miệng người chịu lễ. Miếng bánh mì sẽ tượng trưng cho xác thịt của Chúa Jesu. Phải chờ “thân thể Chúa Jesu” tan ra thì mới được nuốt xuống, vì không được cắn vào xác thịt của Người. Sau đó còn phải uống cả “máu Chúa” nữa. Tôi không biết gì về Chúa Jesu hay lý do vì sao lại phải làm như vậy thì mới trở thành giáo dân, nhưng tôi thấy thà giả vờ đang ăn xác thịt Chúa vẫn tuyệt hơn là ăn bánh mì sắp mốc hỏng.
Ăn tối xong, tôi nghe thấy có tiếng chân nện huỳnh huỵch và sàn nhà kêu kẽo kẹt. Là tiếng chân ai? Phải chăng là người đàn ông cao lớn có đám lông xoăn rậm rạp màu xám trước ngực? Mà cũng có thể là cái gã ho dữ dội đến mức làm rung cả giường của mẹ.
“Là bệnh bạch hầu”, tôi tự độc thoại với cái vỏ chuối mềm oặt. Tôi đã đọc về bệnh này trong một cuốn sách mà tôi đăng ký mượn liên tục ở thư viện vì không muốn trả lại. Tôi ăn một cái bánh Honey Bun rồi lục cặp rút cuốn sách ra, vừa xem tranh vừa liếm mấy ngón tay dính đồ ngọt. Lúc nghe thấy tiếng tấm ván đầu giường của mẹ va kẽo kẹt vào tường, tôi lại ăn một cái bánh nữa. Chẳng mấy chốc tôi sẽ thành đứa béo phì nếu còn sống trong “hố đen sự sống” này. Chừng nào ngôi nhà còn ăn dần ăn mòn chính bản thân tôi.
Mời các bạn đón đọc Cốt Tủy của tác giả Tarryn Fisher.