Đám trẻ ở đại dương đen là lời độc thoại và đối thoại của những đứa trẻ ở đại dương đen, nơi từng lớp sóng của nỗi buồn và tuyệt vọng không ngừng cuộn trào, lúc âm ỉ, khi dữ dội. Những đứa trẻ ấy phải vật lộn trong những góc tối tâm lý, với sự u uất đè nén từ tổn thương khi không được sinh ra trong một gia đình toàn vẹn, ấm êm, khi phải mang trên đôi vai non dại những gánh nặng không tưởng.
Song song đó cũng là quá trình tự chữa lành vô cùng khó khăn của đám trẻ, cố gắng vươn mình ra khỏi đại dương đen, tìm cho mình một ánh sáng. Và chính những sự nỗ lực xoa dịu chính mình đó đã hóa thành những câu từ trong cuốn sách này, bất kể đau đớn thế nào.
Cuốn sách được viết bởi Châu Sa Đáy Mắt, một tác giả GenZ mong muốn cùng các bạn trẻ bộc bạch và vỗ về những xúc cảm chân thật về gia đình, xã hội và chính bản thân.
► Các sách này cũng hay lắm nè:
- Sách Python Cơ Bản: Rất Là Cơ Bản PDF
- Sách Economix: Các Nền Kinh Tế Vận Hành Thế Nào Và Tại Sao PDF
- Sách MBA Thực Chiến PDF
*********
Đám Trẻ Ở Đại Dương Đen là tiếng nói hiếm hoi với thế giới của những người trầm cảm. Cuốn sách là lời độc thoại của những đứa trẻ ở đại dương đen, nơi nỗi buồn và tuyệt vọng không ngừng cuộn trào bên trong những đứa trẻ. Những đứa trẻ ấy phải vật lộn trong những góc tối tăm với những tâm lí, những đè nén, những tổn thương mà chẳng ai hay. Đám trẻ đó phải tự cứu lấy bản thân mình thôi. Ai sẽ ở bên cạnh đám trẻ ở dưới đại dương đen sâu thẳm kia? Câu trả lời là chẳng ai cả. Không một ai muốn ở lại và đám trẻ cũng không muốn ai ở lại cả. Đôi khi không phải họ không muốn ai ở lại mà họ không chắc chắn rằng ai muốn ở lại, ở lại bên cạnh một người như họ. Họ mất niềm tin, mất đi sự tự tin chỉ còn lại sự đổ nát bên cạnh họ. Tôi nghĩ điều đám trẻ cần không phải là người ở lại mà là người đến và kéo họ ra khỏi đó. Đó chính xác là những điều họ cần.
Cuốn sách Đám Trẻ Ở Đại Dương Đen chia thành nhiều thành khác nhau, mỗi phần là một câu chuyện, câu nói mà đôi khi những câu nói chỉ là tiêu đề nhưng lại khiến người đọc có chút gì đó hơi khó chịu vì bản thân người đọc cũng đã từng trải qua. Đôi khi những câu nói đơn giản nhưng lại có sức sát thương không ngờ đến người đọc được nó. Thế mới thấy tác giả đã trải qua những khủng khiếp thế nào thì mới có thể viết được chân thực đến như vậy.
Tôi có cảm giác như tác giả hòa mình thành trong trong những đứa trẻ ở dưới đại dương đen sâu không thấy đáy đó. Đôi khi trong lúc đọc sách tôi cảm thấy khiếp sợ bởi những dòng viết của tác giả, nó tác động mạnh mẽ trong con người tôi, khiến bản thân đôi khi không thoát ra được.
Nếu để nói Đám Trẻ Ở Đại Dương Đen có phải là một tác phẩm đọc để chill chill không thì câu trả lời sẽ là không phải. Đám trẻ ở đại dương đen khiến người đọc cảm thấy nghẹt thở trong từng câu chữ, cảm thấy tự ti vì bản thân cũng từng gặp những cảm giác tương tự. Đây đều là những cảm giác mà con người từng gặp phải nhưng bạn có đủ mạnh mẽ để vượt qua hay không. Từng câu từng chữ đều là nỗi lòng của những đứa trẻ bị trầm cảm nhấn sâu không có lối thoát. Và cuối cùng họ có dám thoát khỏi đó để hướng tới nơi có mặt trời chiếu sáng không?
******
Trong Đám Trẻ Ở Đại Dương Đen, lần theo từng dòng nước mà tác giả Châu Sa Đáy Mắt vạch ra, ta tìm thấy những đứa trẻ cuộn mình trong dòng nước đen láy ấy, có vài đứa sẽ cố vùng vẫy, cũng có vài đứa chán nản bỏ mặc sự đời,… dẫu cảm xúc làm tê liệt người ta với hàng tá thất vọng, dẫu tồi tệ đến nhường nào thì những đứa trẻ mà tác giả viết nên, đều có gì đó đau đớn không ai thấu cảm ở quá khứ, không thể nói ra thì chỉ có thể mượn bút thay lời. Tác giả cũng nhắc nhẹ về một lời cảnh báo rằng, đại dương đen này là của chính tác giả, và dành cho những ai muốn tìm thấy đứa trẻ giống như mình, còn nếu chúng ta đã không thuộc về thì xin đừng nặng lời trách móc…\
Đám trẻ ở đại dương đen không chỉ lột tả những cảm xúc tiêu cực, những đau khổ của người trẻ mà sách còn mang đến những câu chữ chữa lành, giúp độc giả có động lực cố gắng thoát ra khỏi đại dương đen ấy, tìm cho mình những điều thú vị, tích cực hơn ở ngoài kia.
Những đứa trẻ đang ở ranh giới của đại dương đen, chúng không rõ vì sao bản thân mình lại không được yêu thương, lí do chúng được tồn tại trên thế giới này là gì? Khi được hỏi vì sao lại chọn cách hành hạ bản thân mình? Chúng không biết nên giải thích như thế nào? Chúng không rõ vì sao mình lại làm như vậy? Bố mẹ của chúng thậm chí còn không rõ con mình bị bệnh tâm lý từ khi nào? Tại sao khi con người ta đi đến tận cùng của nỗi buồn vẫn có không ít kẻ buông lời cay đắng, cho rằng Trầm cảm là vô trách nhiệm với bản thân, với xã hội. Chính những lời miệt thị ấy dồn người trẻ vào chân tường khiến họ chới với không biết tìm đến ai.
Tác giả Châu sa đáy mắt đặc biệt viết cuốn sách Đám trẻ ở đại dương đen không chỉ để giải tỏa cảm xúc tiêu cực bên trong mình, mà thông qua cuốn sách tác giả muốn mang đến sự đồng cảm sâu sắc dành cho những ai đã và đang chưa biết cách vượt qua cơn đau đớn mang tên Trầm cảm. Từng câu chữ gửi gắm đến người trẻ, nhất định phải sống, phải yêu thương bản thân nhiều hơn.
Đám trẻ ở đại dương đen – cuốn sách khiến chúng ta ngộp thở vì rất nhiều mảng màu tối của cuộc sống được hiện lên rất sinh động. Buồn bã có, tuyệt vọng có và tác giả không quên gửi gắm những thông điệp chữa lành từ cuốn sách. Những người trẻ bị tổn thương hãy thử một lần đọc “Đám trẻ ở đại dương đen” để chúng ta biết cách yêu thương bản thân mình hơn nữa.
*******
Một số trích đoạn hay sau khi đọc xong truyện ngắn Đám Trẻ Ở Đại Dương Đen
- Cả đám bạn, chẳng ai dám kể về hành trình của mình, vì trông ai cũng trầy xước đủ đường hết. Ai cũng cần một điểm tựa, cần được an ủi, nhưng lại chẳng được lớn lên trong yêu thương mà học được cách yêu thương người khác cả.
- Biết là mỗi đứa không trầy trật thì đã chẳng tìm đến nhau, nhưng nhiều lúc mình chỉ ước mình ổn hơn một chút, lành lặn hơn một chút để chính mình không trở thành một gánh nặng, và để còn cứu lấy nhau trong đời.
- Ước chi mình và họ chỉ cần ôm nhau thôi, thì vòng tay của mỗi đứa cũng đã đủ an yên hơn tất cả lớp vòng an toàn trước đó.