Cuốn sách “Đúng Việc” không chỉ là một tập hợp các gợi ý và tư duy nền tảng mà còn là một phương pháp luận để mỗi người tự thấu hiểu bản thân và tìm ra con đường của mình trong cuộc sống. Tác giả sử dụng văn phong dí dỏm, súc tích và có tính hệ thống cao để truyền đạt những tư tưởng và giá trị cốt lõi, từ đó giúp độc giả tự gợi ra những câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời cho bản thân.
Cuốn sách không chỉ đề cập đến việc trở thành một con người tự do và nhân bản, mà còn khuyến khích độc giả tìm hiểu về những giá trị cơ bản và thấu hiểu về bản thân mình. Bằng cách đọc và nghiên cứu từng phần của cuốn sách một cách chậm rãi và sâu sắc, người đọc có cơ hội suy ngẫm về cuộc sống của mình và xác định những mục tiêu và giá trị cá nhân.
Đọc sách “Đúng Việc” không chỉ là một trải nghiệm đơn giản mà còn là một hành trình trưởng thành và tự hoàn thiện bản thân. Hy vọng rằng mỗi lần đọc lại cuốn sách, độc giả sẽ cảm thấy trưởng thành hơn và tìm ra những giá trị mới trong cuộc sống của mình.
—-
Quyển sách Đúng Việc này có thể được gọi là Khuyến học của người Việt, tuy dĩ nhiên không thể so sánh với tầm ảnh hưởng của Khuyến học – Yukichi, chủ đề cũng không hoàn toàn trùng lặp, nhưng đều có điểm chung là khuyến khích tự giáo dục, trách nhiệm của con người trong cộng đồng và xã hội, viết về những đề tài to lớn cho đối tượng độc giả bình dân, và chứa đựng những tư tưởng lớn mang tính truyền cảm hứng sâu sắc.
Sách Đúng Việc giúp mình nhận thức rõ hơn về khai minh và khai tâm, về năng lực cần có của con người, về con người văn hóa và con người chuyên môn, về thế nào là một con người tự do, (không chỉ là tự do theo nghĩa bình thường mà còn phải vượt lên sự ràng buộc của vật chất, danh tiếng, quyền lực…), về hệ quy chiếu để xác định rõ ràng cái gì là đúng là sai, về quyền của nhân dân và quyển của nhà nước, cũng như gợi mở về những thứ mà mình rất mù mờ trước đây như lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tác giả cũng đề cập một cách rất khéo léo giúp độc giả nhận thức được tình hình của đất nước và những điều đang diễn ra trong xã hội này. Thực sự là một quyển nên đọc cho người trẻ.
Không liên quan nhưng mà mình ngạc nhiên vì sách với chủ đề này (tưởng chừng không phải là sự quan tâm của phần đông độc giả quần chúng) mà được tái bản, lại còn tái bản với số lượng đến 50 nghìn bản. Không biết đã bán hết hay chưa nhưng dù sao cũng thật là một điều đáng mừng và đáng ngưỡng mộ.
► Đừng bỏ qua sách này nhé:
Nếu nói một cách hài hước, tôi có thể đánh giá rằng: Giá trị của cuốn sách Đúng Việc không dễ đo đạc và dễ hấp dẫn như số đo ba vòng của các cô người mẫu, nhưng kể từ khi bạn bắt đầu trăn trở với những vấn đề về lẽ sống, cách sống của mình, và bắt gặp tên cuốn sách, rồi đọc hết nó, bạn sẽ biết rằng, có rất nhiều niềm vui khác ngoài niềm vui ngắm nghía các cô người đẹp, và những niềm vui đó sẽ khiến bạn thấy cuộc sống của mình ý nghĩa hơn.
Đúng Việc nên là một cuốn sách giáo khoa gối đầu giường để vào đời cho tất cả những bạn trẻ đang chập chững với những trăn trở đầu đời về cuộc sống: “Tôi là ai”, “Tôi đến trái đất để làm gì”, và “Cuộc đời tôi sẽ như thế nào”. Kể cả khi không còn trẻ, đã học ở trường đời nhiều bài học cuộc sống, bạn vẫn có thể tìm thấy ở cuốn sách những giá trị, những lẽ phải mình tâm đắc, hoặc giờ mới ngộ ra, xoay quanh việc “Làm người và sống là con người”. Theo tác giả, cuộc đời con người sẽ có 3 việc chính: Làm người, Làm dân và Làm việc, và đó cũng là ba chương chính của cuốn sách. Phần cuối tác giả chia sẻ những triết lý về giáo dục mà cả đời tâm huyết của ông vẫn nặng gánh suy tư theo đuổi.
Với phần I, bằng cách kể những câu chuyện thú vị, tác giả dần dẫn dắt câu hỏi, bình luận xoay quanh “nên người”; “làm người”. Từ triết lý của Plato về mục đích sống, ông bàn đến lẽ sống, lẽ phải – những giá trị mà loài người hơn các loài vật khác. Khi lẽ phải được đặt lên trên cùng, con người sẽ sống và chiến đấu vì nó. Và để nhận biết được lẽ phải, chúng ta cần những tiếng gọi từ chính bên trong mỗi con người chúng ta. Để có được sự thức tỉnh thôi thúc bên trong đó, tất cả sẽ xoay quanh việc khai sáng trí óc, thấu hiểu trái tim, nuôi dưỡng văn hóa, tâm hồn.
Khi đó, chúng ta mạnh mẽ, trở thành những con người tự do/ tự trị, làm những gì chúng ta cho là lẽ phải, chứ không phải nô lệ của công danh, tiền bạc, lời bàn tán của xã hội hay bất cứ sức mạnh phi nghĩa nào. Khi đó chúng ta làm chủ bản thân, ta là sản phẩm của chính ta, ta có quyền làm ra chính ta. Xã hội cần những chủ thể để có thể tiến đến văn minh, vĩ đại.
Và để lẽ phải được thực thi, lại cần một cơ chế tự do, một nhà nước có đầy đủ chức năng tam quyền phân lập mà tác giả so sánh, chỉ điểm rất rõ rang trong phần II: Làm Dân. Phần III Làm việc phân tích cụ thể hơn những giá trị mà tác giả cho là đúng cho mỗi một mảng công việc chính trong xã hội mà mỗi con người tự do/tự trị sẽ nhận ra: “Bởi lẽ.. công dân thì khác với thần dân, ca sĩ thì khác với thợ hát; trí thức thì khác với trí nô; nhà báo thì khác với bồi bút, nhà quản trị thì khác với kẻ cai trị, doanh nhân thì khác với trọc phú hay con buôn…”
Toàn bộ cuốn sách Đúng Việc được viết rất logic, hệ thống. Tác giả có xu hướng thích sử dụng việc bẻ từ, bẻ câu chữ để phân tích cho sát sườn (Ví dụ: chính giáo – lương giáo – khoa giáo), cho ra nhẽ hai thái cực hay những kiểu thái độ trong phổ phẩm chất của bất cứ một công việc, ngành nghề, thái độ sống, ví dụ: doanh nhân hay là con buôn; ca sĩ hay là thợ hát. Có lẽ những đúc kết kinh nghiệm bao năm làm nghề sư phạm đã được tác giả đưa rất nhiều vào cuốn sách đầy tâm huyết này, để nó đến với người đọc qua rất nhiều ví dụ dễ hiểu, công thức thú vị, cách lặp lại và giải thích vấn đề cũng khiến một chủ đề khô khan như Việc Làm Người mà cuốn sách đề cập, trở nên dễ hiểu, dễ nhớ với ai thực sự đọc nó một cách tập trung.
Tôi vẫn đánh giá rất cao cuốn sách này dù đôi chỗ tôi vẫn kỳ vọng cao hơn. Ví dụ như những trích dẫn minh họa đưa ra tuy kinh điển và là chân lí muôn đời nhưng dẫu sao cũng đã được lan truyền khá nhiều, khán giả có lẽ sẽ kỳ vọng những câu chuyện mới mẻ hơn. Nhưng không vì thế mà những vấn đề mấu chốt tác giả đưa ra mất đi chân giá trị của nó. Đặc biệt quý báu bên cạnh tâm huyết của tác giả khi “lạm bàn” về những vấn đề dễ bị coi là khô khan, giáo điều, chính là việc cuốn sách cung cấp một cái nhìn tổng quan, như một khung xương về cách con người và xã hội đã, đang và nên vận hành.
Rất cần cho các bạn trẻ! Cuốn sách Đúng Việc như một tấm bản đồ đại cương để các bạn trẻ tự lần mò, khám phá, thêm thắt đường đi nước bước, tìm ra kho báu giá trị nhất đời mình.
******
Mình đọc lại Đúng việc, và mlần này bản thân mình tiếp thu tư tưởng của cuốn này ở một mức độ cao hơn lần đầu.
Mình vẫn thích hai phần đầu hơn, nhất là “Làm người”. Khi Giản Tư Trung nói về sự kiện khủng bố nhằm vào tòa soạn tạp chí Charlie Hebdo ở Paris và đặt ra câu hỏi: Tôi nên là Charlie hay tôi không nên là Charlie. Mình có thể khắt khe với bản thân, nhưng không nên và không thể khó khăn với người khác, “không ai có quyền hạn chế tự do của người khác với lý do là nó sẽ giúp cho người đó trở nên hạnh phúc hơn”.
Mình ngưỡng mộ Einstein. Ông bảo, “Có hai thứ được coi là vô tận: Vũ trụ và sự ngu dốt của con người”’, và ông còn bổ sung thêm, “Về phần vũ trụ thì tôi không chắc lắm”. Nói tóm lại, thì đừng để mình rơi vào cái hố dốt mênh mông. Mỗi người chỉ có một cuộc đời, do đó phải biết rõ là ta sẽ dùng đời mình vào việc gì và việc đó có đáng để dùng không. Nếu mà vẫn loay hoay quá chưa biết “what you love” là gì thì tốt nhất là “love you do” trước đã. Làm gì thì cũng làm cho trọn việc đó, kể cả nấu nướng dọn dẹp nhà cửa
*****
– Đúng việc tưởng chừng là một đề tài chả có gì đáng bàn luận, tuy nhiên, theo quan điểm của thầy Giản Tư Trung, nếu mỗi con người không tự ý thức được vai trò, trách nhiệm hay giá tri của bản thân để làm tốt dc cuộc đời mình, thì không chỉ cuộc sống của họ khốn khổ mà còn kéo đất nước họ đi xuống con dường vô minh, bất ổn và gây ra những sai lầm nối tiếp cho thế hệ sau.
– Có thể xem rằng đây chính là một Khuyến Học của VN, tuy nó không bàn nhiều về việc học nhưng chúng đề là những quyển sách truyền tải những suy nghĩ lớn cho dân thường, cho ta một góc nhìn về chuyện khai minh. Đáng là quyển sách gối đầu giường cho những bạn trẻ luôn trăn trở về một cuộc sống tốt đẹp hơn, một cộng đồng có tinh thần trách nhiệm hơn, xã hội đạo đức hơn, khai phóng hơn. :’)
-Quyển sách dc chia làm 4 phần (làm người, làm dân, làm việc và làm giáo dục), trong đó làm người, làm dân và làm việc là những điều cơ bản nhất của một đời người, còn phần làm giáo dục là nỗi niềm đau đáu của nhà giáo Giản Tư Trung trước sự mục nát của nền giáo dục nước ta – thứ nên được coi là xưong tuỷ cốt lõi của quốc gia – được truyền tải tỉ mỉ tinh tế qua những chia sẻ về triết lí giáo dục mà ông tâm niệm.
-Từng chữ trong sách không hề dư thừa một tẹo nào cả bởi nó đã chỉ cho ta một suy nghĩ chính chắn, đúng dắn hơn về nhận rõ những khái niệm một cách giản dị mà trước đây chúng ta thường cho là không thể hiểu nổi hoặc hiểu mơ hồ. Trong phần làm người thế nào là khai minh, khai tâm và làm thế nào để khai phóng những điều đó. Hay trong phần làm dân, thế nào là con người tự do, hiến pháp, tư pháp, hành pháp, cơ chế của guồng máy nhà nước ra sao. Hay trong phần làm việc, những minh định chẳng hạn như nào là nhà quản trị hay độc tài, nhà lãnh đạo hay sếp, doanh nhân hay con buôn, ca sĩ hay thợ hát, nhà giáo hay thợ dạy,… từ đó còn khéo léo nhắc nhở ta về tình hình đất nước và cho ta niềm tin, suy nghĩ thấu đáo cho con dường tự thân tự lực xuyên suốt dời người.
-Nói chung, mình rất bất ngờ và trăn trở trước những quan điểm đột phá này.