Thành công là học cách làm việc THÔNG MINH hơn chứ không phải CHĂM CHỈ hơn! Những người thành công thường chỉ tập trung thời gian của họ vào một vài ưu tiên và luôn nghĩ làm thế nào để mọi việc diễn ra suôn sẻ.
Mỗi người đều có 96 khối năng lượng mỗi ngày để làm những gì chúng ta muốn. Bạn luôn cần đảm bảo mình đang sử dụng mỗi khối năng lượng một cách khôn ngoan để đạt được tiến bộ nhanh nhất trên các mục tiêu quan trọng của bản thân. Đừng Làm Việc Chăm Chỉ Hãy Làm Việc Thông Minh để luôn duy trì nguồn năng lượng tích cực là cuốn sách Bizbooks xin trân trọng gửi đến quý độc giả.
Những kiến thức trong cuốn sách đưa ra những nghiên cứu về bộ não để giúp chúng ta quản trị trí não, cảm xúc và thói quen với những bước hành động hết sức giản đơn nhờ đó thiết lập những kế hoạch phù hợp với nhịp độ sinh học của bản thân.
Những người thành công thường chỉ tập trung thời gian của họ vào một vài ưu tiên và luôn nghĩ làm thế nào để mọi việc diễn ra suôn sẻ. Điều này tưởng chừng như đơn giản nhưng không hề dễ dàng. Mời bạn đọc cuốn sách Đừng Làm Việc Chăm Chỉ Hãy Làm Việc Thông Minh để tìm ra lời giải đáp.
► Sách khác bạn cũng sẽ thích:
- Sách Danh Gia Cổ Vật 1: Kỳ Án Đầu Phật PDF
- Sách Danh Gia Cổ Vật 2: Bí Ẩn Thanh Minh Thượng Hà Đồ PDF
- Sách Danh Gia Cổ Vật 3: Hôi Của Đông Lăng PDF
****
Thông qua 4 chương sách Đừng Làm Việc Chăm Chỉ Hãy Làm Việc Thông Minh, mỗi chương nói về một nhóm nhu cầu của con người, tác giả nêu ra các phương pháp để giúp chúng ta làm việc thông minh và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, mình thẩy quyển này không chỉ hướng tới người lao động mà còn cả cho người sử dụng lao động.
1. Nhu cầu thể chất: ngủ đủ giấc, ăn uống điều độ, tập thể dục, xen kẽ giải lao với làm việc. Khi con người khỏe mạnh thì năng suất làm việc mới cao. Không phải cứ làm nhiều (dành nhiều thời gian làm việc) thì sẽ có hiệu quả cao. Nhất là làm việc trong cơn buồn ngủ dễ gây những hiệu quả nghiêm trọng.
=> Người lao động: cần có thời gian nghỉ ngơi giải lao hợp lý
=> Người sử dụng lao động: phải cho người lao động có thời gian nghỉ ngơi, đánh giá dựa trên hiệu quả làm việc, chứ không phải làm đủ thời gian quy định.
2. Nhu cầu được an toàn và cảm xúc tích cực: chúng ta thường làm việc khi không ở trong vùng hiệu suất cao. Vì sao? Vì chúng ta có quá nhều thứ để lo lắng, sợ hãi, tức giận, buồn bã.
=> Người lao động: cần chăm sóc cho đời sống tinh thần lành mạnh
=> Người sử dụng lao động: tạo điều kiện để các lao động tập trung hoàn toàn vào công việc. Thực tế những công ty trả lương cực cao nhưng hoạt động cũng cực hiệu quả, doanh thu khủng. Ví dụ như các công ty các công ty công nghệ lớn, nhân viên không phải lo lắng nhiều khi làm việc. Vợ con được mua bảo hiểm, lương cao để chu cấp cho cha mẹ lớn tuổi. Còn ở VN, nhiều người lao động trong giờ làm việc tại công ty chính, còn có nghề tay trái, như bán hàng online, cò BĐS, … thậm chí biển thủ ngân quỹ công ty.
3. Nhu cầu tự thể hiện bản thân: người quản lý cần có sự đánh giá đúng năng lực của nhân viên. Người nhân viên cũng cần có sự tập trung vào công việc, bỏ qua những yếu tố gây xao nhãng, nhất là việc check mail thường xuyên sẽ giảm tập trung và gây căng thẳng cao độ. Chỉ nên check mail vào một khung thời gian cố định trong ngày, lập ra kế hoạch hành động hàng ngày để chủ động trong công việc.
4. Nhu cầu được tôn trọng: chúng ta cần tìm ra và đánh giá đúng giá trị của bản thân. Tìm nơi làm việc mà ở đó bản thân cảm thấy thoải mái nhất. Không được để “sự bận rộn” làm một cái cớ để đánh mất giá trị bản thân. Không cố gắng đánh lạc hướng sự đau khổ, khó chịu trong công việc bằng những thói quen xấu như ăn nhiều đồ ngọt, ngủ muộn, không tập thể dục, cáu gắt với gia đính và những người thân xung quanh.
* Điểm hay của cuốn sách Đừng Làm Việc Chăm Chỉ Hãy Làm Việc Thông Minh:
– Dựa vào nhu cầu của mỗi người thực sự là một các tiếp cận rất thông minh. Ai cũng có những nhu cầu căn bản tương tự nhau, phổ biến cho đại chúng, gần gũi và dễ đọc.
– Đánh mạnh vào tư duy của những nhà quản lý hay người sử dụng lao động, chỉ muốn nhân việc nhiều hơn mà không phải là làm việc thông minh hơn. Mong muốn có kết quả tốt hơn nhưng hành động thì không phục vụ cho mục đích đó.
* Điểm chưa hay của cuốn sách Đừng Làm Việc Chăm Chỉ Hãy Làm Việc Thông Minh:
– Cách đặt vấn đề hay nhưng cách diễn đạt khá chán, không hấp dẫn lắm.
– Giải quyết thỏa đáng câu hỏi “Tại sao?” nhưng cách giải quyết “Như thế nào?”thì chưa được triệt để.
Tóm lại cuốn sách Đừng Làm Việc Chăm Chỉ Hãy Làm Việc Thông Minh rất có ích cho ai cảm thấy công việc của mình quá nhàm chán, vòng quay cuộc sống hiện tại quá nhàm chán, quá mệt mỏi hay muốn cải thiện cách làm việc của mình cho tốt hơn. Tóm tắt vài ý chính mà mình thấy là trọng điểm sau khi đọc xong cuốn sách này với ebookvie nhé
– Làm việc thì cần có sự nghỉ ngơi
– Làm việc thì hãy tìm động lực, niềm vui ở trong đó
– Làm việc thì tập trung vào điều cần làm, biết từ chối những thứ không liên quan.
– Ăn uống điều độ, ăn đồ ăn tốt cho sức khoẻ, ngủ nghỉ điều độ, ngủ đủ, chăm chỉ vận động
– Tập trung, phát huy điểm mạnh của các bộ phận trên cơ thể
– Biến thứ muốn có thành thói quen
Tuy nhiên quyển sách quá chi tiết vào các ví dụ, luận điểm, chứng minh luận điểm nên cá nhân mình thấy hơi dài dòng.