Cuốn sách “Hành tinh của một kẻ nghĩ nhiều” là một tác phẩm đầy sức hút và ý nghĩa dành cho những người trẻ hiếu kỳ muốn khám phá thế giới nội tâm của chính mình. Tác giả không chỉ đơn thuần là một hướng dẫn viên, mà còn là một người bạn đồng hành, đưa bạn đi sâu vào những góc khuất của tâm trí và cảm xúc.
Trong cuốn sách này, thông qua các chia sẻ và kiến thức từ podcast Amateur Psychology – Tay mơ học đời bằng Tâm lý học, tác giả mở ra một cánh cửa tới thế giới tưởng chừng phức tạp nhưng thực ra lại rất gần gũi và quen thuộc.
Nếu bạn là một kẻ nghĩ nhiều, cuốn sách này sẽ là một nguồn động viên và đồng hành đáng giá trị trong hành trình tự khám phá và hiểu biết về bản thân. Chào mừng bạn đến với hành tinh của những người nghĩ nhiều, nơi bạn sẽ tìm thấy sự đồng cảm và lời khuyên hữu ích để vượt qua những thách thức của cuộc sống.
—
01. Thoải mái với cô độc và cảm giác không thuộc về
Có phải khi con người cảm thấy cô độc, họ không hề nghĩ rằng trên đời có những kẻ giống như họ? Việc biết rằng có vô và những kẻ cô độc khác trên đời liệu có xoa dịu cảm giác cô lập trong họ hay không? Liệu khi biết rằng chính bản thân cũng là một kẻ cô độc có xoa dịu cảm giác lạc lõng bên trong bạn, một người cũng có cảm tưởng tương tự về bản thân? Chúng ta vẫn hay lầm tưởng và nạn nhân hóa cụm từ cô độc hay những người lựa chọn sự cô độc. bởi chúng ta là những động vật xã hội, do đó chuyện giao tiếp và gây dựng quan hệ với những động vật xã hội khác dường như đã được lý tưởng hóa là một điều những người tài giỏi, cấp cao và thu hút làm rất tốt. Ngược lại, việc không giỏi nói chuyện, không giữ được những mối quan hệ xã giao hoặc hồi hộp trước đám đông sẽ bị gán mác yếu kém, đáng thương hại và cần được cải thiện để trở nên tốt hơn.
Đặc biệt trong xã hội hiện đại, với sức mạnh của mạng xã hội, các mối quan hệ – vốn là chìa khoá dẫn đến những cơ hội công việc, tình yêu, bạn bè – càng được khuếch đại khi mà định mệnh chỉ cách bạn một cú nhấp chuột, một mẩu tin nhắn. Việc kết nối đơn giản, việc không giỏi kết nối càng biến thành một sự hổ thẹn cho những người thích được ở một mình. Việc chấp nhận bản thân là một người cô độc không phải là một ý tưởng có thể khiến bạn thoải mái thú nhận mà không cần hàng vạn giờ tự nói chuyện và thuyết phục bản thân bạn không phải là một kẻ lập dị.
Trục xu hướng tính cách hướng nội – hướng ngoại là một khái niệm đã khá phổ biến bên trong tâm lý học tính cách. Hai cực tính cách này đã tiếp cận đến dân số chung mạnh mẽ qua các bài trắc nghiệm phổ biến có thể dễ dàng tìm thấy và làm trực tuyến như Mô hình Năm đặc trưng tính cách lớn (Big Five Personality) hay Bộ câu hỏi trắc nghiệm 16 nhóm tính cách Myer-Briggs (Myer-Briggs 16 Personality Test). Một thuyết tính cách ta được chứng minh và sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực tâm lý học và thuyết Năm đặc trưng tính cách lớn (Big Five Personality) được phát triển và nghiên cứu sâu bởi hai nhà tâm lý học Costa và McRae (1985, 1989, 1992, 1997). Trong đó. Sự hướng ngoại được định nghĩa là một thước đo đáng tin cậy cho mức độ giao tiếp xã hội của một người. Sự hướng ngoại được quyết định bởi 6 yếu tố bao gồm sự ấm áp, độ yêu thích việc giao du, sự chủ động, sự năng động, việc tìm kiếm sự hào hứng và cảm xúc tích cực.
Bởi những đặc trưng tính cách này, sẽ không có gì bất ngờ khi những người cô độc thường thuộc nhóm hướng nội. Và cũng không còn xa lạ gì chuyện tính cách hướng ngoại thường được coi trọng hơn trong xã hội chúng ta đang sống. Nghiên cứu của Back và các cộng sự (2011) cho thấy những người có tính cách hướng ngoại thường dễ dàng thu hút người khác hơn và khiến người lạ có nhận định tích cực về họ ngay từ lần gặp đầu tiên, ngược lại với sự im lặng của người hướng nội.
Nhìn lại những năm tháng xa nhà, những mùa Tết không có gia đình, bạn bè, nhìn lại đêm giáng sinh nằm trên giường ký túc xá, dưới ánh đèn led dây mình mua ba trăm ngàn trên Amazon, mình càng thấm thía sự cô độc đã trải qua, một sự thỏa hiệp mà trong thời điểm đó, mình thậm chí đã không biết đến sự tồn tại của nó. Những cảm xúc trong căn phòng đơn độc không để lại nỗi buồn trong trái tim, nhưng để lại dấu vết của một kẻ ngoài lề xã hội, một minh chứng cho sự biệt lập mà mình đã thôi chối bỏ.
Mình nhận ra, sự cô độc chỉ tiêu cực khi bạn coi thường nó, khước từ nó và ép bản thân trốn chạy khỏi nó. Nghiên cứu của Nguyen (2019) với các sinh viên đại học năm nhất ở Mỹ và Canada cho thấy, đối với những sinh viên không cảm thấy bản thân thuộc về một cộng đồng nhất định, việc chủ động tìm đến sự cô độc và chấp nhận bản thân khi ở một mình cho thấy sự tích cực trong sức khỏe tinh thần của họ, biểu hiện ở lòng tự trọng cao, cảm giác cô đơn thấp và mong muốn kết nối với những người khác cao hơn. Ngược lại, những sinh viên không thể hòa nhập và cũng không thể thỏa hiệp với cô độc có xu hướng cô độc cao hơn, khả năng mắc bệnh trầm cảm cao hơn, lòng tự trọng thấp và cảm giác kết nối với người khác thấp hơn.
Thời còn làm nhân viên bán hàng trong tiệm tạp hóa của trường đại học, rất nhiều lần các bạn đồng nghiệp đã hỏi mình rằng “Mày có tham gia câu lạc bộ nào không?” Mình đều cười và nói rằng “Không, tao ghét giao tiếp xã hội lắm, tao cũng ghét câu lạc bộ nữa.” Tất cả đồng nghiệp đều bất ngờ khi mình nói với họ điều này, “Nhưng mà tao cảm thấy mày hòa đồng lắm mà.” Đó chính là sự mâu thuẫn của cảm giác cô độc, bạn có thể cảm nhận nó ngay cả khi nói chuyện và gây dựng nhiều mối quan hệ xã giao đòi hỏi mức năng lượng thấp và dành phần lớn thời gian cho bản thân.
Một yếu tố khác khiến mình cảm thấy bản thân luôn muốn được ở một mình nhiều hơn là việc tham gia vào các hội nhóm -đây cũng nằm trong số những điều mình đã thử. Mình từng cố ép bạn thân góp mặt trong một vài câu lạc bộ của trường đại học như: cầu lông, bóng bàn và bắn cung. Dù mình rất thích và tận hưởng tất cả các hoạt động này nhưng việc phải xã Giao và thực hiện chúng trong môi trường đám đông và hội nhóm khiến mình rất mệt mỏi. Mình vẫn nhớ vào năm nhất. Trong một lần bước vào phòng của câu lạc bộ bóng bàn, mình đã trải nghiệm cơn lo âu xã hội tệ nhất trên đời, mình vừa khó thở, mặt nóng ran, vừa bồn chồn đến buồn nôn. Tất cả những điều này xảy ra đều do cảm giác lo sợ đã đạt đến đỉnh điểm. Mình nhận ra rằng không có lý do gì để bắt ép bạn thân phải trải qua những cuộc tình cảm xúc như vậy chỉ vì xã hội cho rằng việc hướng ngoại, việc giao lưu rộng rãi và thuộc về hội nhóm là điều đáng mong đợi, là điều mình buộc bản thân phải thay đổi để cảm thấy thuộc về.
Vậy hà cớ gì phải ép bản thân trải qua những cảm xúc cao trào ấy khi mình thoải mái hơn với cảm giác trầm lặng và điềm tĩnh? Nghiên cứu của Nguyen (2018) chia những người tham gia vào hai nhóm. Nhóm thứ nhất sẽ ngồi một mình và không làm gì trong 15 phút và nhóm thứ hai sẽ được giao tiếp với trợ lý nghiên cứu. Những người tham gia sẽ được khảo sát về cảm xúc trước và sau khi tham gia thí nghiệm. Kết quả cho thấy việc ở một mình sẽ giảm nhưng cảm xúc cao trào, cả tích cực lẫn tiêu cực, nhưng hào hứng, mạnh mẽ, tự hào, tràn đầy cảm hứng hay bồn chồn, sợ hãi, xấu hổ, khó chịu và gia tăng những cảm xúc có mức năng lượng thấp như điềm tĩnh và bình yên. Kết luận của nghiên cứu này cho thấy cô độc cho chúng ta cơ hội để thanh thản và điềm đạm hơn.
Thoải mái với cô độc, rốt cuộc không chỉ giúp một kẻ hướng nội két giao tiếp như mình dành nhiều thời gian hơn để tìm hiểu sự giàu có trong tâm hồn của bản thân. Điều này còn dạy mình chấp nhận rằng khi không được nhìn nhận là cool ngầu vì ít bạn bè, ít người theo dõi trên mạng xã hội thì cũng không sao cả, vì mình thoải mái là chính mình. Đó có lẽ là cách tốt nhất để bước vào bản thể chân thật nhất và đem lại sự tự tin trầm lặng – điều đã giúp mình bắt đầu những công việc mới ở một đất nước xa lạ cũng như bắt đầu một podcast để chia sẻ chuyện sống thật và sống yếu đuối với rất nhiều những người đồng cảm và nhìn thấy họ trong bản thể nhiều khiếm khuyết và phi hoàn hảo của chính mình.
02. Chật vật với chuyện ghét bản thân
Trước khi chấp nhận cảm giác không thuộc về và thoải mái với cô độc, mình đã có một thời gian dài trải nghiệm cảm giác chán ghét bản thân. Điển hình của những hành vi tàn nhẫn này là việc đầu tiên mình liên tục nhai đi nhai lại những điều xấu hổ mình đã phạm phải trong quá khứ. Tất cả đều là những sai lầm mình không bao giờ muốn kể ra cho người ngoài, nhưng lại không ngừng dằn vặt bản thân và làm bầm dập sức khỏe tinh thần của chính mình. Tất cả đều là những chuyện không thay đổi được, đều là những sai lầm tuổi trẻ, đều là những hành vi chưa từng gây hại đến ai, nhưng mình nhận thức được đó là những hành vi sai trái và do đó mình không đáng được tha thứ, không đáng được xem là một con người đàng hoàng.
Những ký ức này quay đi quay lại trong đầu mình như những thước phim, khi mình đứng tắm trong nhà tắm, khi mình nấu ăn, khi mình đi bộ bâng quơ và nhìn thấy một đồ vật liên quan đến ký ức đó. Rất nhiều lần mình phải bố vào cẳng tay để cắt đứt những dòng suy nghĩ này. Đầu óc mình không bao giờ ngươi nghỉ chỉ trích bản thân. Đến bây giờ để nhìn lại sức khỏe tinh thần tồi tệ của mình hồi năm hai đại học, mình nghĩ rằng phần lớn nguyên nhân bắt nguồn từ không biết mình là ai, cũng không có giá trị sống để định nghĩa bản thân. Hệ quả của nó là việc mình tự tước đoạt lòng chắc ẩn với chính mình và tự tra tấn tinh thần mỗi ngày.
Neff (2003) định nghĩa dòng chắc ẩn cho chính mình là khi bạn đối xử với cá thể đang chật vật trong đời – không ai khác là chính bạn – bằng sự tử tế thay vì sự chỉ trích, bằng cách thấu hiểu thay vì liên tục nhai đi nhai lại những sai lầm cùng khiếm khuyết của bản thân trong đầu và chấp nhận rằng việc phạm lỗi hay vật lộn trong đời là một điều rất con người. Không giống như lòng tự trọng là một thứ chỉ có thể xây dựng dựa trên những thành tựu hay những điều đẹp đẽ bạn làm, lòng trắc ẩn do chính mình là loại xúc cảm vô điều kiện, bất kể bạn có thành đạt hay không, tốt đẹp hay không, đó là việc luôn đối xử với chính bạn một cách dịu dàng và tử tế. Nghiên cứu của Neff (2003) cho thấy những người có lòng tự trách bản cao thường cảm thấy ít lo âu và trầm cảm hơn, đồng thời cảm thấy gắn kết với xã hội và hài lòng với cuộc sống hơn, bất kể lòng tự trọng của họ có cao hay không. Việc ghét bản thân, do đó, nên được định nghĩa là khi bạn tự mình tước đoạt lòng trắc ẩn với bản thân.
Một khái niệm khác cũng gắn liền với lòng trắc ẩn tự thân và sự chán ghét bản thân là nỗi sợ lòng trắc ẩn, bao hàm cả việc từ chối yêu thương bản thân và lòng tốt người khác dành cho chúng ta. Nghiên cứu của Gilbert và cộng sự (2014) và nỗi sợ này đề cập đến hai lý do khiến chúng ta không muốn dành lòng trắc ẩn cho chính mình. Lý do thứ nhất nằm ở chỗ chúng ta nhìn nhận việc đón nhận lòng tốt là một sự yếu đuối hoặc nuông chiều bản thân. Do đó, để là một người mạnh mẽ, chúng ta vô tình khước từ lòng tốt từ mọi người xung quanh đồng thời không thể tự xây dựng lòng trắc ẩn cho chính mình.
Lý do thứ hai cho rằng nỗi sợ này đã được cắm rễ từ những tổn thương trong tuổi thơ. Cụ thể hơn, nghiên cứu này cho thấy rằng những đứa trẻ bị bạo hành hay thiếu sự quan tâm tới các bậc cha mẹ thường lớn lên với nỗi sợ về lòng tốt và sự gắn kết. Nỗi sợ này thường kích hoạt xu hướng né tránh cảm xúc trong mối quan hệ giữa người với người. Nghiên cứu của Naismith (2019) cho thấy rằng những đứa trẻ thiếu thốn tình thương của ba mẹ trong tuổi thơ sẽ có lòng trắc ẩn thấp cho bản thân khi trưởng thành. Đồng thời, cảm giác yếu kém và không bao giờ là đủ cũng là hệ quả của việc không nhận được sự công nhận từ cha mẹ.
Nghiên cứu của Gilbert cùng các cộng sự (2014) cho thấy biểu hiện giữa hai đón nhận lòng trắc ẩn từ người khác có mối quan hệ đồng biến với nỗi sợ yêu thương chính bản thân. Hay nói cách khác, nếu bạn không thể để người khác yêu bạn thì chính là do bạn không thể yêu bản thân mình và ngược lại. Nghiên cứu này cũng chỉ ra những người có xu hướng trầm cảm thường cho rằng việc được yêu vô cùng đau đớn vì họ không cảm thấy mình xứng đáng được yêu. Sự chán ghét bản thân ở đây bắt nguồn từ suy nghĩ: “Đó là bởi bạn không phải là tôi, nếu bạn biết được những gì đang diễn ra trong đầu tôi, bạn sẽ không thể yêu tôi đâu.” Cảm giác xấu hổ và việc tin rằng bản thân là một kẻ xấu là vật cản khiến chúng ta không thể yêu thương chính mình và càng không thể cho phép người khác yêu thương chúng ta.
Vào năm 2016, thông qua việc trị liệu tâm lý với những bệnh nhân trầm cảm, Austin đã nghiên cứu về sự chán ghét bản thân và cho rằng đây là biểu hiện của nỗi hổ thẹn hiện sinh. Hay nói một cách dễ hiểu hơn, việc ghép bản thân là một phần của quá trình sống và tự vấn về sự tồn tại của một người. Đây là cách nỗi khổ thẹn của ai đó tự lên tiếng cho sự tồn tại của nó trong đấy họ. Mình nghĩ rằng, đây là một điều rất con người, rất phức tạp, nhưng cũng vô cùng bình thường. Chúng ta có thể chấp nhận và làm quen với những suy nghĩ phức tạp này để công nhận sự tồn tại của chúng thay vì chối bỏ và lờ đi sự tiêu cực này. Chúng ta bị bán cho lối tư duy mọi thứ trên đời đều phải được vận hành bằng tình
“VIỆC THA THỨ CHO CHÍNH MÌNH KHÔNG PHẢI LÀ MỘT QUÃNG ĐƯỜNG DỄ DÀNG, CŨNG KHÔNG PHẢI CHỈ TỐN NGÀY MỘT NGÀY HAI, MÀ ĐÓ LÀ SỰ CỘNG HƯỞNG CỦA THỜI GIAN, CỦA NHỮNG KHÁM PHÁ VỀ THẾ GIỚI VÀ VỀ BẢN THÂN.”
Mời các bạn đón đọc cuốn sách Hành Tinh Của Một Kẻ Nghĩ Nhiều của tác giả Nguyễn Đoàn Minh Thư