Tân Dân Tử cũng có bộ 3 tiểu thuyết dã sử về vua Gia Long Nguyễn Ánh là ”Gia Long Tẩu Quốc”; ”Hoàng Tử Cảnh như tây”; ”Gia Long Phục Quốc”. Tác giả này còn một quyển nổi tiếng khác là ”Giọt máu chung tình”. Vì tác giả cũng như nhiều người dân nam bộ thời kỳ đó có thiện cảm với chúa Nguyễn do công khai phá Miền Nam, những tác phẩm này ca ngợi Nguyễn Ánh là chính thống; gọi Tây Sơn là giặc, Ngụy Triều.
Tân Dân Tử là người làng Tăng Nhơn Phú, huyện Thủ Đức, tỉnh Gia Định; nay thuộc thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Ông xuất thân trong gia đình có truyền thống Nho học. Ông nội là tú tài Hán học. Thân phụ cũng tinh thông chữ Hán, làm chức cai tổng. Thuở nhỏ, ông học chữ Hán, và tỏ ra là một đứa trẻ thông minh và có trí nhớ tốt. Ít lâu sau, ông chuyển sang học chữ Pháp. Sau khi tốt nghiệp trường Thông ngôn Sài Gòn, ông được bổ làm kinh lịch ở Chợ Lớn, về sau được thăng chức huyện hàm. Ngoài nhiệm vụ của một công chức, ông còn tham gia viết văn, viết báo. Theo GS. Nguyễn Huệ Chi, ông là một cây bút có các bài tản văn và thơ in khá sớm trên các báo quốc ngữ đầu tiên như Nông cổ mín đàm (Trong chén trà bàn chuyện nông thương), Lục tỉnh tân văn, Điện tín, v.v… Năm 1953, ông mắc bệnh phải nằm một chỗ hơn hai năm rồi mất tại Sài Gòn, hưởng thọ 80 tuổi.
Tác phẩm của Tân Dân Tử gồm có:
- Giọt máu chung tình: tiểu thuyết đầu tay gồm 3 cuốn, 28 hồi, xuất bản 1926 (bìa ngoài ghi 1926, bìa trong ghi 1925, do nhà in Nguyễn Văn Viết ở Sài Gòn ấn hành). Ít lâu sau, tác phẩm được tác giả chuyển thể thành tuồng cải lương (nhà in Phạm Văn Thình, Sài Gòn, 1930). Tính đến năm 1974, tiểu thuyết Giọt máu chung tình sách đã in đến lần thứ 8 (lần này chia lại thành 4 hồi). Đây là cuốn tiểu thuyết lịch sử lãng mạn, miêu tả tình yêu của đôi trai tài gái sắc Võ Đông Sơ và Bạch Thu Hà.
- Gia Long tẩu quốc (Gia Long bôn ba vì nước): tiểu thuyết gồm 5 cuốn, 25 hồi, viết xong 1929, xuất bản 1930 (nhà in Bảo Tồn ở Sài Gòn), được tái bản nhiều lần. Tác phẩm này sau đó cũng được chuyển thể thành tuồng cải lương do nhà in Phạm Văn Thình xuất bản.
- Hoàng tử Cảnh như Tây (Hoàng tử Cảnh đi Tây): tiểu thuyết gồm 2 cuốn, xuất bản 1931 (nhà in Bảo Tồn, Sài Gòn).
- Gia Long phục quốc (Gia Long thu hồi đất nước): tiểu thuyết gồm 4 cuốn, 15 hồi, xuất bản 1932 (nhà in Xưa Nay, Sài Gòn). Trên bìa đề “Tiếp theo Hoàng tử Cảnh như Tây và Gia Long tẩu quốc. Tân Dân Tử trước thuật”. Trên bìa 1 của các tập có vẽ hình vua Gia Long. Cuối tập 4 có lời “kết luận” của tác giả đánh giá về sự nghiệp của Gia Long
- Tham ắt phải thâm: tiểu thuyết xã hội, 2 tập, nhà in Đức Lưu Phương, Sài Gòn, 1940. Đây là cuốn tiểu thuyết viết về đề tài xã hội duy nhất cũng là cuốn tiểu thuyết cuối cùng của ông. Truyện kể về nhân vật Đặng Phước Trường giàu có, tham lam, có con gái tên Ngọc Anh đẹp người đẹp nết. Tường định đem con gái gả bán nơi giàu có nhưng không ngờ bị bọn xấu gạt lấy hết gia tài. Vốn thông minh lanh lợi, Ngọc Anh không những khéo léo thoát khỏi cuộc hôn nhân ép buộc và cứu lại sản nghiệp cho cha mà còn tìm được người chồng tốt.
Ngoài ra ông còn có một số bài thơ và bài báo.
Hành mật thám, Dương-Hùng dò la tặc trại,
Cữ hùng binh, Văn-Tiếp thâu phục Saigòn.
Lúc bây giờ, từ Sàigòn lên Lái-thiêu, hai bên mé sông quan binh ngày đêm tuần phòng nghiêm nhặc, phía mé sông bên tả, Đồ-nhàn-Trập phân binh ra giữ ngăn bốn chỗ, mỗi chổ đều lập đồn đóng trại thũ thế quan phòng, nào cung nổ giáo lao, nào thuyền bè súng đạn, đâu đó sắp đặt sẳng sàng, còn Đổ-nhàn-Trập bổn thân dẩn một ngàn quân đóng trại ở giữa trung ương, đặng coi chừng hai bên, mà tiếp ứng cho dễ.
Bửa nọ trong lúc canh khuya vắn vẻ, trời tối mờ mờ, ngoài các dinh trại quan binh, chỉ thấy thinh thoang một giải trường giang, mặt nước láng quyên, lặng lẻ như tờ giấy trãi, Châu-văn-Tiếp với các tướng thủ hạ, cỡi ngựa lên một chổ gò cao, đứng ngó qua phía mé sông bên kia, thấy ngọn bần thấp thấp, lữa đốm lòa lòa, ân ẩn trong mấy lùm cây, có dạng thuyền bè binh trại, Châu-văn-Tiếp bèn lấy tay chỉ ngay qua mé sông ấy mà hỏi các tướng thủ hạ rằng:
— Các ngươi có biết dinh trại của Đổ-nhàn-Trập đóng tại chổ nào không?
Một tướng kia đáp lại rằng: Bẩm Đô-đốc, chúng tôi có cho quân đi thám dọ trong bốn chổ binh trại của Tây-sơn, nhưng chưa rỏ chổ nào là đạo binh của Đổ-nhàn-Trập đóng trại.
— Còn mấy chỗ kia các ngươi có hiểu mổi chỗ binh Tây-sơn ước độ bao nhiêu chăng?
— Bẩm Đô-đốc, mổi chỗ ước chừng năm sáu trăm quân mà thôi, Châu-văn-Tiếp liền kêu các tướng thủ hạ hỏi rằng:
— Vậy thì các ngươi ai dám lảnh mạng qua thám dinh trại của Đổ-nhàn-Trập coi đóng tại đâu?
Hỏi vừa dứt lời, thấy hai tướng là Dương-Hùng với Châu-Hỗ bước ra lảnh mạng xin đi.
Châu-văn-Tiếp thấy hai tướng xin đi, thì gặt đầu và dặn rằng:
— Việc nầy là một việc mạo hiễm xung nguy, hai ngươi có đi, thì phải liệu lượng cơ mưu mà thi hành, và phải gia tâm cẫn thận mới được.
Hai tướng cúi đầu lảnh mạng lui ra, lật đật trỡ về trại mình, rồi sắp đặt hai chiếc khoái thuyền, mỗi chiếc đem theo hai tên quân-chèo và cung tên binh khí đều đủ. Lúc bấy giờ canh đả khuya, trời lại tối, giọt sương sa pháy pháy, khói nước tõa mù mù, trống quân canh nghe đả điểm tư, các dinh trại người đều lặng lẻ.
Dương-Hùng với Châu-Hỗ hai người dắt nhau xuống thuyền, bão quân thĩnh thoãng chèo qua mé sông bên kia, rồi lần lần đâm ghe vào bờ, thấy một chỗ đất trống, Dương-Hùng nói nhỏ với Châu-Hỗ rằng: Chổ nầy cách binh trại cũa giặc đã xa, vậy hai ta ghé bước lên đây, đặng tìm đường mà dọ thám.
Châu-Hỗ nói: Anh phải coi chừng quân giặc nó phục binh dọc theo mé sông, nếu nó thấy ta, ắc là hư việc.
Dương-Hùng đứng nhắm bốn phía một hồi, rồi lấy tay chỉ ngay lùm cây rậm kia và nói: tôi xem trong lùm cây kia, dường như có nhà cữa cũa ai, hay là dinh trại chi đó, vậy chúng ta lén tới thữ coi, nói rồi day lại dặn mấy tên quân chèo, ở đó giử thuyền. Hai người liền ẩn theo bóng cây lần lần đi tới, khi lại gần thấy một tòa Miểu-vỏ ở giửa gò cao, chung quanh có ít cây đại thọ sùm sề, còn bốn phía thì đồng không mông quạnh, một lát xảy nghe trống canh vẳn vẳn, lại nghe chó sủa ngâu ngâu, hai người đương đứng ngóng xem, bỗng thấy xa xa một bọn ba bốn người trong bụi ló ra lần lần đi tới.
Mời các bạn đón đọc Hoàng Tử Cảnh Như Tây (Hoàng Tử Cảnh Đi Tây) Quyển Hai của tác giả Tân Dân Tử.