Cuốn sách “Hiệp Hai” của tác giả Alesandr Taradankin là một tác phẩm văn học đầy sức hút và ý nghĩa. Với một cốt truyện phong phú và những nhân vật sống động, cuốn sách mang lại cho độc giả những trải nghiệm đầy cảm xúc và suy tư.
“Hiệp Hai” kể về cuộc đời của nhân vật chính là Hiệp, một chàng trai trẻ đầy nhiệt huyết và hoài bão. Cuốn sách mô tả hành trình phấn đấu, gian nan và đầy khó khăn của Hiệp để vượt qua những thử thách, đối mặt với những rắc rối trong cuộc sống và tìm kiếm ý nghĩa của cuộc đời. Từ những trải nghiệm đầy sóng gió, Hiệp dần trưởng thành và tìm thấy chính mình trong quá trình tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống.
Cuốn sách không chỉ dừng lại ở việc mô tả hành trình cá nhân của Hiệp mà còn đưa ra những thông điệp sâu sắc về tình bạn, tình yêu, và ý nghĩa của sự hy sinh. Tác giả đã khéo léo kết hợp những sự kiện và tình tiết trong cuộc sống hàng ngày để tạo nên một câu chuyện lôi cuốn và đầy ý nghĩa.
Một trong những điểm đáng chú ý của cuốn sách là cách tác giả tạo dựng những nhân vật phụ đa chiều, từ đó tạo nên một thế giới văn học phong phú và đa dạng. Những nhân vật phụ này không chỉ đóng vai trò làm nổi bật nhân vật chính mà còn mang đến những góc nhìn mới mẻ và sâu sắc về cuộc sống.
Ngoài ra, ngôn ngữ sử dụng trong cuốn sách cũng rất sắc sảo và lôi cuốn. Tác giả đã sử dụng từ ngữ và cấu trúc câu một cách linh hoạt và tinh tế, từ đó tạo nên một luồng văn học trôi chảy và dễ đọc.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng cuốn sách cũng có những điểm yếu. Một số độc giả cho rằng cốt truyện của “Hiệp Hai” có thể cảm thấy quen thuộc và không mới lạ. Ngoài ra, một số tình tiết trong cuốn sách cũng có thể dài dòng và không cần thiết, khiến cho độc giả có thể cảm thấy mất hứng thú.
Tuy vậy, tổng thể, cuốn sách “Hiệp Hai” vẫn là một tác phẩm đáng đọc và đáng trải nghiệm. Với những thông điệp sâu sắc và những nhân vật sống động, cuốn sách đã để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng độc giả. Đó chính là sức mạnh của một tác phẩm văn học tuyệt vời, khi nó không chỉ làm cho độc giả cảm thấy giải trí mà còn mở ra những suy ngẫm về cuộc sống và con người.
—-
Thiếu tướng Reinga Helen, cục trưởng cục tình báo quân sự Đức “Những đội quân nước ngoài ở phương Đông”, ngay từ năm 1944 đã đi đến kết luận rằng sự diệt vong của Hitler đã đến gần và đó là điều không thể nào tránh khỏi. Trong tình trạng hoảng loạn bao trùm lên cả nước Đức hồi đó, Helen là một trong số rất ít người không hoảng sợ trước nguy cơ bị trả thù, mà biết bắt đầu hành động.
Helen đã thảo một bản kế hoạch luân chuyển và rút lui các nhân viên tin cẩn nhất vào hoạt động bí mật. Kế hoạch được Himmler tán thưởng rồi đưa trình lên Hitler và Helen được phong lên cấp bậc trung tướng.
Theo kế hoạch này, trong những điều kiện vô cùng cẩn mật, một cuộn micro phim dài hàng ngàn mét được gấp rút chuẩn bị để chụp danh sách các điệp viên của cục tình báo do Helen chỉ huy. Cuộn phim được cuộn vào trong những chiếc hộp nhỏ bằng kim loại và niêm phong cẩn thận.
Vào một đêm tối trời tháng hai năm 1945, dưới tiếng đệm của những làn đạn đại bác, từ thị trấn nhỏ Sosen, ngoại thành Berlin, nơi đóng quân của bộ chỉ huy các lực lượng lục quân phát xít, ba chiếc xe tải bịt kín mít và một chiếc xe bọc thép hộ tống từ từ đi ra. Đoàn vận tải bí mật này vượt qua những quãng đường núi lởm chởm ổ gà một cách dễ dàng rồi đến vùng thượng lưu Bavaria, ở đây, ba chiếc xe tải cùng với chiếc xe bọc thép vượt biên giới. Một đoàn người ăn mặc giống hệt các vận động viên leo núi khoác lên vai những chiếc túi nặng rồi biến vào núi.
Đoàn người đến một căn cứ nằm sâu trong núi, một túp lều gọi là Elenslam, vào một đêm giông tố bão bùng. Ở đây, trưởng đoàn, không phải ai xa lạ, mà chính là Reinga Helen cùng với hai sĩ quan SS cận vệ dồn những hộp kim loại kia vào những chiếc thùng dài rồi đem giấu vào chiếc hầm bí mật đã được đào sẵn từ trước. Sau bữa ăn tối, điều mà sau này mới rõ, hai sĩ quan cận vệ “đột nhiên” cảm thấy khó chịu và mấy phút sau lăn ra chết. Xác họ bị quẳng xuống một vực sâu gần đấy.
Ở Elenslam, những “nhà du lịch” còn sống sót tiếp tục sống hơn hai tháng. Ở đây, hàng ngày, đài và vô tuyến điện thông báo cho chúng biết tình hình cục diện chiến tranh. Được tin chiến cuộc kết thúc, Helen liền hạ lệnh cho các nhân viên của hắn xuống núi và ra đầu hàng nhưng chỉ được đầu hàng quân Mỹ! Còn chính hắn và một số tay chân thân cận khác thì mấy ngày sau mới xuống. Có mặt trong đoàn thiết giáp thuộc quân đoàn bảy của Mỹ, Helen yêu cầu, phải lập tức đưa hắn về quân đoàn bộ. Tại đây, hắn yêu cầu phải nhanh chóng đưa hắn về bộ chỉ huy của cục tình báo Mỹ.
Không phải chờ đợi lâu, một chiếc xe quân cảnh có hộ tổng cẩn thận được phái đến. Chiếc xe này được lệnh phải nhất nhất tuân theo mệnh lệnh của người Đức bí ẩn này.
Và đây, bước cuối cùng của cuộc chạy đua: Helen được tướng Paterson, một thủ lĩnh của CIC, cơ quan tình báo bảo vệ an ninh cho quân Mỹ ở Đức, tiếp.
– Ngài Helen, tôi hy vọng ngài đã không gặp khó khăn gì trên đường đi? – Paterson hỏi hai người bạn đồng nghiệp Đức.
– Cảm ơn tướng quân, mọi việc đều hoàn toàn thuận lợi!
– Thế thì tuyệt! Bây giờ ngài đi nghỉ đi. Tôi sẽ không quấy rầy ngài. Chúng ta nói chuyện sau.
– Chân thành cảm ơn ngài đã che chở cho chúng tôi. Nếu có thể, nhờ ngài chuyển tới Tổng thống Truman lòng biết ơn sâu sắc nhất của chúng tôi. Chúng tôi biết và nhớ rằng chính ngài Tổng thống đã nói: “Nếu thấy quân Nga sắp thắng, chúng ta sẽ giúp đỡ quân Đức”.
– Than ôi! – Paterson khoa hai tay lên trời – Ngài nên nhớ rằng tất cả những gì đã xảy ra sau chiến dịch Stalingrad và sau này, lúc cuộc chiến tranh sắp kết thúc, hoàn toàn không nằm trong kế hoạch của chúng tôi…
Sáng hôm sau, được biết cấp bậc của “tên tù binh” Đức, Allen Dalles, cục trưởng cục tình báo châu Âu, sau này là kẻ cầm đầu CIA, đã đáp máy bay đến Visbac. Việc này càng tăng thêm tốc độ của các sự kiện kế tiếp. Ngay ngày hôm đó, Helen và một số nhân viên tin cẩn khác cùng với những tài liệu quan trọng nhất của cục tình báo phát xít, đáp chuyến máy bay đặc biệt đi Washington.
Và lại những cuộc gặp gỡ thân mật nữa. Trong phạm vi rất hạn chế của các nhà lãnh đạo tình báo Mỹ, mà cụ thể là: Cục trưởng cục tình báo chiến lược Mỹ – tướng Wiliam Donovan, cục phó Magrude, nhà lý thuyết cục tình báo Mỹ – giáo sư Sheman Kent và một nhân vật quan trọng khác, Helen đã báo cáo về những “kho báu” của mình, và đã làm cho các ông chủ mới phải hoa mắt bởi những hiểu biết sâu rộng về nghiệp vụ và những tài liệu phong phú về Liên Xô của hắn. Để kết thúc, Helen đề nghị thành lập ngay những cơ quan tình báo gián điệp tại Đông Âu để tiến hành các hoạt động phá hoại chống các nước này và thu thập các tài liệu có liên quan đến Liên Xô.
Các nhà lãnh đạo tình báo Mỹ từ lâu chỉ biết mơ ước về một đề nghị như thế, nên đã không do dự, đồng ý đề nghị này của Helen.
Còn về phía mình, ngoài những điều kiện khác, hắn đã đưa ra những yêu cầu sau:
– Toàn bộ nhân viên, mà trước hết những nhân vật lãnh đạo của các tổ chức tình báo gián điệp đã được thành lập, phải là người Đức, trừ những điệp viên được tuyển dụng và huấn luyện ngay ở các nước mục tiêu.
– Không ai có quyền giao những nhiệm vụ nhằm chống lại “những quyền lợi của nước Đức” cho Helen và bất kỳ nhân viên nào của hắn, dù là trực tiếp hay gián tiếp. Và những quyền lợi này phải do chính Helen xác định.
Một khi Tây Đức trở thành một quốc gia độc lập và toàn vẹn lãnh thổ, Helen và cơ quan của hắn sẽ trở lại phục vụ cho nước Đức mới.
Thế là trong những ngày, khi mà những người đứng đầu của bốn cường quốc ngồi lại xung quanh chiếc bàn tròn trong điện Saesilenchov ở Postdam để vĩnh viễn kết liễu chủ nghĩa phát xít, quét bỏ nguy cơ chiến tranh ở châu Âu, thì ờ Washington, một thành viên của bộ tứ – Tổng thống Hari Truman, đã làm một bước đầu tiên cho cuộc “chiến tranh lạnh”. Và hơn thế nữa, cuộc chiến tranh thầm lặng bí mật nhằm chống lại Liên Xô và các nước đang có ý định xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhiều tên quân phiệt và tội phạm chiến tranh có nhiều tội ác, không những không bị trừng phạt mà còn trở lại tiếp tục hoạt động, bất chấp cả lời khuyên của Helen, và không chỉ tuân theo mệnh lệnh của hắn…
– Tôi mời anh đến đây là để hỏi xem anh đã nghỉ ngơi thế nào và đã chuẩn bị xong cho chuyến đi Brussels chưa?
– Cảm ơn tướng quân! Tôi đã chuẩn bị đâu vào đấy. Công việc đào đất và cái yên tĩnh đồng quê, dĩ nhiên, bao giờ cũng làm cho thần kinh bớt căng thẳng, song phải thú thực rằng những ngày gần đây tôi đã sống với công tác trước mắt… nhiều lúc tôi muốn được ngồi lên xe để vù ngay đến Rensburg.
– Nghĩa là anh đã sẵn sàng? Rất sung sướng được nghe anh nói như thế. Tôi tin tưởng anh sẽ hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc. Ý tôi muốn nói những kinh nghiệm của anh, và cả việc anh đã từng ở đấy. Hồi đó là năm…
– Mùa hè năm 1956, cùng với vị thủ tướng đã quá cố. Người Nga là những người hết sức mến khách. Họ đã để cho chúng tôi nghỉ lại ở khách sạn Xô viết, một trong những khách sạn tốt nhất Moscow. Họ tham quan quanh thành phố. Tuy vậy, chúng tôi còn có thời gian để đi bách bộ, mà cái đó đặc biệt có lợi…
– Thế còn thứ ngoại ngữ ấy ra sao rồi? Tôi muốn nói đến trình độ hiểu biết tiếng Nga của anh?
– Chuyến đi hồi đó làm cho tôi sung sướng. Tôi đã đến được cả những vùng Baltic. Song, việc lợi dụng sự có mặt ở Moscow để làm những việc quan trọng hơn đã không thành. Bộ chỉ huy cho rằng chúng tôi bị cơ quan phản gián Nga theo dõi nên đã chỉ thị cho chúng tôi phải tuyệt đối thận trọng, và chuyển tôi sang kiểm tra hoạt động của các sĩ quan thuộc cục A-I và A-III.
– Còn bây giờ anh sẽ phải giữ một vai trò khác. Trước tiên, đây là một công việc độc lập và có mục tiêu rõ ràng. Tôi chưa kịp làm quen với các chỉ tiết của kế hoạch, song cảm thấy rằng mục tiêu mà các bạn đồng nghiệp của ta ở Đại Tây Dương đang quan tâm. Anh đã xác định được cách tiếp cận thuận lợi rồi thì phải.
– Vâng, đúng thế. Một nhân viên của tôi đã làm được một số việc.
– Vâng, tôi đã xem qua báo cáo của anh. Anh đã quyết định đến đó bằng cách nào chưa?
– Theo tôi, con đường thuận lợi nhất vẫn là qua Bắc Âu. Sau khi ở lại Brussels một vài ngày, tôi sẽ đi Oslo và Stokholm và sau đó đến Moscow.
– Tuyệt lắm! Anh có muốn hút thuốc không?
– Không, thưa tướng quân. Chỉ còn ít lâu nữa là tròn hai mươi ngày kể từ ngày người bạn đồng nghiệp của tôi – Paul Kad – mất. Hồi anh ấy còn sống, tôi đã thề là sẽ không bao giờ hút thuốc. Còn rượu thì chỉ uống trong những trường hợp hết sức cần thiết. Và tất cả những cái đó là để giữ gìn sức khỏe cho cuộc đấu tranh vĩ đại của chúng ta. Cho đến nay, như tướng quân thấy, tôi vẫn giữ trọn lời thề đó.
– Có phải anh nói cái đó là có nhã ý khuyên tôi từ bỏ những thói đáng yêu đó không? Nhưng dù sao, tôi cũng vẫn thành thật cảm phục nghị lực của anh. Thôi, chúc anh thành công, và mong anh sẽ sớm đưa đến cho tôi những tin tức đáng mừng.
– Vâng, thưa tướng quân…
Mời các bạn đón đọc Hiệp Hai của tác giả Alesandr Taradankin & Igor Phesenco.