Houshin Engi – Phong thần diễn nghĩa (Full End)
Bộ truyện sáng tác năm 1996 của tác giả Fujisaki Ryu với 23 tập (Tác giả này còn vẽ 1 bộ truyện từng xuất bản tại VN là Shiki – Thi Quỷ) – Bộ Manga được giới thiệu trên ấn phẩm Shounen Jump từ năm 1996 đến năm 2000Trước kia bộ truyện này từng được xuất bản tại VN vài lần với tựa là Truyền thuyết các thần linh / Phong thần nhưng đều Drop và dịch sai nội dung truyện rất nhiềuHiện nay NXB Kim Đồng đã mua bản quyền phát hành bộ truyện này và dự kiến xuất bản với định dạng Deluxe vào 1-2 năm tới
Một trong tứ đại truyền thuyết của Trung Quốc được tác giả Fujisaki Ryu vẽ lại với phong cách hiện đại và cổ đại xen lẫn, không kém phần gây cấn và hài hước.
Câu chuyện liên quan đến thần thoại Trung Quốc và lịch sử của thời nhà Thương – Chu. Mở đầu câu chuyện Nguyên Thủy thiên tôn gọi người học trò của mình là Thái Công Vọng tới và giao cho cậu một nhiệm vụ giúp anh ta “đốt cháy giai đoạn” thành tiên của mình – Kế hoạch “Phong thần” với mục tiêu phong ấn 365 linh hồn vào đài Phong thần, tạo nên một Thần giới chia tách Tiên giới và Nhân giới, để những tiên nhân không còn tự do tung hoành, xen vào cuộc sống và lịch sử của con người.
Thái Công Vọng khăn gói quả mướp lên đường với những trang bị đến tận “chân răng” như linh thú Tứ Bất Tượng, pháp bảo tạo gió Đả Thần tiên và cuộn giấy chứa danh sách 365 người cần bị phong ấn lên đài Phong thần.
Những cuộc chiến giữa các tiên nhân và con người từ đây bắt đầu…
Đọc đến hồi thứ 25 của Phong Thần Diễn Nghĩa rồi 😀
Kết luận được rút ra là: Phiên bản Phong Thần giống với bản gốc nhất thuộc về bộ manga Houshin Engi @.@, thứ hai là bản “Đắc Kỷ Trụ Vương” (tên gốc là Phong Thần Bảng), những bản khác có dính tới Phong Thần như là phim hoạt hình Phong Thần, phim hoạt hình Na Tra, truyền thuyết Na Tra đủ mọi version, đều có chỗ chém gió và lược bớt. Phù hợp với thiếu nhi nhưng khiến người chưa lớn nhưng đã mãn teen như mình xem không hiểu gì 😀
So sánh:
– Có ba con yêu quái là Tỳ Bà tinh, Cửu Đầu Trĩ Kê (tức chim trĩ chín đầu, ta sẽ gọi là gà tinh) và Cửu Vĩ Hồ Ly (tức Hồ Ly Tinh).
Trong Houshin Engi, có đủ 3 nhân vật này. Trong Phong Thần Bảng, chỉ có Hồ Ly tinh và Tỳ Bà tinh, không có Gà tinh.
– Gà tinh được Đắc Kỷ mời vào cung với mình, dưới danh nghĩa là em gái, tên gọi là Hỉ Mị.
Trong Houshin Engi, có nhân vật này, tên là Kibi, là em Đắc Kỷ, về nửa sau bộ truyện hiện nguyên hình là 1 con gà (chim?), lông gà chạm vào người Khương Tử Nha khiến cơ thể anh này quay ngược thời gian, từ già thành trẻ, từ trẻ thành sơ sinh, rồi thành hợp tử, rồi biết mất, hồn bay về đài Phong Thần (tức đã chết). Trong Phong Thần bảng thì cắt mất rồi 😀
– Tỳ Bà Tinh bị Khương Tử nha coi bói biết yêu quái, dùng lửa đốt trước sân triều đình cho hiện nguyên hình rồi đem đàn tỳ bà ngọc thạch dâng cho Đắc Kỷ. Đắc Kỷ thương tiếc, đem tỳ bà lên lầu Trích Tinh, hưởng tinh khí trời đất, 6 năm mới hiện trở lại nguyên hình. Sau đó Khương Tử Nha được giữ lại trong cung, Đắc Kỷ âm mưu hại nhưng Tử Nha nhảy sông trốn mất.
Trong Houshin Engi, đoạn này được mô tả ngay đầu truyện (vol 1-2 gì đó), nhưng thay đổi một chút là Tỳ Bà Tinh đấu với Khương Tử Nha bị thua, cháy hiện nguyên hình. Khương Tử Nha định dùng cách này tiếp cận Đắc Kỷ để diệt, nhưng không thành. Nguyên họ Khương trong Triều ca bị đẩy xuống Sái Bồn chết hết, Tử Nha được Hoàng Phi Hổ cứu.
Trong Phong Thần bảng, Tỳ bà tinh làm vợ Lý Tịnh, quậy phá lung tung, tới cuối phim mới chết :))
– Lôi Chấn Tử sinh ra nhờ một tiếng sét đánh trong cơn mưa giông. Tây Bá Hầu đi ngang qua, bói biết, nên nhận làm con nuôi (con thứ 100). Sau đó 1 đệ tử của Nguyên Thỉ Thiên Tôn xuống nhận Lôi Chấn Tử làm đệ tử. Sau 7 năm, 1 ngày kia Lôi Chấn Tử ăn 2 quả đào phép và hóa thân, mọc cánh, mọc mỏ, mọc lông chim :)), biết bay, được sư phụ dạy học võ rồi xuống trần giúp Tây Bá Hầu chạy trốn Triều Ca, về Tây Kỳ.
Trong Houshin Engi, Lôi Chấn Tử xuất hiện là một kẻ cướp giàu chia nghèo,. như Robin Hood, nhưng mục đích là để “được người ngưỡng mộ” =)), để có thành tích quay về gặp Tây Bá Hầu. Do Lôi Chấn Tử là người thường nhưng ăn quả đào phép nên bị biến thân (sư phụ vốn là một kẻ kỳ quặc rất ham thích việc thí nghiệm trên cơ thể người, tên sư phụ này chế ra qua đào rồi dụ Lôi Chấn Tử ăn, gã thầy maniac =D). Sau đó Lôi Chấn Tử tức điên lên, đập cho ông sư phụ vài cái rồi bay xuống trần, không dám gặp cha nuôi nên phải tìm kiếm thanh danh rồi mới chịu về. Chú ý một điểm là Lôi Chấn Tử khi ăn đào cũng chỉ có 7 tuổi, nhưng ăn xong thì cao lớn trưởng thành như người 18 tuổi 😀
Trong Phong Thần Bảng thì Lôi Chấn Tử sinh ra là có cánh rồi, nhưng không biết dùng, sau phải được sư phụ giúp đỡ thì mới có thể bay được và đánh nhau được. Cắt bỏ hết đoạn ly kỳ ăn đào rồi 🙁
– Na Tra là Linh Châu Tử, do ông Thái Ất Chân Nhân cấy vào bụng Ân Nương. Do vây Na Tra không có linh hồn (chỉ là một trái Linh Châu, nhưng do nhập bào nên có hồn). Khi sinh ra đã có hào quang phi thường. Lên 7 tuổi thì bắt đầu quậy, rồi chết. Hồn bay về động. Thái Ất bảo lập miếu để hình hài cứng cáp, nhưng Lý Tịnh nghĩ là yêu nghiệt nên phá miếu. Sợ Na Tra không thành hình kịp lúc với thời điểm Tử Nha ra mặt, nên Thái Ất dùng phép truyền hồn vào thân sen. Na Tra hồi sinh, cao lớn như người trưởng thành (giống Lôi Chấn Tử). Na Tra quay về truy sát Lý Tịnh, phải nhờ một vị tiên khác (cũng đệ tử Nguyên Thỉ) giao cho Lý Tịnh Linh Lung Tháp thì mới yên.
Trong Houshin Engi, Tử Nha gặp Na Tra ở vol 3-4 gì đó, lúc này Na Tra đang truy sát Lý Tịnh, Tử Nha ra mặt mới dẹp yên vụ này. Trong đoạn hồi tưởng của Na Tra có kể rằng, mình là một trái Linh Châu (Core, chúng ta hãy coi là CPU), được cấy vào bụng mẹ và được sinh ra. Ở đây mình giải thích một chút, Houshin Engi nói Na Tra là Human Baobei, tức người bảo bối, hiểu theo quan điểm của mình là người được cấy rất nhiều máy móc 😀 (về sau có đoạn sửa chữa như sửa máy móc ấy). Sau đó do Na Tra giết con trai Long Vương nên đã tự sát, Thái Ất đem về sửa chữa, vẫn lấy trái Linh Châu làm CPU, nhưng lần này gắn thêm nhiều bảo bối hơn. Ở trên ta gặp 1 tên sư phụ ghiền công nghệ sinh học, khoái thí nghiệm trên người, ở đây Thái Ất là 1 tên sư phụ nghiền máy móc, khoái tạo rô bốt :)). Do đó Na Tra khi trở về truy sát Lý Tịnh là lúc trên người đầy bảo bối, bắn phá vèo vèo.
Trong Phong Thần Bảng thì bi đát hơn, Na Tra bị bỏ trong rừng, 18 tuổi mới trở về với thế giới văn minh, không nhận mẹ mình, không nhận cha mình, còn nói “Tôi do trời đất sinh ra, không cha không mẹ”. Sau đó do một số hiểu lầm chi đấy (cũng do Tỳ Bà tinh xúi bẩy) nên Lý Tịnh bắt Na Tra, nhốt vào tháp (tháp do Tỳ Bà cung cấp). Na Tra uất ức, lóc xương lóc thịt, chết. Na Tra về báo mộng, được lập miếu nhưng Lý Tịnh đập phá. Sau đó do người yêu là Liên Hoa chấp nhận cầu đạo sĩ, mới nhờ đạo sĩ hóa Na Tra thành thân sen, nhưng vẫn là sen, thỉnh thoảng bị gãy ra rồi lắp lại như búp bê. Lúc này Na Tra đã nhận Ân Thập Nương là mẹ. Sau đó nữa, gặp Thổ Hành Tôn với Đặng Thiền Ngọc, qua một số xung đột, thì Na Tra trở thành thân người. 😀
– Vua Trụ xây Lộc Đài, Đắc Kỷ kêu con cháu mình giả dạng tiên nhân xuống ăn uống cho thỏa thuê. Nhưng chân tướng bị Tỉ Can phát hiện được. Hoàng Phi Hổ cho người điều tra, phát hiện “tiên nhân” chui vào hang chồn. Ông cho đốt hang. Chồn chết hết. Tỉ Can đưa ra ý tưởng lấy da chồn làm áo khoác cho vua, rồi đem vào triều. Đắc Kỷ giận đến mức đổ bệnh, sau đó cho gọi Hỉ Mị vào cung, rồi cả hai cùng lập mưu moi tim Tỉ Can.
Trong Houshin Engi không có đoạn này ^^
Trong Phong Thần Bảng giữ nguyên đoạn xây Lộc Đài, ăn uống, mời tiên nhân, đốt hang chồn, làm áo khoác, nhưng do không có vai Hỉ Mị nên đã lấp liếm bằng cách nào đó, cuối cùng thì Tỉ Can cũng chết y như truyện ^^
– Có hai đạo giáo: Xiển Giáo và Triệt Giáo. Trong đó Nguyên Thỉ Thiên Tôn (tức phe của Na Tra, Lôi Chấn Tử, Khương Tử Nha, v.v…) thuộc Xiển Giáo, ở núi Côn Lôn, bên kia là Thông Thiên giáo chủ, thuộc Triệt Giáo. Chi tiết hai con đường của Đạo giáo này xuất hiện trong truyện ở chỗ Na Tra lỡ tay bắn chết đệ tử Thạch Cơ nương nương. Thạch Cơ đến chỗ Thái Ất đòi mạng, bị Thái Ất bảo là bàng môn tà đạo, rồi dùng lửa đốt luôn, hiện nguyên hình là một cục đá xanh.
Ngoài lề:
Nguyên Thỉ Thiên Tôn có 12 đệ tử và 12 người này đều phạm sát sinh, nên phải nhận đệ tử, tạo công đức để được thành tiên lại. Xiển giáo của Nguyên Thỉ Thiên Tôn chọn lựa đệ tử rất kỹ, và chỉ chọn con người làm đệ tử. Còn Triệt giáo ai thích tu cũng được, lương thiện hay không cũng được, người hay cầm thú cũng được, nên dần dần bị gọi là bàng môn tà đạo. Sau cùng thì “Trong trận chiến cuối cùng với Thông Thiên Giáo Chủ, Nguyên Thủy Thiên Tôn đã toàn lực vận động các đạo nhân Ngọc Hư Cung chiến đấu tới cùng và đã thành công đẩy lùi thế lực của Triệt Giáo.” (trích wikipedia)
Trong Houshin Engi, có hai trường phái. Ở núi Côn Lôn là của Nguyên Thỉ Thiên Tôn, núi còn lại (không nhớ tên) của giáo chủ kia. ở những vol giữa của Houshin Engi, hai phe phái này đánh nhau. 12 vị đệ tử của Nguyên Thỉ bị chết mất một số, sư phụ của Dương Tiễn cũng chết vì cứu Dương Tiễn. Dương Tiễn hóa ra lại là một yêu tinh, không phải người, Dương Tiễn ở chỗ Nguyên Thỉ với tư cách là con tin của Triệt Giáo trao đổi với Xiển giáo để giữ hòa khí đôi bên. Sau cùng bên Nguyên Thỉ bị tổn hại nặng, bên kia tổn hại nặng hơn, hai bên ngừng chiến. Hình như bên kia (triệt giáo?) từ đó về sau không xuất hiện trong bộ truyện nữa. Không có chi tiết Na Tra bắn chết Thạch Cơ trong bộ này.
Trong Phong Thần Bảng thì dẹp luôn x(. Trong một bộ Truyền thuyết Na Tra có nói một chút về hai trường phái Đạo Giáo này, nhân sự kiện Na Tra lỡ tay giết chết đệ tử Thạch Cơ nương nương (là Triệt Giáo). Một phiên bản khác của Singapore thì gọi Na Tra là Linh Châu Tử, rồi kiện cáo lung tung cả lên, mình chả hiểu nên không coi 😀
– Trong truyện luôn nói “là do số mệnh sắp xếp như vậy nên họ mới chết như vậy”.
Trong Houshin Engi, không có số mệnh nào cả, chỉ có một “lực lượng từ ngoài Trái Đất với sức mạnh siêu nhiên muốn thống trị thế giới”, âm thầm điều khiển thế giới này bằng sức mạnh của họ. Và vì con người không thích, không muốn bị chi phối bởi kẻ khác, Nguyên Thỉ mới bỏ công làm Houshin Project, chủ yếu tập trung sức mạnh để tiêu diệt “lực lượng bên ngoài” này (tên nhân vật là Nữ Oa :D, nhưng hình tượng thì như người ngoài hành tinh ấy).
Mình thì nghĩ, có lẽ với quan điểm “nhân định thắng thiên”, con người là trung tâm của vũ trụ, nên mọi sự kiện hiện tượng nếu như là do một ai đó sắp đặt, con người sẽ ra tay chống lại kẻ áp đặt lên mình để tìm được tự do, tự do lựa chọn con đường mà con người muốn. Ý tưởng này cũng xuất hiện trong Chrono Cross. Mình thì thích ý tưởng này nên rất ủng hộ :D, ghét cái vụ “vì số mệnh đã tận nên không nên cưỡng cầu” lắm x-(
Còn tới 75 hồi nữa, ráng đọc cho hết. Rồi đọc lại Houshin Engi. Hức, lại lên cơn ghiền T___T
Mời các bạn đón đọc Houshin Engi – Phong Thần Diễn Nghĩa của tác giả Fujisaki Ryu.