Cuốn sách “Đừng Chạy Theo Số Đông” của tác giả Kiên Trần không khuyến khích bạn trở thành người kiêu ngạo cực đoan và xa lánh số đông. Thay vào đó, cuốn sách này nhấn mạnh về sự cực đoan và kiêu ngạo của chính số đông và tiết lộ sự thiếu sót trong hệ thống tư duy công nghiệp mà số đông thường xuyên hiểu lầm là hiện đại.
Cuốn sách nhấn mạnh về việc trở thành một “số ít” bình thường, hiện đại nhưng khiêm nhường. Điều này đòi hỏi bạn nhận ra và thấu hiểu bản chất của số đông, và nhận thức rằng, thậm chí số đông cũng chỉ là nạn nhân của một hệ thống tư duy sai lầm. Cuốn sách khuyến khích bạn không nên theo đuổi số đông mù quáng mà thay vào đó, nên tìm kiếm sự độc lập và sự thật bên trong bản thân.
Đọc cuốn sách các bạn sẽ trải qua 69 chương với các nội dung sau
CHƯƠNG 1. Bạn và đàn kiến
CHƯƠNG 2. Đàn kiến và lực hấp dẫn
CHƯƠNG 3. Sự thật về bận rộn
CHƯƠNG 4. Bận tưới cây nhà ai
CHƯƠNG 5. Trang trại 4.0
CHƯƠNG 6. Biến số thời gian
CHƯƠNG 7. Minecraft
CHƯƠNG 8. Xây thành phố Minecraft của bạn
CHƯƠNG 9. Tập trung vào thị trường
CHƯƠNG 10. Luật cung cầu không chừa một ai
CHƯƠNG 11. Sự thật về lao động
CHƯƠNG 12. Mặt tối của nước Nhật
CHƯƠNG 13. Education is not schooling
CHƯƠNG 14. Sự thật về giáo dục phương tây
CHƯƠNG 15. Đừng là nhân viên
CHƯƠNG 16. Xóa sổ tầng lớp nhân viên
CHƯƠNG 17. Huyễn hoặc “sự nghiệp”
CHƯƠNG 18. Mỏ dầu Kearl Site
CHƯƠNG 19. Cấu thành của số đông
CHƯƠNG 20. Nhóm 2
CHƯƠNG 21. Số ít
CHƯƠNG 22. Vùng cấm địa số 1 – sức khỏe
CHƯƠNG 23. Vùng cấm địa số 2 – gia đình
CHƯƠNG 24. Vùng cấm địa số 3 – tự do
CHƯƠNG 25. Tầng lớp quản trị – the exec class
CHƯƠNG 26. Ngôn ngữ của số ít
CHƯƠNG 27. Ngôn ngữ của số đông -lý do chính đáng, đổ lỗi, khó khăn
CHƯƠNG 28. Lối mòn chuyên ngành
CHƯƠNG 29. Đừng tôn thờ Celebrity
CHƯƠNG 30. Innovation và Marketing – màu sắc của số ít
CHƯƠNG 31. Scalability – chìa khóa của số ít
CHƯƠNG 32. Scalability thấp – tự động hóa, thuê và tăng tốc
CHƯƠNG 33. Scalability cao – hãy giảm tốc độ
CHƯƠNG 34. Scalability trong đọc sách
CHƯƠNG 35. Tiền và năng lượng tư duy
CHƯƠNG 36. Tái đầu tư – sức mạnh của tư bản
CHƯƠNG 37. Tái đầu tư – làm giàu đúng bên
CHƯƠNG 38. Toán học của số ít – tính nhẩm
CHƯƠNG 39. Microsoft excel – công tắc đèn
CHƯƠNG 40. Báo cáo tài chính – hồ sơ bệnh án
CHƯƠNG 41. Workflow – con ngựa chiến của bạn
CHƯƠNG 42. Minispeed – vi tốc độ
CHƯƠNG 43. Sự thật về cạnh tranh
CHƯƠNG 44. Quy luật 8 tiếng và sự thành công chắc chắn
CHƯƠNG 45. Đam mê fake
CHƯƠNG 46. Đam mê thật
CHƯƠNG 47. Cái giá của hiểu biết và ngộ nhận
CHƯƠNG 48. Sống công nghiệp – nghỉ ngơi và ăn uống
CHƯƠNG 49. Sống công nghiệp – thuật toán gây nghiệp
CHƯƠNG 50. Sống công nghiệp – games và game streaming
CHƯƠNG 51. Sống công nghiệp – bệnh tật, thực phẩm chức năng .
CHƯƠNG 52. Sống công nghiệp – đẳng cấp fake
CHƯƠNG 53. Sống công nghiệp – thiên chức làm mẹ bị đe dọa
CHƯƠNG 54. Biến tướng và tiến hóa
CHƯƠNG 55. Ba cấp độ của từ thiện
CHƯƠNG 56. Du lịch camera – đừng giết chết du lịch
CHƯƠNG 57. Tự hào xiềng xích số đông như thế nào?
CHƯƠNG 58. Tài chính cá nhân của số ít
CHƯƠNG 59. Tư duy như một nhà kinh doanh
CHƯƠNG 60. Thu nhập thụ động – bánh xe tự động
CHƯƠNG 61. Bánh xe tự động 1 – affiliate marketing
CHƯƠNG 62. Bánh xe tự động 2 – sản phẩm
CHƯƠNG 63. Bánh xe tự động 3 – đại lý phân phối
CHƯƠNG 64. Bánh xe tự động 4 – kênh truyền thông (media)
CHƯƠNG 65. Bánh xe tự động 5 – tiện ích cho thuê (for rent)
CHƯƠNG 66. Bitcoin – tại sao bạn nên sở hữu ít nhất 1 bitcoin
CHƯƠNG 67. Không có thất bại
CHƯƠNG 68. Thời gian – cánh cửa cơ hội
CHƯƠNG 69. Trở thành một leader
LỜI KẾT
PHỤ LỤC 1. 44 Bài học quan trọng trong tại sao chúng ta ngủ
PHỤ LỤC 2. Sự thật về sữa bò
TỪ VỰNG (VOCABULARY)
Mời các bạn đón đọc cuốn sách Đừng Chạy Theo Số Đông của tác giả Kiên Trần
—-
LỜI GIỚI THIỆU
Nếu tất cả mọi người ai cũng làm chủ doanh nghiệp, thì ai sẽ đi làm thuê?
Tôi.
Bởi lúc đó họ sẽ phải đấu giá để có được tôi.
Nhưng điều này không bao giờ xảy ra. Bởi ngay từ trong trứng đến lúc mọc cánh, chúng ta đã được dạy phải làm cho người khác cả đời. Chỉ có 1% được dạy khác.
Bạn không chạy theo số đông.
Bạn LÀ số đông.
Tuy nhiên bạn đừng nhầm lẫn. Cuốn sách này không chỉ nói về vấn đề “làm thuê” hay “làm riêng”. Đây chỉ là một trong những khía cạnh rất nhỏ.
Cuốn sách này muốn làm nổi bật một hệ tư duy ngầm lớn và khủng khiếp hơn thế mà chúng ta không nhận ra. Một sức hút vô hình nhưng mạnh mẽ.
Chạy theo số đông.
Phần lớn mục đích sống và thói quen của bạn không do bạn quyết định. Số đông quyết định hộ bạn mà bạn không nhận ra. Họ “dạy” bạn. Họ “khuyên” bạn. Những lời khuyên và răn dạy có lúc thể hiện qua lời nói và văn bản trực tiếp rõ ràng.
Nhưng phần lớn nó hàm ý và không rõ ràng. Họ có thể không khuyên bạn trực tiếp. Mà đơn giản hàng triệu người làm theo một thứ hoặc đi theo một con đường nên “chắc chắn nó phải đúng”. Phải không?
Nếu không đúng tại sao cả xã hội lại làm vậy? Thậm chí “cả Tây cũng làm vậy”?
Bạn làm theo một cách vô thức. Có một sức hút vô hình từ xã hội, số đông khiến bạn mất kiểm soát nhưng vẫn nghĩ mình đang kiểm soát. “Nó” hút bạn theo con đường mà “nó” chọn cho bạn. “Nó” âm thầm thuyết phục bạn đó là “đam mê” thật sự của bạn. “Mục đích sống” thực sự của bạn. Hoặc nếu không, nếu bạn cưỡng lại, nghi ngờ, “nó” thuyết phục bạn hãy “kiên trì” theo nó. Hứa hẹn bạn một tương lai tốt đẹp màu hồng vào một ngày nào đó.
Không xa. @
Giống như sức hút của nam châm. Không màu không mùi không vị. Bạn không nhìn được nó. Không nghe thấy nó. Không ngửi thấy nó. Không sờ thấy được. Nhưng nó hút. Và hút mạnh. Dù bạn không nhìn thấy.
Số đông (quần thể) mà chúng ta đang sống là một cục nam châm khổng lồ. Có những “quy luật ngầm” chúng ta tự hiểu với nhau. Bất thành văn. Chúng ta làm theo mà không suy nghĩ. Không đánh giá. Không chút nghi ngờ.
Để thành công bạn phải học thật giỏi. Tham gia các hoạt động ngoại khóa. Học hết hàng thập kỷ, càng nhiều bằng cấp chứng chỉ càng tốt sau đó xin việc. Nếu may mắn và được ban ơn bạn sẽ được một công việc dài hạn tại một công ty lớn có tên tuổi. Lương cao.
Tết đến xuân về họ hàng sum vầy: “Cháu làm ở đâu?”.
“Cháu làm ở Vietcombank.”
“Cháu làm ở Cengroup.”
“Cháu học ở ĐH XYZ ABC.”
Oai chứ.
Nhưng một tuần có 7 ngày. Đổi 5 ngày cực nhọc để lấy lại 2 ngày cuối tuần. Bạn vẫn chấp nhận đánh đổi và tự hào.
Trong suốt nhiều năm.
Có điều gì đó sai sai.
Cuộc đời có 80 năm (nếu may mắn). Đánh đổi 65 năm học và cày để đổi lại 10-15 năm “về hưu” vào trại dưỡng lão chơi bingo (nếu may mắn). Còn nếu không may mắn, bạn tự hỏi tiền để làm gì khi sức khỏe và đam mê không còn.
Phần sau của cuốn sách mình sẽ cho bạn thấy tại sao sự tự hào (pride) về bản chất là thứ cầm tù chúng ta. Không phải thứ giải phóng như bạn vẫn nghĩ.
***
Đừng chạy theo số đông không phải cuốn sách xúi bạn trở thành người kiêu ngạo cực đoan xa lánh số đông.
Nó là cuốn sách nói lên sự cực đoan kiêu ngạo của số đông và phơi bày hệ thống tư duy công nghiệp (mà số đông nghĩ là hiện đại).
Và biến bạn trở thành một “số ít” bình thường, hiện đại nhưng khiêm nhường.
Bởi bạn nhận ra về bản chất, số đông cũng chỉ là nạn nhân.
—–
CẢNH BÁO
Cuốn sách này cần một mục cảnh báo.
“Đừng chạy theo số đông” là một mệnh đề chắc chắc sẽ gây tranh cãi.
Nó rất mạnh miệng. Mạnh miệng đến mức một câu nói hay một bài viết là không đủ. Bạn chắc chắn sẽ bị cho là cực đoan.
Nó cần cả một cuốn sách. Phân tích, mổ xẻ nhiều khía cạnh ở nhiều tầng.
Những quan sát, khẳng định, ví dụ, kết luận, ý tưởng trong suốt cuốn sách này sẽ có màu sắc mới lạ với bạn. Nó cũng đã từng mới với mình. Trong suốt nhiều năm.
Nếu bạn chỉ đọc một vài chương duy nhất hoặc trích đoạn một phần bất kỳ nào đó có khả năng cao bạn sẽ thấy nó khá cực đoan. Nhất là khi bạn chưa từng đọc những gì mình viết trước đó.
Nhưng nếu ghép các phần lại với nhau bạn sẽ thấy một bức tranh lớn dần dần hiện ra. Các chương bổ trợ lẫn nhau tạo nên một hệ tư duy mới. Một cái nhìn tổng thể giúp bạn nhìn thấy những kết luận vô lý với người khác, hợp lý với bạn.
Khi bạn bị một bức tường tâm lý vô hình siêu nặng đè lên người, bạn không thể chống một cái gậy để nhấc nó lên. Nếu chỉ có một cái, nó sẽ sập nhanh chóng. Bạn cần rất nhiều cái gậy. Bức tường siêu nặng này chính là hệ tư duy của số đông đè tư duy của bạn xuống. Cuốn sách này cho bạn hệ tư duy mới được chống bởi những chiếc gậy vững chắc để đẩy và nhấc bổng bức tường vô hình kia lên, giải thoát cho bạn. Tất cả chúng ta là nạn nhân của bức tường nặng nó, đè nén bởi số đông và chính số đông cũng là bên phải chịu đựng.
Ngữ cảnh là thiết yếu. Bạn hãy xem mỗi chương như một mảnh ghép hay một cái gậy chống.
Mình khuyến khích bạn không vội định kiến, đánh giá hoặc vội áp dụng hệ tư duy mà bạn đang có. Tạm gác chúng sang một bên.
Hãy coi như bạn là một đứa trẻ vừa sinh ra. Và đọc được hay được dạy những thứ có trong cuốn sách “gây tranh cãi” này. Liệu nó sẽ phát triển khác những đứa trẻ khác như thế nào?
Sau khi đọc xong cuốn sách, bạn sẽ thấy mọi thứ trong này đều rất bình thường. Có chăng số đông mới cực đoan chứ không phải bạn hay cuốn sách.
Biết được sự thật và sự cực đoan từ số đông có thể sẽ khiến bạn cô đơn hơn một tí. Nhưng ít nhất bạn sẽ được giải phóng. Sự thật là thứ sẽ giải phóng cho bạn, còn số đông sẽ cầm tù bạn với tư duy tập thể. Bạn sẽ hạnh phúc hơn, giàu có hơn, tự do hơn, giàu lòng nhân ái hơn, và quan trọng nhất: Bạn thực sự sống một cuộc đời (duy nhất) của bạn.
Hãy bắt đầu những chiếc gậy chống đầu tiên, những mảnh ghép đầu tiên và hãy nhớ: Đừng vội kết luận cho đến khi bạn đọc đến trang cuối cùng. Bức tường sẽ đè bạn xuống nếu bạn chỉ chống bằng một vài cây gậy.
Có những khía cạnh hay ví dụ sẽ hơi thuộc chủ đề cấm kị (taboo). Nhưng là một người tôn trọng sự thật khách quan, chúng ta không nên để định kiến xã hội và sự cấm kị làm rào cản, ngăn chặn tư duy mở và nhìn thấy ánh sáng. Phải không bạn? Sự thật khách quan là thứ sẽ giải phóng bạn.
Mình sẽ cầm tay bạn đi suốt cuộc hành trình.
Nếu bạn đã sẵn sàng, chào mừng bạn đến với Universe của Đừng Chạy Theo Số Đông.
*******
Theo tôi “Đừng Chạy Theo Số Đông” là một trong những cuốn sách ít ỏi của tác giả người Việt thực sự có giá trị, với những cách nghĩ và tư duy đổi mới. Cuốn sách chia sẻ cho ta những góc nhìn rõ nét những tư duy sai lầm của số đông. Chúng ta phải luôn tự vấn bản thân mình những giá trị ta cần quan tâm thực sự là gì. Những gì chúng ta nghe, ta thấy, ta được “khuyên” từ gia đình và mọi người cũng chưa chắc là đúng.
Ta không thực sự tự do lựa chọn và suy nghĩ như ta tưởng, ta luôn bị ý nghĩ của số đông tác động, số đông có một lực hút đáng sợ, nhưng khi ta cố tách ra khỏi nó thì nó lại phần nào hút ta mạnh hơn, sự an toàn, sự bảo đảm, lời hứa hẹn của số đông khiến ta lay động. Những thứ ta làm có thực sự là vì bản thân mình hay ta chỉ làm đang giùm cho người khác ?
Số đông chỉ là những chú kiến làm việc chăm chỉ, cần cù với tâm thế tự hào và tin tưởng một tương lai “sự nghiệp” vững vàng, làm ở công ty càng danh tiếng thì họ càng hạnh diện, rồi bán mình 8h/ngày, từ tháng này qua năm nọ một cách buồn chán tới khi về hưu, nhưng số tiền làm được cũng không dư giả đáng kể, những giá trị họ cống hiến tạo ra suốt năm tháng ấy, ai là người hưởng lợi nhiều nhất đó là họ hay công ty ? Họ không biết rằng họ đang ở trong một trang trại, đang cày bừa làm xanh tốt cho khu vườn nhà người khác.
Ta đang bị mắc một cảm bẫy đó là lương tháng, chúng ta không nên bán đổi thứ hữu hạn là thời gian để đổi lấy thứ vô hạn là tiền bạc, một ngày ta chỉ có 24h nếu ta cứ cố tăng thu nhập bằng cách bán thêm nhiều thời gian thì ta sẽ hi sinh thêm những thứ “cấm” khác là Sức khỏe và gia đình. Nhưng những thứ ta đánh đổi lại không mang lại giá trị tương xứng.
Để thoát khỏi sự lệ thuộc ấy ta hãy tham gia vào đầu tư giá trị bản thân và làm ra sản phẩm có Scalability vô hạn. Với những sản phẩm mang lại nguồn lợi vĩnh viễn cho bạn như kênh youtube, một quyển sách, một phần mềm, những khoản đầu tư, một doanh nghiệp… cộng với hiệu ứng lãi kép thì nguồn thu nhập là lớn hơn gấp nhiều lần lương tháng theo thời gian.
“Thất nghiệp” là một từ ta hay hiểu theo hướng tiêu cực, nhưng “số ít” lại hướng về nó, vì họ tạo ra những vòng bánh xe tài chính tự động và có Scalability lớn, tự xoay vòng và giải thoát họ khỏi lương tháng, thu nhập thụ động là chìa khóa giải phóng chúng ta, giúp ta làm chủ cuộc đời mình, làm chủ thời gian, sức khỏe và gia đình.
Những chia sẻ của tác giả tác giả trong sách, không phải kêu gọi ta hay áp đặt ta phải làm theo, mà tác giả chỉ đang chia sẻ góc nhìn của mình, cho người đọc có thể tham khảo và tự cân nhắc đưa ra lựa chọn của chính mình.
*******
Đừng chạy theo số đông: lại một lần nữa Kiên Trần không làm tôi thất vọng. Một cuốn sách đến đúng thời điểm, đúng lứa tôi và cho tôi thêm góc nhìn về cuộc sống cũng như công việc.
Tác giả lấy ví dụ tượng hình là đàn kiến rất hay cho những người công nhân, những người làm thuê, sáng đi tối về, ngày qua ngày, bán sức lao động và tưới cây cho khu vườn của người khác. Đó là quả thực là lời nhắc chỗ mỗi sáng cầm xe ra đường, đi làm của bản than
Lâu nay, mình vẫn cho bận rộn là thành công, là nhiều việc, là tích lũy kinh nghiệm nhưng đó là quả là một cú lừa, người có nhiều thời gian mới là người thoải mái nhất và mình đang đánh lừa chính bản than mình về bận rộn
Khi đi làm cũng như tưới cây vậy, cần xác định ro mình đang tưới cây và làm việc cho ai, nếu bản than không có ước mơ và mục tieu thì sẽ phải đi tưới cây cho vườn nhà người khác, và hoàn thành mục tiêu và ước mơ của người khác.
Điêu cần làm bây giờ là xác định mục tiêu và khu vườn nhà mình, từ đó mà có các bước hoàn thành và xây dựng riêng cho khu vườn nhà mình.Giáo dục không đến từ trường học, trường học cho ta cái cơ bản nhưng những vấn nạn như chạy trường, chạy lớp hay học thêm đều làm cho học sinh càng ngày càng lười và ít sáng tạo hơn. Điều đó là điều cần làm lại và thay đổi tư duy trong giáo dục, vì điều đó ảnh hưởng đến cả một thế hệ học sinh và tương lai đất nước. và đó cũng phải là vấn đề chỉ riêng Việt Nam, ở phương tây các nước tư bản phát triển cũng có những vấn đề tương tự tuy nhiên ở một mức độ khác nhau ở các nước khác nhau nên không thể lấy phương tây hay Mỹ ra làm chuẩn được.
Đừng là nhân viên và xóa số tầng lớp nhân viên Có những vùng cấm địa cần phải nuôi dưỡng và không được động vào, đó là: sức khỏe gia đình và sự tự do.
Ngoài xu hướng trở thành cổ đông, trở thanh ông chủ thì số ít còn có xu hướng là những tầm lớp lãnh đạo, những người thực hiện giỏi và rơi vào số ít. Lỗi mòn chuyên ngành và nhiều người học giỏi mắc phải, vì điều đó có thể thuê người làm được. Cần xây dựng cho bản than những bánh xe tự động: sản phẩm, đại lý phân phối, kênh truyển thông (fb, ins, tiktok..) và tiện ich cho thuê Tự lực cánh sinh, dựa vào bản than là cái tồn tại duy nhất và luôn đồng hành cùng với mình