Truyện “Hội Chứng E” mang lại một trải nghiệm điều tra hấp dẫn và thực tế, đồng thời tạo ra một cảm giác rõ ràng và logic cho độc giả. Các nhân vật từ chính đến phụ đều có vai trò quan trọng và không bị lệch lạc trong cách xử lí câu chuyện. Không có ai được tạo hình quá mạnh mẽ hoặc quá không thực tế, mà mỗi nhân vật đều phản ánh một phần của thế giới thực, với những đặc điểm riêng và vai trò đóng góp vào việc tìm ra sự thật.
Sự hỗ trợ và liên kết giữa các nhân vật, từ cảnh sát đến chuyên gia tâm lý học tội phạm, bác sĩ, nhà nghiên cứu, đều là yếu tố quan trọng trong quá trình điều tra. Mỗi người mang đến một khía cạnh độc đáo và kiến thức chuyên môn của mình để giúp phá giải vụ án. Quy trình điều tra được mô tả cụ thể và logic, giúp người đọc không cảm thấy mất hứng thú hoặc bị nhầm lẫn trong các bước điều tra.
Đồng thời, việc tập trung vào nghiên cứu đoạn phim ma quái và những giải mã về tâm lý tội phạm cũng là một phần quan trọng của câu chuyện, tạo ra sự phức tạp và đa chiều trong việc khám phá và hiểu rõ vụ án. Sự kết hợp giữa các yếu tố này tạo ra một truyện kinh điển và thu hút độc giả theo dõi từng trang sách.
“Hội chứng E” của Franck Thilliez không chỉ là một cuốn tiểu thuyết trinh thám thông thường, mà còn là một tác phẩm kỳ diệu kết hợp giữa khoa học và thần kinh học, đưa người đọc vào một cuộc hành trình kỳ diệu qua mê cung của tâm trí con người và những biến đổi kỳ lạ của bộ não.
Cuốn sách khám phá một vụ án bí ẩn liên quan đến một bộ phim ngắn độc hại khiến người xem mất khả năng nhìn. Sự kết hợp giữa các yếu tố như tình tiết trinh thám, khoa học, và thần kinh học đã tạo nên một câu chuyện đầy hấp dẫn và kịch tính. Thilliez khéo léo điều chỉnh cốt truyện để tạo ra một cảm giác căng thẳng và lo lắng không ngừng cho độc giả.
Cùng với sự xuất hiện của hai nhân vật chính là trung úy cảnh sát Lucie Hennebelle và thanh tra trưởng Franck Sharko, câu chuyện dần hé lộ những bí mật tăm tối về tội ác và tâm lý con người. Tác phẩm không chỉ là một cuộc điều tra vụ án mạch lạc, mà còn là một cuộc thám hiểm vào sâu thẳm của tâm trí con người và bản chất của cái ác.
Franck Thilliez đã một lần nữa chứng minh tài năng của mình trong việc xây dựng câu chuyện đầy sức hút và đầy ý nghĩa, đưa người đọc vào cuộc phiêu lưu tưởng tượng không lối thoát.
—
Hội chứng E là một cuốn sách kinh điển của tác giả Franck Thilliez, một trong những tác giả trinh thám hàng đầu của Pháp. Cuốn sách đã thu hút sự chú ý của độc giả từ khắp nơi trên thế giới với cốt truyện hấp dẫn, những tình tiết gây cấn và tâm lý nhân vật sâu sắc.
Cuốn sách bắt đầu bằng việc giới thiệu về một nhóm các nhà khoa học đang nghiên cứu về tình trạng mất trí nhớ. Họ phát hiện ra rằng có một bệnh lý mới xuất hiện, khiến cho những người mắc phải mất hết ký ức về quá khứ của mình. Bệnh lý này được gọi là Hội chứng E và nó đang lan rộng nhanh chóng trong cộng đồng.
Nhân vật chính của câu chuyện là một cô gái trẻ tên là Camille, người đã mất trí nhớ do Hội chứng E. Cô bắt đầu cuộc hành trình tìm kiếm sự thật về bệnh lý này và về quá khứ của mình. Trên đường đi, cô gặp gỡ một nhà nghiên cứu tên là Luc Graham, người đã sẵn sàng giúp đỡ cô trong việc tìm ra nguyên nhân của bệnh lý và cách để chữa trị nó.
Cuốn sách đi sâu vào tâm lý nhân vật, với những tình tiết ly kỳ và bất ngờ. Franck Thilliez đã tạo ra một thế giới đầy bí ẩn và huyền bí, nơi mà độc giả không thể rời mắt khỏi trang sách một khi đã bắt đầu đọc. Ông đã kỹ lưỡng xây dựng những nhân vật có đầy đủ tính cách và sâu sắc, từ đó tạo nên những tình huống đầy căng thẳng và hấp dẫn.
Hội chứng E không chỉ là một cuốn sách trinh thám thông thường, mà nó còn là một tác phẩm văn học có giá trị nghệ thuật. Franck Thilliez đã sử dụng ngôn ngữ tinh tế và hấp dẫn, từ đó tạo nên một câu chuyện lôi cuốn và sâu sắc. Ông đã khéo léo kết hợp giữa các yếu tố trinh thám, tâm lý học và khoa học, tạo nên một tác phẩm đa chiều và đầy sức hút.
Cuốn sách cũng đặt ra những câu hỏi đầy triết lý về bản chất của con người, về tình yêu, sự mất mát và hy vọng. Franck Thilliez đã khéo léo đưa ra những suy tư sâu sắc về cuộc sống và tồn tại, từ đó khiến độc giả suy ngẫm và cảm nhận sâu sắc hơn về những vấn đề này.
Hội chứng E đã gây ấn tượng mạnh mẽ và để lại dư âm sâu sắc trong lòng độc giả. Cuốn sách không chỉ là một câu chuyện giải đố trinh thám, mà nó còn là một tác phẩm nghệ thuật tinh tế, đầy ý nghĩa. Franck Thilliez đã chứng minh rằng ông là một trong những tác giả hàng đầu trong thể loại trinh thám và đã góp phần làm phong phú thêm văn hóa văn học Pháp.
—
Thực ra nói tôi thích trinh thám cũng đúng, nhưng nếu chính xác hơn thì tôi thích Trinh thám, kinh dị có hòa trộn hoặc được lấy cảm hứng hay đan xen, thậm chí đào sâu các vấn đề về tâm lý xã hội, tâm lý con người, và bởi vậy nên tôi không thể bỏ qua cuốn Hội Chứng E, một cuốn trinh thám đáp ứng đủ mọi yêu cầu của tôi ngay từ trang giới thiệu.
Quá trình điều tra vụ án này cũng đưa người đọc phiêu lưu qua không gian và thời gian, từ Pháp, đến Bỉ, rồi đến vùng đất xa lạ Ai Cập, hay Canada, từ vụ án ngày hôm nay mà lật giở lại những vụ án từ nhiều năm trước, rồi các vụ thảm án có thật trong lịch sử, những sự kiện tác động trực tiếp đến xã hội, rất nhiều rất nhiều chuyến phiêu lưu, mà đích đến chung nhất của tất cả những đường nhánh này đều là vụ án của hiện tại.
Không dừng lại ở đó, mức độ đồ sộ của vụ án này còn nằm ở những lý giải và phân tích liên quan đến kỹ thuật làm phim, đến mắt và não bộ của con người. Bạn có tin không, có một kỹ thuật gọi là phim chồng phim, nhà làm phim sẽ dùng những thủ thuật về ánh sáng, màu sắc, sự tương phản và tốc độ chạy của cuộn phim mà ẩn giấu ở đó là một đoạn phim thật sự, không thể nhìn thấy bằng mắt thường, mà chính là Bộ não của chúng ta sẽ nhìn thấy, rất lạ đúng không? Mục đích của họ là khiến bộ não của chúng ta bị tác động trực tiếp từ những đoạn phim như vậy, mắt thì nhìn thấy một cô bé ngồi chơi trên chiếc xích đu thật yên bình, nhưng song song lúc đó, bộ não sẽ nhìn thấy đoạn phim bị ẩn giấu, đó là những đứa trẻ đang dùng tay không đập chết những con thỏ… Chính lúc đó thì não bộ chúng ta sẽ xuất hiện những xung động, khiến bản thân có cảm giác khó chịu mà không thể lý giải nổi. Lý giải sâu xa hơn, kỹ thuật này nếu xuất hiện phổ biến trong đời sống con người hiện nay, những đoạn quảng cáo bạn xem, những đoạn phim tưởng như vô bổ, nhưng rất có thể, có những hình ảnh ẩn giấu đang tác động trực tiếp đến não bộ của bạn, và khi một tác động nào đó đủ, thì nó sẽ khiến bạn có những suy nghĩ và hành vi như họ mong muốn mà chính bạn cũng không ý thức được. Thật sự đáng sợ! Những kẻ thủ ác của truyện đã lợi dụng kỹ thuật này, kết hợp với thuốc, và những âm thanh, giọng nói… để biến những đối tượng thí nghiệm của chúng trở nên bạo lực cực đoan, không biết sợ hãi, những người này sẽ trở thành những kẻ “táng tận lương tâm”, giết người không ghê tay, và không còn lương tri nữa. Nếu điều này được phổ biến và nhân rộng thì hậu quả sẽ như thế nào, cũng dễ đoán thôi…
Vậy thì, Hội Chứng E là gì? Có thể nói đơn giản đó là hội chứng điên loạn bạo lực tập thể, mà có thể lân lan qua đường thần kinh, chứ không theo một mô thức cụ thể nào, có vẻ mông lung khó hiểu và khó tin nhỉ? Nhưng quả thật là tác giả có những dẫn chứng từ chính những sự kiện có thật trong lịch sử, quả thật thì tôi chưa tìm hiểu hay đọc sâu hơn về những sự kiện đó, nên cũng không biết là có lý giải nào khác hay không, trước mắt cứ tạm tiếp nhận phương án này của tác giả vậy… Vậy vấn đề đặt ra ở đây thì, nếu có thể tự mình tác động và tạo ra Hội chứng E thì sao? Những con người có Hội Chứng E thì hạch hạnh nhân trong não sẽ bị teo nhỏ, vậy, nếu có thể dùng thuốc, hay kích thích liên quan đến thần kinh để khiến hạch này teo nhỏ như ý mình muốn, vậy có phải là lúc đó mình sẽ tạo ra được một đội quân hiếu chiến, không biết sợ hãi, tàn nhẫn máu lạnh không?
500 trang truyện là sự kết hợp của quá trình điều tra, tìm hiểu sự thật và tất cả những vấn đề này, rất đồ sộ, rất to lớn, hoành tráng, nhưng lại rõ ràng và đáng tin vô cùng. Thực sự thì đọc xong tôi cũng không biết cái nào là thực, cái nào là tác giả hư cấu nữa, một lời khen dành cho tác giả, ông đã khéo léo dùng những điều thực tế để làm tiền đề cho câu chuyện của mình, từ nơi chốn, sự kiện, con người, thậm chí là các tổ chức như CIA, lính lê dương Pháp, chương trình MKUltra… tất cả những điều đó càng khiến cho câu chuyện của Hội Chứng E mang một màu sắc chân thực đến mức khiến người đọc nổi da gà! Đọc đến trang cuối thì điều đọng lại ở độc giả không còn là sự tàn nhẫn hay máu me của những vụ án, mà đó là suy ngẫm về những điều hiện diện ngay xung quanh đời sống có thể đang dần dần biến đổi bộ não của mình mà chính bản thân cũng không hề hay biết. Tôi tin rằng, đây là một thành công lớn của tác giả, không dùng máu me để câu khách, mà lại khiến người đọc phải ấn tượng và suy ngẫm rất nhiều về tác phẩm của mình.
Một tác phẩm trinh thám đồ sộ, đáng được trải nghiệm, tôi mong rằng những tác phẩm khác của tác giả này sẽ sớm được xuất bản tại Việt Nam. Tôi thích cách mà ông đào sâu nghiên cứu để đưa đến cho người đọc cái nhìn sâu và kĩ nhất, không phải là cưỡi ngựa xem hoa, mà cẩn thận… cho đi bộ đào đất trồng hoa luôn đấy! Những tác giả đặt cả tâm huyết của mình vào tác phẩm, thật sự rất đáng để trân trọng.
***
Chào cả nhà iu lại là mị đây, xin phép repost có chỉnh sửa review và ảnh của cuốn này tại đợt trước hổng có ưng lắm hị hị. .
Hà Nội nóng nực và chói chang như màu của cái bìa cuốn sách ấy nên cũng được thể giới thiệu cho các bạn, đặc biệt là các bạn fan trinh thám quyển Hội Chứng E – một tác phẩm mà theo tớ đánh giá là rất đồ sộ về cả mặt hình thức và nội dung. Cảm giác khi đọc xong Hội Chứng E như kiểu khai phá ra cả một miền tri thức kỳ vĩ mới luôn á trời. .
Franck Thilliez là một nhà văn trinh thám người Pháp, cuốn Hội Chứng E là phần thứ ba trong nguyên series sách được lấy luôn tên nhân vật chính – Franck Sharko – làm tựa đề. Nói là series nhưng may mắn là cuốn này có thể đọc riêng lẻ được nên khỏi lo vì không hiểu gì hết nhen. Quay trở lại nội dung chính của Hội Chứng E, tác phẩm mở đầu với việc hé lộ với khán giả một bộ phim kỳ quái, bí ẩn và độc hại có khả năng làm người xem đột ngột bị mù. Bộ phim này chính là nguyên nhân phá hỏng kỳ nghỉ của trung úy cảnh sát Lucie, buộc cô phải dấn thân vào điều tra gốc rễ của những thước quay gây ám ảnh đó. Cùng lúc ấy, năm xác chết bị cắt xẻ tàn bạo được tìm thấy trong tình trạng mất não, mất mắt và bị phá hủy một cách dã man để giấu đi thân phận của người xấu số, mời gọi thanh tra Franck Sharko quay trở lại đội Hình sự sau mấy năm tưởng như đã quen với công việc bàn giấy. Hai mạch truyện, hai hướng điều tra khác nhau song cuối cùng đều quy về một mối mang tên Hội Chứng E, hé lộ một thực tế và một trang sử tàn bạo, nơi giới hạn của con người dường như là vô tận, rằng bất cứ ai đều có khả năng thực hiện tội ác.
Nội dung nom có vẻ hấp dẫn, nhích lun. Đọc Hội Chứng E của Franck Thilliez tớ liên tưởng ngay đến các tiểu thuyết trinh thámcủa tác giả Jeffery Deaver vì ấn tượng với lượng kiến thức khổng lồ của hai tác giả này quá thể, thật sự luôn ấy. Nếu các bạn muốn đọc một cuốn trinh thám siêu bự về kiến thức lịch sử, thần kinh học, tâm lý học và đặc biệt là muốn tu bổ trí não thêm về cách hoạt động của mắt dẫn truyền lên bộ não hay cách để tạo dựng ra một bộ phim-ẩn-trong-một-bộ-phim với những thuật ngữ chuẩn thì Hội Chứng E có đủ hết, không chê vào đâu được. Cảm giác như tác giả đã dành phần nhiều thời gian tìm tòi, chọn lọc và miệt mài đầu tư chất xám vào cuốn tiểu thuyết trinh thám này. Ban đầu tớ nghĩ là tớ sẽ – theo nghĩa đen – đọc một cách lê lết từng trang ấy nhưng mà không, tôi đã nhầm rồi quý dzị ạ, vì Hội Chứng E siêu siêu siêu cuốn, cứ phải lật lật giở giở để xem hướng điều tra của Lucie và Sharko rồi sẽ đi đến đâu, hé lộ ra những gì và tên tội phạm chủ mưu với bộ óc thông minh đi trước thời đại này là ai. Nghe có vẻ hơi sai sai khi dành cho hung thủ một lời khen ngợi như thế, nhưng quả đúng thật, tên này thông minh thấy gớm luôn không ai đọ được đâu.
Một điểm tớ thích nữa đó là sự vận hành của cốt truyện có tính liêt kết chặt chẽ với nhau với từng chi tiết trải dài từ quá khứ cho đến hiện tại, tất cả đều quy về một mối duy nhất mang tên Hội Chứng E, có những điều tưởng như không liên quan mà lại liên quan không tưởng. Kiểu wow, sao điều này có thể được nhỉ? Nhưng mà trong tác phẩm này thì nó có thể đấy các bạn tôi ơi.
Nhìn chung Hội Chứng E là tác phẩm đồ sộ cả về kiến thức lẫn nội dung. Siêu ấn tượng về khối lượng kiến thức của tác giả, thực sự ấy. Có yếu tố yêu đương trong này (thở dài cái thườn thượt) nhưng may là không nhiều đâu, nếu không máu xéo sắc của mị đã bùng cháy lên rồi. Dù sao đây cũng là trinh thám chứ hổng phải tiểu thuyết tình yêu gì cho cam hén. À có thắc mắc nhỏ không rõ do bản gốc hay do dịch (nhưng mị nghĩ là do bản gốc) mà trong đây nhiều lúc cảm thấy hơi bất hợp lý qua cách gọi một nữ trung úy cảnh sát gần 40 tuổi hai mụn con và góa chồng là “cô gái nhỏ”, cứ thấy hơi… Tóm cái quần lại thì quyển này hay, đoạn kết hẫng chút hơi buồn tí nhưng đừng bỏ qua ẻm vì Hội chứng E ổn lắm. Recommend cho các bạn mình nhớ.
neverblossom
***
Người đến đầu tiên.
Ngay khi biết tin qua quảng cáo, từ sáng sớm, Ludovic Sénéchal đã lên đường và ngốn hết hai trăm ki lô mét ngăn cách vùng ngoại ô thành phố Lille với thành phố Liège trong khoảng thời gian ngắn kỷ lục.
“Bán bộ sưu tập phim cũ 16mm, 35mm, câm và có âm thanh. Tất cả các thể loại, phim ngắn, phim dài, từ những năm ba mươi trở đi. Hơn 800 cuộn phim, trong đó có 500 phim tình báo. Trả giá tại chỗ…”
Loại quảng cáo này khá hiếm gặp trên một trang mạng đa ngành. Thông thường, các chủ sở hữu vẫn bán qua các hội chợ, kiểu như Argenteuil, hoặc gửi bán đấu giá từng cuộn phim của mình trên eBay. Ở đây, lời quảng cáo chẳng khác nào rao bán một cái tủ lạnh cũ cần bỏ đi. Dấu hiệu tốt.
Ở giữa trung tâm thành phố của nước Bỉ, Ludovic chật vật tìm chỗ đỗ xe, liếc mắt nhìn về phía số nhà rồi trình diện trước chủ nhân ngôi nhà, Luc Szpilman. Chừng hai mươi lăm tuổi, đi giày thể thao Converse, đeo kính lướt ván, mặc áo thun hiệu Bulls. Còn xỏ cả mấy chiếc khuyên nữa.
– À vâng, anh đến vì mấy bộ phim. Đi theo tôi, chúng ở trên gác thượng.
– Tôi là người đến đầu tiên chăng?
– Những người khác hẳn cũng sắp đến thôi, tôi đã nhận được rất nhiều cuộc điện thoại. Tôi không nghĩ là mọi chuyện lại nhanh đến thế.
Ludovic theo gót anh ta. Căn nhà đặc sệt phong cách vùng Flamand, với những màu sắc ấm áp và gạch lát sẫm màu. Các phòng được gắn kết với nhau xung quanh khoang cầu thang, phòng chính lấy sáng từ giếng trời.
– Tại sao cậu lại vứt bỏ những cuốn phim cũ đó?
Ludovic lựa chọn từ ngữ rất cẩn thận. Vứt bỏ, cũ… Vụ thương lượng đã bắt đầu.
– Bố tôi mất hôm qua rồi. Ông ấy chưa bao giờ nói với ai là sẽ phải làm gì với chúng.
Ludovic kinh ngạc: người cha già còn chưa được chôn xuống đất mà người ta đã lột sạch tài sản của ông ta. Vả chăng, đứa con trai ngớ ngẩn này cũng chẳng thấy ích lợi gì trong việc giữ lại những cuộn phim dài nặng đến cả hai mươi lăm cân, bởi ngày nay có thể lưu giữ số lượng hình ảnh nhiều gấp ngàn lần mà trọng lượng lại ngàn lần nhẹ hơn. Thật tội nghiệp cho một thế hệ bị hy sinh…
Cầu thang dốc ngược, nhìn lên muốn gãy cổ. Khi đã lên đến gác thượng, Szpilman bật một bóng đèn công suất thấp. Ludovic mỉm cười, trái tim của nhà sưu tầm trong anh nảy lên một nhịp. Chúng nằm đó, được bảo vệ hoàn toàn khỏi ánh sáng tự nhiên… Những chiếc hộp đủ màu sắc xếp chồng lên nhau, hai chục hộp một, tạo thành những tòa tháp nhỏ. Mùi phim thật dễ chịu, gió uốn éo luồn lách giữa các giá. Một cái thang có bánh lăn cho phép lên tới những tầng giá trên cùng. Ludovic lại gần. Một bên là những cuộn phim 35mm, rất đồ sộ, và một bên là loại 16mm, loại khiến anh đặc biệt thích thú. Những chiếc hộp tròn được dán nhãn, sắp xếp một cách hoàn hảo. Những bộ phim câm cổ điển, những bộ phim dài từ thời hoàng kim của điện ảnh Pháp, đặc biệt là phim tình báo, chiếm số đông trên quá nửa các giá… Ludovic đưa tay cầm một cuộn phim. Người đàn ông nguy hiểm nhất thế giới, một công trình của John Lee Thompson về CIA và Trung Hoa cộng sản. Một bản sao đầy đủ, nguyên vẹn, được bảo quản khỏi độ ẩm và ánh sáng, chẳng khác nào một loại rượu nghìn năm. Thậm chí còn có cả những dải băng thể hiện độ pH trong các hộp, nhằm kiểm soát độ axít. Ludovic khó khăn lắm mới kìm được nỗi xúc động. Chỉ riêng kho báu này cũng đáng giá đến năm trăm euro trên thị trường.
– Bố cậu rất mê phim tình báo đúng không?
– Còn nữa cơ, anh chưa nhìn thấy tủ sách của bố tôi đâu. Thuyết âm mưu và bộ sậu của nó. Gần như ám ảnh ấy.
– Cậu bán chúng giá bao nhiêu?
– Tôi đã tìm hiểu trên Internet. Tính ước chừng thì khoảng một trăm euro một cuộn phim. Nhưng mục đích của tôi là tất cả mớ này biến mất càng nhanh càng tốt, tôi cần chỗ. Thế nên chúng ta có thể thương lượng.
– Tôi rất hy vọng thế.
Ludovic tiếp tục lùng sục.
– Hẳn là bố cậu phải có một phòng chiếu riêng?
– Vâng, sắp tới chúng tôi sẽ cải tạo nó. Vứt bỏ đồ cũ, thay đồ mới vào. Màn hình LCD và rạp hát gia đình công nghệ mới nhất. Tôi sẽ bố trí cho ban nhạc của tôi ở đây.
Ngán ngẩm trước thái độ thiếu tôn trọng đó, Ludovic đi vòng sang bên phải, lật đi lật lại các chồng phim, đắm mình trong mùi phim. Anh phát hiện ra phim của Harold Lloyd, Buster Keaton, rồi, xa hơn một chút, là những phim kiểu như Hamlet hoặc Đại úy Fracasse. Anh những muốn mua hết, nhưng mức lương của một nhân viên an sinh xã hội và những khoản phí thuê bao khác nhau – Meetic*, Internet, truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh – chỉ để lại cho anh một khoản eo hẹp để chi tiêu mỗi tháng. Thế nên anh phải lựa chọn.
Anh lại gần chiếc thang. Luc Szpilman cảnh báo:
– Anh nên cẩn thận. Bố tôi đã ngã xuống từ chính chiếc thang đó, và bị vỡ đầu. Dù sao thì, trèo lên đó khi đã ở tuổi tám mươi hai…
Ludovic lưỡng lự một lát, tuy nhiên vẫn trèo lên. Anh nghĩ đến ông già kia, đam mê đến nỗi bị chính những cuộn phim của mình giết chết. Anh trèo lên cao hết mức có thể, tiếp tục chọn mua. Đằng sau Bức thư từ điện Kremlin, trên một hàng hộp không thể nhìn thấy từ bên dưới, anh phát hiện ra một chiếc hộp đen sì, không dán nhãn. Ludovic giữ tư thế thăng bằng rồi nhấc nó lên. Bên trong, nhìn qua là một bộ phim ngắn, bởi độ dài cuộn phim không đủ lấp đầy khoảng trống trong hộp. Cùng lắm là mười đến hai mươi phút chiếu. Có lẽ là một phim bị thất lạc, độc bản, mà chủ nhân của nó không bao giờ xác định được. Ludovic cầm chiếc hộp, xuống thang rồi xếp chồng lên chín bộ phim về tôn giáo mà anh đã chọn. Những cuộn phim không tên này luôn là yếu tố tạo sự lôi cuốn cho các buổi chiếu phim.
Khi quay lại, anh tỏ vẻ bình thản, nhưng các huyết mạch trong người như đang bùng cháy.
– Đáng tiếc là đa phần phim của cậu không đáng giá lắm. Toàn những thứ hết sức chuẩn mực. Với lại… Cậu có ngửi thấy cái mùi đó không?
– Mùi gì?
– Mùi giấm. Các cuộn phim đã bị nhiễm hội chứng giấm, nói cách khác, chẳng mấy nữa chúng sẽ hỏng.
Chàng trai trẻ bước lên và hít ngửi.
– Anh chắc chứ?
– Chắc chắn. Tôi sẵn lòng giải quyết giúp cậu mười cuộn phim này. Ba mươi lăm euro một cuộn, cậu thấy thế nào?
– Năm mươi.
– Bốn mươi.
– Thôi được…
Ludovic chi ra một tờ séc bốn trăm euro. Khi anh chuẩn bị dong buồm, một chiếc xe đeo biển đăng ký ở Pháp đang tìm chỗ đỗ.
Hẳn là một người mua nữa đã tới.
Ludovic ra khỏi phòng chiếu riêng, rồi một mình, tay cầm lon bia, ngồi xuống một trong số mười hai chiếc ghế bằng vải giả da mang phong cách những năm 1950 mà anh đã mua lại hồi người ta đóng cửa rạp Rex, rạp phim nhỏ trong khu phố. Anh đã thửa cho mình một phòng chiếu phim đích thực dưới tầng hầm, và gọi đó là “rạp phim bỏ túi” của mình. Ghế gấp, bục, màn chiếu gắn hạt thủy tinh nhỏ, máy chiếu Tri-Film Heurtier, đủ hết. Ở tuổi bốn mươi hai, anh chỉ còn thiếu một cô bạn gái, để vừa ôm ấp vừa xem bản gốc phim Cuốn theo chiều gió. Nhưng lúc này, những trang web hẹn hò chết tiệt chỉ đưa anh đến với những cuộc tình chớp nhoáng hoặc thất bại.
Đã gần ba giờ sáng. Đầu óc còn nhồi đầy những hình ảnh tình báo và chiến tranh, anh kết thúc buổi chiếu phim dài dằng dặc bằng bộ phim ngắn lạ lùng được bảo quản cẩn thận đến khó tin kia. Nhìn bề ngoài, có vẻ đó là một bản sao. Những bộ phim không tên này đôi khi chứa đựng kho báu thực sự, hoặc nếu thần may mắn mỉm cười, anh sẽ gặp được tác phẩm thất lạc của những nhà làm phim nổi tiếng: Méliès, Welles, Chaplin. Nhà sưu tầm trong anh rất thích mơ mộng. Khi Ludovic giở đoạn đầu cuộn phim không tên ra để nối vào máy chiếu, anh đọc thấy trên dải băng, “50 hình/giây”. Loại này khá hiếm so với tiêu chuẩn 24 hình/giây, tốc độ đó thừa đủ để tạo ra cảm giác chuyển động. Tuy nhiên, anh vẫn đổi tốc độ chụp của máy chiếu để khớp với tốc độ yêu cầu. Để khỏi phải xem một bộ phim quay chậm.
Rất nhanh chóng, nền trắng của màn hình nhường chỗ cho một hình ảnh tối thẫm, mờ mịt, không nhan đề cũng chẳng phần giới thiệu đoàn phim. Một vòng tròn màu trắng hiện ra ở góc trên cùng bên phải. Lúc đầu, Ludovic tự hỏi liệu có phải do lỗi phim không, như vẫn thường xảy ra với những cuộn phim cũ.
Bộ phim bắt đầu.
Ludovic ngã vật xuống trong lúc chạy lên tầng trên.
Anh không còn nhìn thấy gì nữa, mặc dù đèn vẫn bật.
Anh đã bị mù.
Mời các bạn đón đọc Hội chứng E của tác giả Franck Thilliez & Nguyễn Thị Tươi (dịch).