Cuốn sách Homo Deus – Lược Sử Tương Lai của Yuval Noah Harari sẽ dẫn dắt bạn đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi hóc búa như
- Homo sapiens có thực sự là “siêu đẳng” hay chỉ là “tay đầu gấu địa phương”?
- Làm thế nào con người kiểm soát và mang lại ý nghĩa cho thế giới?
- Công nghệ sinh học và trí thông minh nhân tạo tác động đến chúng ta như thế nào?
- Sinh vật nào sẽ kế thừa Homo sapiens và tôn giáo mới sẽ ra sao?
Với giọng văn cuốn hút và mới lạ, Harari đưa ra những luận điểm táo bạo, khơi gợi tư duy về các vấn đề chủ nghĩa nhân đạo là một dạng tôn giáo tôn thờ con người, Sinh vật là thuật toán. Từ đó, ông vẽ nên viễn cảnh tương lai nơi Homo sapiens thất thế và Dữ liệu giáo trở thành hình mẫu mới.
Ngoài ra, cuốn sách còn đi sâu vào: Năng lực giúp con người sinh tồn và tiến hóa thành “chúa tể” Trái Đất và Quy trình hoàn thiện và nâng cấp năng lực dẫn đến việc chúng ta bị truất quyền bởi Homo Deus – sinh vật mới.
Homo Deus – Lược Sử Tương Lai là lời cảnh tỉnh, đồng thời là lời kêu gọi con người suy ngẫm về bản thân, về tương lai và về vị trí của chúng ta trong vũ trụ. Mời các bạn đón đọc Homo Deus: Lược Sử Tương Lai của tác giả Yuval Noah Harari & Dương Ngọc Trà (dịch) & Lê Dọn Bạn (dịch).
—-
Lời Giới thiệu của Tác giả
Sapiens: một Lịch sử Ngắn gọn của loài Người đã mô tả loài người đã chinh phục thế giới như thế nào, nhờ vào khả năng có một không hai của họ để tin vào những huyền thoại tập thể về những god, về tiền bạc, về bình đẳng và tự do. Người-god: một Lịch sử Ngắn gọn của Ngày mai xem xét những gì có thể xảy ra với thế giới, khi những huyền thoại cũ này kết hợp với những kỹ thuật mới có quyền năng giống như của god, như AI trong những computer ứng xử như con người [1], và công nghệ di truyền học [2]
Điều gì sẽ xảy ra cho cơ chế dân chủ khi Google và Facebook đi đến biết những sở thích và những khuynh hướng chính trị của chúng ta thành thạo hơn chúng ta biết về chính mình? Điều gì sẽ xảy ra với những quốc gia đến nay vẫn duy trì những chế độ trợ giúp xã hội [3] khi những computer đẩy con người ra khỏi thị trường nhân công, và tạo ra một “giai cấp vô dụng” khổng lồ? Đạo Islam rồi có thể có thể vận dụng công nghệ di truyền học ra sao? Có phải Vùng thung lũng Silicon ở San Francisco sau cùng sẽ sản xuất những tôn giáo mới, chứ không chỉ những gadget [4] mới lạ?
Khi Người-khôn ngoan (Homo sapiens) trở thành Người-god (Homo-deus), những vận mệnh mới chúng ta sẽ đặt định cho chính chúng ta sẽ là gì? Như những god-tự-làm-nên của hành tinh trái đất, những dự án nào chúng ta nên thực hiện, và chúng ta sẽ bảo vệ hành tinh mỏng manh này và chính loài người như thế nào từ sức mạnh có khả năng hủy diệt của chúng ta? Tập sách Homo Deus cho chúng ta một cái nhìn vội vàng và chỉ được phần nào về những giấc mơ và những ác mộng vốn sẽ định hình thế kỷ 21.
Sapiens đã giải thích loài người đã đi đến cai trị hành tinh như thế nào. Homo Deus xem xét tương lai của chúng ta. Nó pha trộn khoa học, lịch sử, triết học, và mọi ngành ở giữa, cung cấp một cái nhìn về ngày mai mà lúc đầu có vẻ khó hiểu nhưng thấy ngay không thể phủ nhận: con người sẽ nhanh chóng mất đi không chỉ tư thế thống trị của mình, nhưng chính ý nghĩa của nó. Và chúng ta cũng không nên đứng yên chờ đợi sự kháng cự xảy ra, – trong khi những ý tưởng, khái niệm và lý thuyết trong khoa học viễn tưởng ưa chuộng của chúng ta nhìn con người chiến đấu chống những máy móc, nhân danh tự do và chủ nghĩa cá nhân [5], trong thực tế, những huyền thoại nhân bản này trong lâu dài sẽ bị loại bỏ, cũng sẽ lỗi thời như những băng cassette hay lối múa cầu gió gọi mưa . Điều này nghe có vẻ báo động, nhưng thay đổi thì luôn luôn gây sợ hãi.
Trong thế kỷ vừa qua, loài người đã xoay sở để làm những điều tưởng đã không thể làm được, và kiềm chế được nạn đói, bệnh dịch và chiến tranh. Ngày nay, nhiều người chết vì ăn quá nhiều hơn chết vì thiếu hay không có ăn; nhiều người chết vì tuổi già hơn số chết vì bệnh truyền nhiễm đương khi tuổi trẻ; và số người tự tử trong thời bình (ở những quốc gia tiền tiến) nhiều hơn số bị giết trong những chiến tranh địa phương hiện đại. Chúng ta là loài duy nhất trong lịch sử lâu dài của trái đất đã tự một tay thay đổi toàn bộ hành tinh, và chúng ta không còn mong đợi bất kỳ thần linh nào cao hơn để định hình số phận của chúng ta cho chúng ta.
Thành công nuôi thêm tham vọng, và bước tiếp, loài người sẽ tìm kiếm sự bất tử, hạnh phúc vô biên và sức mạnh thần linh của sự sáng tạo. Nhưng chính việc theo đuổi những mục tiêu này cuối cùng sẽ làm cho hầu hết con người thành thừa thãi. Thế nên, từ đây chúng ta sẽ đi về đâu? Đối với những khởi đầu, ngày nay chúng ta có thể làm những lựa chọn với mắt mở xa rộng đến nơi nào chúng đang dẫn chúng ta hướng tới. Chúng ta không thể ngăn chặn bước chân của lịch sử, nhưng chúng ta có thể ảnh hưởng đến hướng đi của nó.
Đoán trước tương lai thường được hình dung với những giả định rằng ngày mai, ở trung tâm của nó, trông sẽ giống cũng như ngày nay – chỉ khác là chúng ta sẽ có những kỹ thuật mới tuyệt vời, nhưng những giá trị nhân văn ngày nay như tự do và bình đẳng sẽ vẫn dẫn đường cho chúng ta. Homo Deus tháo gỡ hết những giả định này và mở mắt chúng ta đến một phạm vi rộng lớn của những gì có thể thay thế, với những luận chứng đầy thách thức trên từng trang sách:
– Sau bốn tỉ năm của sự sống hữu cơ, kỷ nguyên của sự sống vô cơ bây giờ bắt đầu.
– Những sản phẩm chính của kinh tế thế kỷ XXI sẽ không là tơ sợi, xe cộ và vũ khí, nhưng là những cơ thể, những bộ óc và những não thức.
– Trong khi cách mạng công nghiệp đã tạo ra giai cấp thợ thuyền, cuộc cách mạng lớn tiếp theo sẽ tạo ra giai cấp vô dụng.
– Cách con người trước đây đã đối xử với những động vật (khác) là một biểu thị tốt cho thấy con người được nâng cấp sẽ đối xử như thế nào với phần chúng ta còn lại.
– Islam Cực đoan có thể sẽ phải vừa rút lui vừa đánh tập hậu, nhưng những tôn giáo có ảnh hưởng thực sự, bây giờ sẽ xuất hiện từ Thung lũng Silicon hơn là Trung Đông.
– Dân chủ và thị trường tự do sẽ cùng sụp đổ một khi Google và Facebook biết chúng ta hơn chúng ta biết chính mình, và uy quyền chuyển từ con người cá nhân đến những algorithm trên network
– Chúng ta sẽ chủ tâm từ bỏ quyền giữ những gì riêng tư trong việc theo đuổi những gì mang lại sức khỏe tốt hơn.
– Con người sẽ không đánh nhau với những máy móc; họ sẽ hợp nhất với chúng. Chúng ta đang hướng tới hôn nhân chứ không tới chiến tranh.
– Hầu hết chúng ta sẽ không dự phần vào những quyết định kỹ thuật xem liệu chúng sẽ tác động thế nào đến đời sống của chúng ta, bởi vì hầu hết chúng ta không hiểu nó (có bao nhiêu người trong chúng ta bỏ phiếu chọn lựa cách Internet, lấy thí dụ, sẽ hoạt động thế nào?).
Đây là hình dạng của thế giới mới, và khoảng cách giữa những người nhảy lên toa tàu (tương lai) và những người còn lại đằng sau sẽ lớn hơn so với khoảng cách giữa những đế quốc kỹ nghệ và những bộ lạc nông nghiệp, lớn hơn cả khoảng cách giữa Sapiens và người Neanderthal. Đây là vũ đài tiếp theo của tiến hóa. Đây là Homo Deus.
—
Chương 1: Bảng liệt kê những vấn đề mới cần giải quyết của con người [1]
Ở bình minh của nghìn năm thứ ba, loài người thức dậy, dụi mắt và duỗi chân tay. Dấu vết còn lại của một vài ác mộng khủng khiếp vẫn đang bập bềnh trong não thức của nó. “Đã có một gì đó với rào thép gai, và đám mây hình nấm khổng lồ. Ồ thôi, đó đã chỉ là một ác mộng.” Sau khi vào phòng tắm, loài người rửa mặt, xem xét những nếp nhăn của mình trong gương, rồi làm một cốc cà phê và mở quyển sổ ghi chú hằng ngày. “Hãy xem có gì trong agenda [2] ngày hôm nay.”
Qua hàng nghìn năm, lời đáp cho câu hỏi này đã giữ yên không đổi. Cũng vẫn ba vấn đề đã chiếm trọn lo lắng của dân chúng nước Tàu thế kỷ XX, của India thời Trung cổ, và của Egypt thời cổ. Nạn đói, bệnh dịch hạch và chiến tranh đã luôn luôn đứng ở đầu danh sách. Những thế hệ nối tiếp thế hệ, con người đã cầu nguyện với mọi god, thần và thánh, và đã phát minh không đếm được những công cụ, những tổ chức và hệ thống xã hội – nhưng họ đã tiếp tục chết hàng triệu người vì đói, những bệnh dịch và bạo lực. Nhiều nhà tư tưởng và tiên tri tôn giáo đã kết luận rằng nạn đói, bệnh dịch hạch và chiến tranh phải là một phần thiết yếu, không thể thiếu trong kế hoạch vũ trụ toàn bộ của God, hay của bản chất không toàn hảo của chúng ta, và không gì trừ sự tận cùng của thời gian sẽ giải thoát chúng ta khỏi chúng.
Thế nhưng ở bình minh của nghìn năm thứ ba, loài người bắt đầu nhận thức một hiện thực kinh ngạc tuyệt diệu. Hầu hết mọi người hiếm khi nghĩ về nó, nhưng trong vài mười-năm vừa qua, chúng ta đã xoay sở để kiểm soát được nạn đói, bệnh dịch và chiến tranh. Dĩ nhiên, những vấn đề này đã vẫn chưa giải quyết được hoàn toàn, nhưng chúng đã được chuyển dạng từ những sức mạnh tưởng không thể hiểu và không kiểm soát được của tự nhiên vào thành những thách đố có thể quản trị được. Chúng ta không cần phải cầu nguyện với bất kỳ một god hay thánh thần nào, để cứu chúng ta thoát khỏi chúng. Chúng ta biết khá rõ những gì cần làm ngõ hầu để phòng ngừa nạn đói, bệnh dịch và chiến tranh – và thường thường chúng ta thành công trong việc đó.
Đúng, vẫn còn có những thất bại đáng kể; nhưng khi chạm mặt với những thất bại như vậy, chúng ta thôi không còn nhún vai và nói, “Vâng, đó là lối những sự việc tiến hành như thế trong thế giới không toàn hảo của chúng ta”, hay “Ý God đã được hiển hiện”. Đúng hơn, khi nạn đói, bệnh dịch hoặc chiến tranh bùng nổ ngoài kiểm soát của chúng ta, chúng ta cảm nhận rằng một ai đó hẳn đã quản lý sai lầm, đã làm hỏng sự việc, chúng ta lập một ủy ban điều tra, và tự hứa rằng lần tới, chúng ta sẽ làm tốt hơn. Và điều đó thực sự làm nên việc. Những tai ương như vậy thực sự xảy ra ít hơn và bớt thường xuyên hơn. Lần đầu tiên trong lịch sử, ngày nay nhiều người chết vì ăn quá nhiều hơn chết vì thiếu ăn, phải ăn quá ít; nhiều người chết vì tuổi già hơn chết vì những bệnh truyền nhiễm; và số người chết vì tự tử nhiều hơn con số kết hợp gồm những người (dân thường) bị những người lính, những người khủng bố và những tội phạm giết chết.[3]Trong những năm đầu thế kỷ XXI, một người trung bình thì có nhiều xác xuất chết vì ăn uống quá độ trong (những hiệu thuộc loại) bán thức ăn nhanh McDonald hơn chết vì hạn hán, hay dịch sốt Ebola, hay một vụ tấn công của tổ chức khủng bố al-Qaeda.
Do đó, mặc dù những chủ tịch, những CEO (nhân viên điều khiển, đứng đầu công ty) và những tướng lãnh vẫn có những agenda hàng ngày của họ đầy những khủng hoảng về kinh tế và về những xung đột quân sự, nhưng trên tầm mức vũ trụ của lịch sử, loài người có thể ngước mắt mình lên và bắt đầu nhìn về phía những chân trời mới. Nếu quả thực sau khi chúng ta mang nạn đói, bệnh dịch và chiến tranh về dưới kiểm soát, những gì sẽ thay thế chúng ở đầu agenda của con người? Giống như những người lính chữa lửa trong một thế giới không có lửa, vì vậy loài người trong thế kỷ XXI cần hỏi mình một câu hỏi trước giờ chưa từng có: chúng ta sắp sửa sẽ làm gì với chính chúng ta? Trong một thế giới lành mạnh, thịnh vượng và an thuận, những gì sẽ đòi hỏi sự chú ý và sự khôn ngoan khéo léo của chúng ta? Câu hỏi này trở nên khẩn cấp gấp đôi với những quyền năng to lớn mới mà công nghệ sinh học và công nghệ thông tin đang cung cấp cho chúng ta. Chúng ta sẽ làm gì với tất cả sức mạnh đó?
Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng ta cần phải nói thêm một vài lời về nạn đói, bệnh dịch và chiến tranh. Tuyên bố rằng chúng ta đang đem chúng về dưới kiểm soát có thể đập vào nhiều người như quá đáng, cực kỳ ngây thơ, hoặc cũng có thể là nhẫn tâm. Thế còn về hàng tỉ người vẫn sống trong cùng cực nghèo đói dưới mức $ 2 [4] một ngày thì sao? Thế còn khủng hoảng về bệnh AIDS đang diễn ra ở Africa, hay những cuộc chiến tranh vẫn đang lan tràn dữ dội ở Syria và Iraq? Để trả lời cho những bận tâm này, chúng ta hãy có một cái nhìn gần hơn vào thế giới của những năm đầu thế kỷ XXI, trước khi thăm dò agenda của con người trong những mười năm tới.
Đường Biểu đồ chỉ Mức Sinh sống Nghèo đói
Chúng ta hãy bắt đầu với nạn đói, vốn trong hàng nghìn năm đã từng là kẻ thù ác hại nhất của loài người. Cho đến gần đây, hầu hết loài người sống mấp mé trên chính đường phân ranh của biểu đồ về tình trạng nghèo đói sinh học, dưới đường ranh đó, người ta quị ngã vì thiếu dinh dưỡng và đói. Một lầm lẫn nhỏ hay một chút kém may mắn, đều có thể dễ dàng thành một án tử hình cho cả gia đình, hay cả làng. Nếu mưa lớn phá hủy vụ lúa mì đang trồng của bạn, hoặc bọn cướp lấy mất đàn dê của bạn, bạn và những người thân yêu của bạn cũng có thể bị chết đói. Bất hạnh hay ngu dốt ở mức độ tập thể dẫn đến những nạn đói tập thể. Khi hạn hán nghiêm trọng giáng xuống Egypt thời Cổ, hay India thời Trung cổ, không phải là không thông thường nếu 5 hay 10 phần trăm dân số bị thiệt mạng. Thức ăn đã trở thành khan hiếm; vận chuyển đã quá chậm và quá tốn kém để có thể nhập khẩu được đủ thức ăn; và những chính quyền đã quá yếu kém để có thể cứu vãn tình thế kịp thời.
Hãy mở bất kỳ một quyển sách lịch sử nào, và có nhiều xác xuất là bạn sẽ bắt gặp những ghi chép kinh hoàng về những tập thể dân cư chết vì đói, hóa điên vì đói. Tháng 4 năm 1694, một công chức nước France ở thị trấn Beauvais đã mô tả tác động của nạn đói và giá thức ăn tăng cao, nói rằng tất cả khu vực của ông bây giờ đã đầy một “số không đếm nổi những linh hồn đáng thương, yếu đuối và xác sơ vì đói, cơ cực và chết vì không có gì ăn, bởi không có việc làm, hoặc không có ai thuê làm, họ không có tiền mua bánh mì. Tìm cách để kéo dài mạng sống của họ thêm một chút, và để xoa dịu cơn đói của họ phần nào, những người dân nghèo ăn những thứ dơ bẩn, nhiễm trùng những con mèo và nạo thịt những xác ngựa bị lột chỉ còn da và đã quăng vào những bãi phân. [Những người khác uống] máu sống khi những con bò và trâu bị giết thịt, và [ăn] những đồ thừa vứt đi từ bên trong con thịt, vốn người đầu bếp đã ném ra đường. Những người cùng khốn nghèo khổ khác ăn cây nettle [5] và cỏ dại, hoặc rễ và những loại lá cây mà họ luộc với nước sôi” [6]
Những cảnh tương tự đã diễn ra trên toàn nước France. Thời tiết xấu đã hủy hoại những vụ thu hoạch khắp vương quốc này trong hai năm trước, vì vậy sang mùa xuân 1694, những kho trữ thức ăn đã hoàn toàn trống rỗng. Người giàu đòi những giá cắt cổ cho bất cứ thức ăn nào mà họ đã xoay sở tích trữ được, và người nghèo chết hàng loạt. Khoảng 2,8 triệu người France – 15 phần trăm dân số – đã chết vì đói giữa những năm 1692 và 1694, trong khi “Vua Mặt Trời” Louis XIV bỡn cợt ve vãn với những phi tần của ông trong điện Versailles. Năm sau đó, 1695, nạn đói đã xảy ra ở Estonia, giết chết một phần năm dân số. Năm 1696 đến lượt Finland, nơi có từ một phần tư đến một phần ba số dân chúng chết. Scotland đã bị nạn đói trầm trọng giữa những năm 1695 và 1698, một số quận bị mất đến 20 phần trăm của dân cư của họ[1].
Hầu hết bạn đọc có lẽ biết mình sẽ cảm thấy thế nào khi bạn lỡ bữa ăn trưa, hay khi bạn nhịn ăn trong những ngày lễ của một số tôn giáo [8], hoặc khi bạn sống một vài ngày chỉ uống toàn nước rau ép trong những chế độ ăn kiêng ‘kỳ diệu’ (để giảm béo, nặng). Nhưng còn cảm thấy thế nào khi bạn không ăn gì liên tục đã nhiều ngày, và bạn cũng tuyệt không biết gì về việc đến lúc nào mới có được một mẩu thức ăn kế tiếp? Hầu hết mọi người thời nay đã chưa bao giờ phải trải qua sự hành hạ thống khổ tột cùng này. Nhưng tổ tiên chúng ta, than ôi, biết nó quá rõ. Khi họ kêu cầu với God, “Giải cứu chúng con khỏi nạn đói!” [9], Đây là những gì họ đã có trong đầu.
Trong trăm năm vừa qua, những phát triển kỹ thuật, kinh tế và chính trị đã tạo ra một mạng lưới an toàn ngày càng mạnh mẽ phân rẽ loài người khỏi đường vẽ mức nghèo khổ về sinh học. Nạn đói tập thể thỉnh thoảng vẫn tấn công một số khu vực, nhưng chúng là những ngoại lệ, và hầu như chính trị của con người luôn luôn gây ra chúng, chứ không phải những thảm họa thiên nhiên. Trong hầu hết những phần của , ngay cả nếu một người bị mất việc và tất cả tài sản của mình, người ấy sẽ không phải chết đói. Những chương trình bảo hiểm tư nhân, những cơ quan chính phủ và tổ chức quốc tế ngoài chính phủ [10] có thể sẽ không cứu người ấy khỏi đói nghèo, nhưng họ sẽ cung cấp cho người ấy với đủ số lượng caloriri hàng ngày để sống sót. Ở mức độ tập thể, mạng lưới thương mại thế giới biến những hạn hán và lũ lụt vào thành những cơ hội kinh doanh, và khiến việc khắc phục nhanh và rẻ cho tình trạng thiếu thức ăn thành điều có thể làm được. Ngay cả khi có những chiến tranh, động đất hay tsunami [11] tàn phá toàn thể những quốc gia, những nỗ lực quốc tế thường thành công trong việc ngăn ngừa nạn đói. Mặc dù hàng trăm triệu người vẫn chịu đói hầu như mỗi ngày, nhưng trong hầu hết những quốc gia, có rất ít người thực sự chết vì đói.
Nghèo chắc chắn gây ra nhiều những vấn đề khác về sức khỏe, và thiếu dinh dưỡng sẽ rút ngắn tuổi sống lâu ngay cả trong những nước giàu nhất trên trái đất. Ở France, lấy thí dụ, 6 triệu người (khoảng 10 phần trăm dân số) chịu khổ vì nạn dinh dưỡng bấp bênh. Họ thức dậy buổi sáng không biết liệu họ có bất cứ gì để ăn cho bữa trưa; họ thường đi ngủ đói; và dinh dưỡng họ có được thì không cân bằng và không lành mạnh – rất nhiều tinh bột, đường và muối, và không đủ protein và vitamins. [12] Nhưng nạn ‘dinh dưỡng bấp bênh thất thường’ không phải là nạn đói, và France của những năm đầu thế kỷ XXI không phải là France của năm 1694. Ngay cả trong những khu ổ chuột tồi tệ nhất xung quanh Beauvais hay Paris, người ta không chết vì họ đã không có gì ăn trong nhiều tuần liền.
Cùng biến chuyển tương tự đã xảy ra trong nhiều những nước khác, ghi nhận rõ nhất là nước Tàu. Qua hàng nghìn năm, nạn đói đã đuổi theo mỗi triều đại của nước Tàu, từ Hoàng Đế Vàng [13] đến Chủ tịch Đỏ Mao. Một vài mười năm trước, ‘China’ đã là một lối nói tắt cho tình trạng thiếu lương thực. Hàng chục triệu người Tàu bị đói đến chết trong thảm họa Bước Nhảy Vọt Vĩ đại, và những nhà chuyên môn đều thường xuyên tiên đoán theo thói quen rằng vấn đề sẽ chỉ ngày càng tồi tệ hơn. Năm 1974, Hội nghị Lương thực Thế giới đầu tiên đã được triệu tập tại Rome, và những phái đoàn đã nghiên cứu để giải quyết những màn cuối của vở kịch tận thế. Họ đã được cho biết rằng không có cách nào để nước Tàu nuôi hàng tỉ người của nó, và rằng đất nước đông dân nhất thế giới đã đang lao về phía thảm họa. Trong thực tế, nó đã đang lao về phía phép lạ kinh tế lớn nhất trong lịch sử. Kể từ năm 1974, hàng trăm triệu người Tàu đã thoát khỏi nghèo đói, và mặc dù hàng trăm triệu khác vẫn còn chịu khổ vì tình trạng thiếu thốn và thiếu dinh dưỡng, nhưng lần đầu tiên trong lịch sử của nó, nước Tàu bây giờ đã thoát được nạn đói.
Thật vậy, trong hầu hết những quốc gia ngày nay, ăn quá nhiều đã trở thành một vấn đề còn tồi tệ hơn so với nạn đói. Vào thế kỷ XVIII, Marie Antoinette đã bị lên án là khuyên đám dân chúng đang chết đói rằng nếu họ hết bánh mì, họ chỉ nên ăn bánh ngọt để thay thế! [14] Ngày nay, những người nghèo đã tuân theo lời khuyên này từng chữ một. Trong khi những dân cư giàu có của Beverly Hills ăn sàlách rau diếp trộn, và đậu phụ hấp với quinoa, trong những khu ổ chuột và những khu da đen, những người nghèo ngốn ngấu những bánh ngọt Twinkie, quà vặt Cheetos [15], và những hamburger và pizza. Trong năm 2014, hơn 2,1 tỉ người thừa cân, so với 850 triệu người bị thiếu dinh dưỡng. Một nửa loài người được đoán trước rằng đến năm 2030 sẽ bị bệnh thừa cân, [16] Năm 2010, nạn đói và thiếu dinh dưỡng kết hợp, đã giết chết khoảng 1 triệu người, trong khi bệnh béo phì đã giết chết 3 triệu người. [17]
Những đoàn tàu biển phá hoại mắt không thấy
Sau nạn đói, kẻ thù lớn thứ hai của loài người đã là những bệnh dịch và bệnh truyền nhiễm. Những thành phố sầm uất kết nối bởi một dòng chảy không ngừng của những nhà buôn, nhân viên chính quyền và người đi hành hương tôn giáo, đã vừa là khối đá làm nền cho văn minh con người và là một nơi sinh sản lý tưởng cho những pathogen [18]. Dân chúng sinh sống ở Athens thời cổ, hay ở Florence thời trung cổ, bởi thế đều biết rằng họ có thể ngã bệnh và tuần tới sẽ chết, hoặc một bệnh dịch lớn có thể đột nhiên bùng nổ và hủy hoại trọn gia đình họ trong một cú ‘trời giáng’.
Sự bùng phát loại như thế nổi tiếng nhất, được đặt tên là Cái chết Đen (Black Death), đã bắt đầu vào những năm 1330, đâu đó ở vùng phía đông hay vùng giữa của Asia; khi bacteria Yersinia pestis, sống trong loài bọ chét, bắt đầu gây bệnh cho những người bị bọ chét cắn. Từ đó, trên lưng của một đội quân gồm những đàn chuột và bọ chét, bệnh dịch hạch lây nhanh, lan khắp Asia, Europe và Bắc Africa, chỉ cần chưa đến hơn hai mươi năm để vươn tới những bờ của biển Atlantic. Khoảng từ 75 triệu đến 200 triệu người chết – nhiều hơn một phần tư dân số của Eurasia. Ở England, mười người chết bốn, và dân số đã giảm từ trên 3,7 triệu người trước bệnh dịch đến dưới 2,2 triệu sau bệnh dịch. Thành phố Florence mất 50.000 trong số 100.000 dân cư của nó. [19]
Người thời Trung cổ đã nhân hóa Cái chết Đen như một sức mạnh ma quỷ khủng khiếp, ngoài tầm kiểm soát hay hiểu biết của con người.
Những nhà cầm quyền đã hoàn toàn bất lực khi chạm mặt với thảm họa. Ngoại trừ việc tổ chức những lễ cầu nguyện và diễn hành tập thể, họ tuyệt không có ý tưởng gì về việc phải làm thế nào để ngăn chặn bệnh dịch lan tràn – chưa nói đến việc chữa chạy nó. Đến tận thời nay, con người đã đổ lỗi những bệnh tật cho không khí xấu,[20] những con quỉ độc ác và những god tức giận, và đã không nghi ngờ đến sự hiện hữu của bacteria và virus. Mọi người đã dễ dàng tin vào những thiên thần và những nàng tiên tí hon, nhưng họ không thể tưởng tượng rằng một con bọ chét, hay một giọt nước nhỏ có thể chứa đựng cả một đoàn tàu của những con thú săn giết con người.
https://2.bp.blogspot.com/-ElbQ-iozYNY/WCUb3nYWyyI/AAAAAAAAExg/PwNdndH4BNcR_SGzqPaR0D2wc6S8LOWHACLcB/s1600/HomoDeus-220px-Yersinia_pestis-3-img3.jpg
Những thủ phạm thực sự là loài bacteria rất nhỏ Yersinia pestis.
Cái chết Đen đã không phải là một biến cố duy nhất, thậm chí cũng không phải là bệnh dịch hạch tồi tệ lón nhất trong lịch sử. Có những bệnh dịch lớn khốc hại hơn nhiều, đã tấn công America, Australia và những quần đảo Pacific, theo chân của những người Europe đầu tiên. Những người thám hiểm và những người đến định cư này, tất cả đều vô tình không biết, đã mang theo người họ những bệnh truyền nhiễm hoàn toàn mới đối với những người bản xứ, khiến những người này không có khả năng miễn nhiễm để có thể chống lại chúng. Như một hậu quả, số dân chúng địa phương chết đã lên đến 90 phần trăm.[21]
Ngày 05 Tháng 3/1520 một đoàn tàu biển nhỏ của Spain rời Cuba trên đường tới Mexico. Đoàn tàu chở 900 người lính Spain cùng ngựa, vũ khí và một số nô lệ người Africa. Một trong những người nô lệ, Francisco de Eguía, đã mang trong người người này một món hàng hóa hết sức độc hại chết người. Francisco không biết điều đó, nhưng đâu đó trong số hàng nghìn tỉ tế bào của ông, đã có một quả bom sinh học đang tíc tắc đếm lùi đến giờ nổ của nó: virus bệnh đậu mùa. Sau khi Francisco đặt chân lên đất Mexico, virus trong cơ thể của ông bắt đầu nhân lên theo cấp số nhân, cuối cùng bùng ra trên khắp da ông, tất cả thành một một trận ngứa khủng khiếp. Francisco lên cơn sốt và đã được đưa vào nằm trong nhà của một gia đình người bản xứ America, ở thị trấn Cempoallan. Ông đã lây bệnh cho những người của gia đình này, những người này lây cho những láng giềng của họ. Trong vòng mười ngày, Cempoallan đã thành một bãi tha ma. Những người chạy trốn nó, đã mang bệnh từ Cempoallan lây sang những thị trấn gần đó. Khi thị trấn này sau thị trấn khác quị ngã vì bệnh dịch, những làn sóng mới gồm những người tị nạn hoảng sợ đã lây bệnh dịch cho khắp Mexico và xa hơn.
Người Maya ở bán đảo Yucatán đã tin rằng ba god ác độc – Ekpetz, Uzannkak và Sojakak – đã bay từ làng này sang làng khác vào ban đêm, đã làm người ta bị nhiễm bệnh. Người Aztec đổ lỗi cho những god Tezcatlipoca và Xipe, hoặc có lẽ cho ‘những bùa phép hại người’ [22] của người da trắng. Những thày tu và những thày thuốc được hỏi ý kiến. Họ khuyên cầu nguyện nhiều, tắm nước lạnh, chà xát cơ thể với dầu hắc ín [23] và dí bẹp những bọ cánh cứng màu đen rồi miết chúng chết trên những vết loét. Không điều nào đã giúp vào việc chữa bệnh. Hàng chục ngàn xác chết nằm thối rữa trên đường cái, không ai dám đến gần và chôn cất. Nhiều gia đình chết sạch nội trong một vài ngày, và nhà chức trách đã ra lệnh kéo xập nhà họ, rồi vùi tất cả những xác chết ở dưới. Trong một số khu dân cư, dân số đã chết mất một nửa.
Tháng 9/1520, bệnh dịch lan đến Thung lũng Mexico, và vào tháng Mười, nó vào tới ngưỡng cửa Tenochtitlan, kinh đô Aztec – một thành phố tráng lệ với 250.000 cư dân. Trong vòng hai tháng, ít nhất một phần ba dân số thiệt mạng, gồm cả hoàng đế Aztec Cuitlahuac. Trái lại, tháng 3/1520, khi hạm đội Spain đến, Mexico là quê hương của 22 triệu dân, nhưng vào tháng 12 năm đó, chỉ 14 triệu vẫn còn sống. Bệnh đậu mùa chỉ là cú đánh đầu tiên. Trong khi những người chủ Spain mới đương bận rộn vơ vét, làm giàu bằng ăn cướp và bóc lột những người bản xứ, những đợt sóng chết người của bệnh cúm, bệnh sởi và những bệnh truyền nhiễm khác đánh vào Mexico, làn trước tiếp làn sau, cho đến năm 1580 dân số của nó đã giảm xuống dưới 2 triệu.[24]
Hai thế kỷ sau, vào ngày 18 tháng 1 năm 1778, một nhà thám hiểm người Anh, thuyền trưởng James Cook, đã vượt biển đến Hawaii. Quần đảo Hawaii có dân cư đông đảo nửa triệu người, là những người đã sống cô lập hoàn toàn với cả (hai lục địa) Europe và America, và do đó đã chưa bao giờ từng tiếp xúc với những bệnh tật của người Europe và người America. Thuyền trưởng Cook và những thủy thủ của ông đã đưa vào Hawaii những pathogen đầu tiên của bệnh cúm, bệnh lao và bệnh syphilis. Những người tiếp theo đến từ Europe đã mang thêm bệnh thương hàn và bệnh đậu mùa. Đến năm 1853, chỉ còn 70.000 người sống sót ở Hawaii.[25]
Bệnh dịch tiếp tục giết chết hàng chục triệu người trong thế kỷ XX. Trong tháng 1 năm 1918, những người lính trong những chiến hào ở miền bắc France, họ đã bắt đầu chết hàng ngàn vì một loại bệnh cúm đặc biệt nguy hiểm, có biệt danh là “Cúm Spain”. Chiến tuyến này đã là điểm cuối của mạng lưới hậu cần thế giới hiệu quả nhất thế giới được biết đến khi ấy. Người và súng đạn đã được đổ vào từ Anh, America, India và Australia. Dầu đã được gửi đến từ Trung Đông, ngũ cốc và thịt bò từ Argentina, cao su từ Malaya và đồng từ Congo. Để đổi lại, tất cả đều đã nhận được Cúm Spain. Trong vòng vài tháng, khoảng nửa tỉ người – một phần ba dân số thế giới – rũ gục xuống với virus. Ở India nó giết chết 5 phần trăm dân số (15 triệu người). Ở đảo Tahiti, 14 phần trăm chết. Ở Samoa, 20 phần trăm. Ở những mỏ đồng của Congo, một trong số năm người lao động thiệt mạng. Nhìn chung bệnh dịch lớn này làm chết từ 50 triệu đến 100 triệu người trong vòng chưa đầy một năm. Thế chiến thứ Nhất đã giết chết 40 triệu từ 1914 đến 1918, [26]
Bên cạnh những trận dịch truyền nhiểm lớn như những tsunami như vậy, vốn đánh vào loài người mỗi vài mười-năm, người ta cũng phải chạm mặt với những trận sóng nhỏ hơn nhưng xảy ra thường hơn, của những bệnh truyền nhiễm, làm chết hàng triệu người mỗi năm. Trẻ em thiếu khả năng miễn nhiễm là đặc biệt ứng nhạy với chúng, vì thế chúng thường được gọi là “những bệnh thời thơ ấu”. Cho đến đầu thế kỷ XX, khoảng một phần ba trẻ em đã chết trước khi đến tuổi trưởng thành từ kết hợp của thiếu dinh dưỡng và bệnh tật.
Trong thế kỷ vừa qua, loài người đã trở nên luôn luôn dễ bị tổn thương hơn với những bệnh dịch, do sự kết hợp của dân số phát triển hơn và phương tiện vận chuyển tốt hơn. Một đô thị thời nay như Tokyo hay Kinshasa có thể cung cấp số những pathogen giàu có hơn nhiều so với Florence thời trung cổ, hoặc Tenochtitlan năm 1520, và mạng lưới giao thông thế giới ngày nay thậm chí còn hiệu quả hơn so với năm 1918. Một virus Spain có thể tìm đường đi của nó đến Congo hoặc Tahiti trong vòng chưa đầy hai mươi bốn tiếng đồng hồ. Do đó chúng ta đã nên tin rằng sẽ phải sống trong một hỏa ngục của những bệnh dịch, với một trận dịch hạch chết người này tiếp một trận dịch hạch chết người khác.
Tuy nhiên, cả hai tỉ lệ mắc bệnh và tác động của bệnh dịch đã giảm đáng kể trong số những mười năm qua. Đặc biệt, tỉ lệ trẻ em chết trên thế giới đang ở mức thấp: ít hơn 5 phần trăm trẻ em chết trước khi đến tuổi trưởng thành. Trong những nước phát triển, tỉ lệ này là dưới 1 phần trăm. [27] Phép lạ này là do những thành tựu chưa từng có của y học của thế kỷ XX, trong đó nó đã cung cấp cho chúng ta thuốc chủng, thuốc kháng sinh, vệ sinh cải tiến và một cơ sở y tế hạ tầng tốt hơn nhiều.
Lấy thí dụ, một chiến dịch chủng ngừa bệnh đậu mùa toàn thế giới đã rất thành công, khiến Tổ chức Y tế Thế giới, năm 1979, tuyên bố rằng loài người đã thắng, và bệnh đậu mùa đã hoàn toàn bị loại trừ. Đó đã là bệnh dịch đầu tiên con người đã từng quản lý để xóa sạch khỏi mặt đất. Năm 1967, đậu mùa đã vẫn nhiễm bệnh cho 15 triệu người, và giết chết 2 triệu trong số họ, nhưng trong năm 2014, không có một người độc nhất nào hoặc bị nhiễm bệnh, hoặc bị chết vì bệnh đậu mùa. Chiến thắng này đã rất hoàn toàn, khiến ngày nay cơ quan WHO đã ngừng việc tiêm thuốc chủng cho con người chống bệnh đậu mùa. [28]
Cứ mỗi vài năm, chúng ta lại được báo động về khả năng ngấm ngầm có thể bùng nổ một vài bệnh dịch mới, chẳng hạn như SARS trong những năm 2002/3, cúm gà vịt [29] năm 2005, cúm lợn trong năm 2009/2010 và Ebola trong năm 2014. Tuy nhiên, nhờ vào những biện pháp phòng chống hiệu quả, những tai ương bất ngờ này đã xảy ra trong một số nạn nhân tương đối nhỏ. SARS, lấy thí dụ, ban đầu dấy lên với lo ngại của một Cái Chết Đen mới, nhưng cuối cùng đã kết thúc với cái chết của ít hơn 1.000 người trên toàn thế giới. [30] Sự bùng nổ của Ebola ở Tây Africa lúc đầu xem dường như vượt khỏi sự kiểm soát, và ngày 26/9/2014 cơ quan WHO đã mô tả nó như là ‘trường hợp khẩn cấp y tế công cộng nghiêm trọng nhất được thấy trong thời đại tân tiến ngày nay’.[31] Tuy nhiên, sang đầu năm 2015, bệnh dịch đã bị kiềm chế, và tháng 1 năm 2016, cơ quan WHO tuyên bố nó đã chấm dứt. Nó đã nhiễm bệnh cho 30.000 người (làm chết 11.000 người), gây thiệt hại kinh tế lớn lao khắp vùng Tây Phi, và đã phóng ra khắp thế giới những cơn sóng chấn động lo lắng; nhưng nó đã không lan ra ngoài Tây Phi, và số người chết của nó thì không sao coi là gần được với mức độ của cúm Spain, hoặc của bệnh dịch đậu mùa ở Mexico.