Dì Ghẻ là một cuốn sách nói về những gia đình hỗn loạn và những trải nghiệm chân thực của cuộc sống. Cuốn sách khám phá sâu vào tâm lý xã hội với những tình tiết mạnh mẽ và đầy kích thích. Chắc chắn rằng bạn sẽ cảm thấy những rung động đích thực về xã hội khi đọc Dì Ghẻ.
Nam dần đi vào quá khứ kinh hoàng của mình và khám phá ra những bí ẩn đau lòng. Câu chuyện về sự tổn thương, sự mất mát và sự sẵn sàng để vượt qua nỗi đau được diễn ta một cách chân thực và cảm động. Cùng theo dõi cuộc hành trình của Nam và nhận ra sự vững mạnh tồn tại trong cảm giác yếu đuối.
Nam khám phá ra những bí mật đau lòng và tìm thấy sự an ủi từ người thân yêu. Hãy đồng hành cùng cuốn sách để khám phá thêm về cuộc đời và khám phá cách vượt qua những thử thách khó khăn trong cuộc sống.Khiến chú Đại đi hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, một thằng nhóc vừa phải trải qua nhiều chuyện kinh hoàng như thế vậy tại sao nó lại có thể bản lĩnh đến vậy. Dường như nó chỉ biết lo cho người khác, đột nhiên chú Đại lại thấy hình ảnh ông Tuấn ở trong Nam ngay lúc này. Nó giống hệt bố nó, cũng chỉ biết lo lắng cho anh em mà quên đi bản thân mình phải hứng chịu những gì.
Chú Đại bỗng mỉm cười: – Được, vậy coi như đây là bí mật của chú cháu mình. Nam gật đầu đồng ý, chiều hôm ấy cô Thúy dẫn bé Hạnh vào bệnh viện thăm Nam, không chỉ có cô Thúy và Hạnh, cả cô bạn gái thân nhất của Nam là Trang cũng đến. Nam mặt vẫn còn hơi bầm, cơ thể vẫn hơi đau nhưng nó cố tỏ ra bình thường khi bé Hạnh vừa mở cửa phòng ra đã lao vào anh như hai anh em lâu ngày không găp: – Anh Nam …..anh Nam ơi……Sao anh không đến đón em…?
Cú ôm từ con bé khá mạnh khiến Nam cảm thấy đau nhói nhưng nó cười tươi rồi gõ nhẹ vào đầu em nói: – Không thấy anh bị ốm đây à…? Đồ ngốc này…. Cô Thúy nhìn chú Đại hỏi: – Mấy hôm nay Nam không đi học, suýt chút nữa là tôi phải ra nhà thông báo rồi ấy. May cho anh là gọi điện kịp thời…. Chú Đại khẽ cười: – Cảm ơn cô, tôi không muốn bà ngoại của hai đứa lo lắng….Hiện giờ bà nghĩ cả hai đứa vẫn đang đi với tôi. Làm phiền cô giáo rồi….Cảm ơn cô mấy ngày vừa qua, con bé không làm phiền cô chứ…?
Cô Thúy nói: – Nó dễ thương lắm, lại ngoan nữa….Nhưng hay hỏi anh, tôi cứ phải nịnh là anh Nam đi học thêm sắp về nó mới chịu. Có con bé ở cùng mấy ngày qua tôi lại thấy thoải mái. Mà anh bảo Nam vào viện vì lý do gì vậy..? Chú Đại ấp úng vì không biết nói dối thế nào trước phụ nữ, Nam tinh ý bèn nói: – Dạ thưa cô, mấy hôm trước em bị tai nạn…..Cô nhìn xem, giờ em bị mất một ngón tay út rồi…Hì hì.
Vừa nói Nam vừa giơ tay lên khoe để cứu chú Đại, cô Thúy với Trang tròn mắt ra nhìn. Trang xót xa vội cầm tay Nam hỏi: – Có đau không..? Mà sao lại mất cả một ngón tay…..Vừa nói cô bé vừa trực khóc, bé Hạnh cũng cầm tay anh nhìn nhìn, nó thổi thổi như cách bà ngoại hay làm mỗi khi nó bị thương ở đâu đó. Nam mỉm cười:- – Giờ hết đau rồi, tai nạn mà…..Cũng may mà có chú Đại đưa đi kịp thời.
Tuy còn vài chuyện chưa rõ, còn những nghi ngờ muốn hỏi nhưng cô Thúy thấy hai chú cháu dường như cũng không muốn nói thêm nên cô Thúy chỉ trách: – Bị như thế này mà vẫn còn cười được thì cô chịu em rồi. Nam nhìn chú Đại nói: – Cháu có thể ra viện được rồi chú ạ….Ở đây chán lắm, để cháu đưa em về bà ngoại.
Chú Đại hơi lưỡng lự, tuy nhiên về cơ bản Nam cũng không bị thương nặng. Hơn nữa cũng đã 4 ngày trôi qua, nếu không đưa hai anh em về bà ngoại sẽ lo lắng. Bằng chứng là ngày hôm qua bác Dung đã gọi điện cho chú Đại hỏi han rồi. Chú Đại cũng muốn nhanh chóng làm đám tang cho ông Tuấn, khi mà mọi chuyện vừa trôi qua còn quá nhiều việc phải lo thì xác ông Tuấn lúc này đang được bảo quản trong kho lạnh của một lưu giữ tử thi.
Mấy hôm nay nghe ngóng thông tin thì dường như phía công an cũng chưa hoặc không phát hiện được gì cả. Suy cho cùng tất cả những kẻ có liên quan đều đã chết banh xác sau vụ nổ. Chú Đại cũng cần phải tổ chức tang lễ cho anh của mình.
Vậy là chú Đại đồng ý, Nam được xuất viện, hai anh em được chú Đại chở về nhà bà ngoại, trên xe Nam khẽ hỏi: – Liệu sau này….? Chú Đại đáp: – Đừng lo, mọi chuyện xong hết rồi…..Cái chính là mọi người sẽ chấp nhận chuyện này thế nào thôi. Nam im lặng, nó nhìn bé Hạnh, con bé vẫn chưa biết rằng bố nó đã chết. Đột nhiên Nam nhớ tới mụ Hường: – Vậy còn, bà Dì Ghẻ thì sao ạ…?
Chú Đại im lặng một lát rồi đáp: – Bà ấy trốn rồi, sẽ không bao giờ quay lại nữa đâu. Chú Đại và Nam không còn cách nào khác ngoài chuyện nói dối bà ngoại, bà ngoại chỉ biết Nam bị tai nạn nhẹ, nhưng đau xót nhất vẫn là ngón tay út của Nam. Ba ngày tiếp theo chú Đại đến thông báo cho bà ngoại việc ông Tuấn mất, lý do đó là vết thương lần trước tái phát, rách ra không qua khỏi.
Bà ngoại nhìn hai đứa cháu buồn bã bởi từ nay thì cả hai đứa đã thật sự trở thành trẻ mồ côi. Đám tang ông Tuấn được tổ chức long trọng, ngày hôm đó tất cả nhữngAnh chị của Ông Tuấn tất cả đều mặc đồ đen, sắp xếp hàng ngay ngắn để tưởng nhớ người đàn anh đáng kính lần cuối cùng. Nam đã không khóc cả ngày hôm đó, bởi đã khóc quá nhiều trước đó. Từ những bà cô bên trong nhà đến những người bạn của mụ Hường trước đó chẳng có cảm tình gì với anh em, đều nói rằng Nam là thằng nhóc máu lạnh. Bé Hạnh lại một lần nữa kéo tay anh hỏi: “Bố đi đâu rồi hả anh?” Nam nắm tay em mỉm cười rồi khẽ đáp: “Bố hôm nay đi gặp ông ngoại rồi em ạ… Bé Hạnh hỏi tiếp: “Vậy bao giờ bố về?” Câu hỏi của Hạnh khiến mắt Nam ướt đẫm, nhưng nó hít một hơi dài thật sâu rồi trả lời em gái: “Khi nào em lớn bố sẽ về.” Cô Thúy cũng có mặt trong đám tang, nhìn những người đến dự, nhìn anh em xã hội của Ông Tuấn đến viếng, nhìn chú Đại, cô chợt nhớ đến cái hôm chú Đại chở Hạnh đến nhà cô gửi, rồi nhớ đến hôm Nam ở trong bệnh viện…
Cả vụ nổ gây xôn xao dư luận những ngày qua. Cô Thúy biết mọi chuyện không như lời chú Đại nói. Vẫn như vậy, cuộc sống của chú Đại vẫn là một ẩn số lớn đối với cô giáo. Cũng từ sau hôm đó, chú Đại không liên lạc gì với cô nữa. Ngay lúc này đây tuy đứng cách nhau chỉ vài mét nhưng khoảng cách giữa hai người chưa bao giờ xa đến thế.
Cái thế giới mà cả hai đang sống dường như khác nhau một cách đối nghịch, sau khi làm lễ thắp nhang cho bố Nam, cô Thúy quay mặt đi ngang qua chú Đại lúc này đang đứng cạnh linh cữu đáp lễ mọi người. Mặt đối mặt nhưng dường như ánh mắt của họ không hề chạm nhau. Có lẽ cả hai đều hiểu: Cuộc sống của người này sẽ tốt hơn khi không có người kia.
Sau tất cả mọi chuyện, cái mà hai người giữ lại cho nhau chỉ là hai bức thư không có lời đáp. Mỗi người mang một cung bậc cảm xúc khác nhau, đứng bên này Nam cũng nhận ra điều không bình thường giữa hai người lớn. Nó nói với chú Đại: “Chú có biết khi cháu kể chú thích cô giáo bố cháu vui thế nào không?” Chú Đại quay sang nhìn Nam rồi gật đầu đáp: “Thằng quỷ… Sao mày dám kể?” Nam hướng mắt nhìn theo cô Thúy, chú Đại khẽ nói: “Long, đứng đây thay anh… Anh phải đi có chút việc. Anh không để anh Tuấn phải thất vọng được.” Long gật đầu, đúng là một tình huống trớ trêu chỉ có thể xảy ra bởi những con người không bình thường. Nhưng đâu có sao, bởi nếu bỏ qua cơ hội thì đó mới là điều đáng tiếc. Mọi người đều nói sai thì sửa, nhưng trong cuộc sống có những sai lầm khi bạn nhận ra và muốn sửa thì đã không còn cơ hội. Có những thứ thiêng liêng xung quanh mà bạn chưa từng trân trọng để rồi khi mất đi bạn mới khóc thì đã quá muộn. Nước mắt hay lời xin lỗi không thể giúp bạn lấy lại bất cứ một thứ gì cả, nó chỉ khiến bạn cảm thấy đau đớn hơn mà thôi. Thay vì khóc lóc, đau buồn hãy sống làm sao cho bản thân cảm thấy sự tồn tại của mình có ý nghĩa.
Vài tháng sau, theo kế hoạch từ trước, chú Đại xin phép đón bé Hạnh lên Hà Nội để chăm sóc. Chú muốn đón cả ba bà cháu đi nhưng Nam và bà ngoại muốn ở lại để còn hương khói cho ông ngoại. Bản thân Nam cũng bị bà ngoại “đuổi” vì lo cho tương lai của cháu nhưng nó nhất quyết không chịu. Nó nói để bé Hạnh ở với chú Đại còn nó sẽ ở đây chăm sóc bà ngoại. Chú Đại dặn nó phải canh chừng cô Thúy giúp chú. Lần này nó không buồn khi phải xa em gái nữa, bởi sau tất cả nó biết chú Đại sẽ chăm sóc bé Hạnh rất tốt. Con bé sẽ được vui vẻ, chỉ một thời gian ngắn mà Nam đã thay đổi rất nhiều, sau đám tang của bố, Nam chững chạc hơn, ra dáng đàn ông mặc dù năm nay nó chỉ bước qua tuổi 17.
Một ngày được nghỉ, Nam chở Trang ra thăm mộ của bố. Khi nó đến đã thấy một người đàn ông ăn mặc lôi thôi, đội cái mũ rộng vành đứng trước mộ bố, trên tay câm một bó hoa trắng đặt xuống dưới mộ. Nam tiến lại gần thì lập tức người đó quay lại. Nam lễ phép: “Cháu chào chú. Chú là bạn của bố cháu phải không ạ?” Người này không trả lời, khẽ lấy tay kéo cái mũ xuống và hắn đi qua Nam. Nam có cảm giác dường như đã thấy người này ở đâu rồi, khuôn mặt đen xì, dáng người, dáng đi hình như Nam đã nhìn thấy ở đâu. Nhưng có một điều khiến cho Nam thấy lạnh cứng, người đó là vừa rồi chỉ nhìn qua ánh mắt sắc lẹm, lạnh lùng của người.Nam cảm thấy bị áp đảo. Ngón tay út bị cắn, đau nhói dù vết thương đã lành từ lâu. Trang thấy vậy, cô bước đến và hỏi sự cố: “Anh có sao không? Người kia là ai vậy?” Nam lúng túng đáp: “Không… không sao cả. Chắc là bạn của ông tôi.” Hai bạn trẻ cùng nhau làm xong việc, sau đó đứng bên mộ trang trọng. Một kẻ đeo mũ rộng vờn theo từ góc xa, sau đó mở miệng nhẹ: “Lão bầu, đứa bé thực sự giống anh đấy… phải chăng tôi sẽ phải chờ thêm một thời gian nữa.” – Kết thúc – Cảm ơn các bạn đã theo dõi câu chuyện dài nhất của tôi đến thời điểm này. Dù không hoàn hảo nhưng tôi rất biết ơn sự ủng hộ từ mọi người. Hẹn gặp lại trong những tác phẩm khác. Cảm ơn mọi người đã đọc “Dì Ghẻ” của tác giả Trường Lê.