Cuốn sách “Kẻ Bị Truy Nã” của John Le Carré mở đầu với một câu chuyện đầy bí ẩn và căng thẳng, khi một thanh niên Nga tên Issa xuất hiện tại Hamburg, Đức, mang theo một số tiền mặt đáng ngờ và một chiếc ví có chứa những bí mật không ngờ. Cuộc gặp gỡ ngẫu hứng giữa Issa và Tommy Brue, chủ ngân hàng tư nhân Anh, cùng với sự xuất hiện của nữ luật sư xinh đẹp, đã mở ra một cuộc phiêu lưu đầy ly kỳ và nguy hiểm.
Issa và chiếc chìa khóa mở tài khoản Lippizzaner bí mật trở thành trung tâm của một cuộc săn đuổi giữa ba cơ quan tình báo quốc tế, dưới cái bóng của cuộc chiến chống khủng bố. Những nhân vật phản diện và nhân vật phụ được xây dựng một cách tinh tế, mang lại sự phong phú và đa chiều cho câu chuyện.
John Le Carré, với tài năng và kinh nghiệm của mình trong việc viết tiểu thuyết tình báo, đã tạo ra một tác phẩm đầy cuốn hút, kết hợp giữa ly kỳ, thương tâm và sự đan xen của những âm mưu tình báo. “Kẻ Bị Truy Nã” không chỉ là một cuốn tiểu thuyết trinh thám nổi bật, mà còn là một tác phẩm văn học xuất sắc về thế giới phức tạp của tình b
áo và tình cảm con người. Cuốn sách này đánh dấu sự trở lại của John Le Carré với một câu chuyện đầy hấp dẫn và sâu sắc, khẳng định vị thế của ông là một trong những nhà văn hàng đầu trong thể loại tiểu thuyết tình báo.
—
Kẻ Bị Truy Nã của tác giả John Le Carré là một cuốn sách kịch tính và hấp dẫn, đưa người đọc vào một thế giới tình báo đầy nguy hiểm và bí ẩn. Cuốn sách xoay quanh câu chuyện về một đặc vụ tình báo người Anh, Alec Leamas, người được gửi vào phía đông để thâm nhập vào một tổ chức tình báo Đông Âu. Tuy nhiên, khi nhiệm vụ của anh bắt đầu bị rối ren và phức tạp hơn, anh phải đối mặt với những thử thách đáng sợ và những âm mưu nguy hiểm.
Cuốn sách mở đầu bằng việc giới thiệu về nhân vật chính, Alec Leamas, một đặc vụ già cỗi của tình báo Anh. Anh đã trải qua nhiều nhiệm vụ nguy hiểm và thành công trong quá khứ, nhưng lần này, anh phải đối mặt với một nhiệm vụ đầy khó khăn và rủi ro. Cuộc phiêu lưu của Leamas bắt đầu khi anh được gửi vào phía đông để thâm nhập vào một tổ chức tình báo Đông Âu, với hy vọng sẽ lật đổ và phá hủy tổ chức đối lập.
Tuy nhiên, khi Leamas bắt đầu tiếp cận và xâm nhập vào tổ chức, anh phát hiện ra rằng mọi thứ không hề đơn giản như anh đã nghĩ. Những bí ẩn và âm mưu đen tối bắt đầu được vén màn, và Leamas phải đối mặt với những nguy hiểm và thử thách mà anh chưa từng trải qua. Cuốn sách tập trung vào việc tái hiện cuộc sống và công việc của một đặc vụ tình báo, từ những nhiệm vụ nguy hiểm đến những mối quan hệ phức tạp với những người xung quanh.
Một trong những điểm đáng chú ý của cuốn sách là cách tác giả John Le Carré tạo ra một bức tranh tinh tế về thế giới tình báo và những nguy hiểm mà những người làm nghề này phải đối mặt hàng ngày. Qua từng trang sách, người đọc được đưa vào những cuộc phiêu lưu đầy kịch tính và hấp dẫn, cùng với những âm mưu và bí ẩn không ngừng.
Ngoài ra, cuốn sách cũng đề cập đến những khía cạnh tâm lý và đạo đức của nhân vật chính, Alec Leamas, khi anh phải đối mặt với những quyết định khó khăn và những tình huống đầy áp lực. Tác giả đã tạo ra một nhân vật đa chiều và phức tạp, khiến người đọc không thể không cảm thông và đồng cảm với những trăn trở và nỗi đau của Leamas.
Cuối cùng, Kẻ Bị Truy Nã là một cuốn sách đáng đọc, không chỉ với những người yêu thích thể loại tiểu thuyết tình báo, mà còn với những người muốn tìm hiểu về thế giới tình báo và những nguy hiểm mà nghề này mang lại. Cuốn sách không chỉ mang đến những trang kịch tính và hấp dẫn, mà còn là một bức tranh sâu sắc về con người và xã hội trong thời đại hiện đại.
—
Lời khen tặng dành cho Kẻ bị truy nã
“Tăm tối, xuất sắc, mê hoặc” – Independent on Sunday
“Đầy sức mạnh” – Guardian
“Một trong những lời đáp hư cấu phức tạp nhất trước cuộc chiến chống khủng bố từng được xuất bản” – Guardian, Anh
“Kẻ bị truy nã mang trong nó mọi yếu tố có thể khiến tác giả của nó trở thành một trong những người quan sát quan trọng nhất trong giai đoạn lịch sử này của chúng ta.” – Telegraph, Ấn Độ
“Nếu ngày nay tiểu thuyết ly kỳ trở thành một thể loại mang tính thời sự nhất thì đó hẳn là nhờ công của ngài le Carré.” – Il Sole, Ý
“Vừa lôi cuốn vừa đáng tin đến khủng khiếp.” – La Repubblica, Ý
“John le Carré vẫn có tài năng và sinh lực bền bỉ mà nhiều nhà văn trẻ phải ghen tị… Cùng với Kẻ bị truy nã, ông đã cống hiến cho chúng ta một trong những tiểu thuyết hay nhất của mình, đậm đặc những đặc điểm đã làm nên thương hiệu của ông: những đoạn đối thoại được chạm khắc tinh xảo, phân tích tâm lý sâu sắc và sự lộn xộn của hoạt động tình báo quốc tế.” – Libre Belgique, Bỉ
“Một trong những cuốn tiểu thuyết hay nhất mà ông đã viết. Có lẽ là quyển hay nhất, có thể lắm… Đây là cuốn sách mạnh mẽ nhất, đầy khí lực nhất của Le Carré. Nó liên quan rất nhiều đến nhịp điệu kể chuyện hầu như hoàn hảo và chất văn xuôi thú vị của nó, nhưng còn liên quan nhiều hơn đến những xúc cảm của độc giả của nó… Một cuốn tiểu thuyết phi thường.” – New York Times Book Review
“Giống như Graham Green trước ông, Le Carré sành sỏi thu lượm thông tin trong khi dẫn dụ người đọc vào chính cái cơn mê cuồng vì tò mò đã lôi cuốn các nhân vật của ông…Một câu chuyện được xử lý tốc độ một cách tuyệt khéo, được chế tác một cách dị thường.” – San Francisco Chronicle
“Chắc chắn là một trong những quyển hay nhất của ông – có cốt truyện phức tạp, hành văn đẹp, có sức đẩy, đầy tinh thần trách nhiệm đạo đức, nhưng có tính thời sự như những tít báo hàng ngày.”- Los Angeles Times
“Le Carré vẫn cứ là đẳng cấp trên so với những hàng xóm của ông trong danh sách các sách bán chạy nhất. Con sư tử đáng nể của tiểu thuyết trinh thám và chính trị ly kỳ tiếp tục khẳng định rằng thể loại này không rời bỏ một giọng điệu đạo đức, cũng như không nên từ bỏ ngôn ngữ thuyết phục.” – Chicago Sun-Times
“Le Carré [viết] với một độ kiềm chế tao nhã và một thính giác tuyệt vời. Những đoạn đối thoại của ông căng và sắc nhọn… Le Carré tinh tế trong phân tích những đấu đá tranh giành tệ hại trong nội bộ làng tình báo.” – Boston Globe
“Một tập hợp tính cách tuyệt vời, phức tạp, mà chỉ Le Carré mới làm ra nổi.” – Washington Times
“Một tiểu thuyết tình báo cực hay… Trong bản cáo trạng về cuộc chiến chống khủng bố, Le Carré đã vẽ nên chân dung chung của những người vô tội bị kẹt trong cái mạng lưới bủa vây bừa bãi của nó.” – GQ
“Căng thẳng trong diễn biến, linh hoạt đầy màu sắc khi mô tả khung cảnh Đức và đầy tinh thần truy cầu sự thật khi trình bày Cuộc chiến chống khủng bố.” – Seattle Times
“Văn xuôi [của Le Carré] là vô song.” – Newsweek
“Một cuốn sách đẹp – cuốn hay nhất của ông… Không nhà tiểu thuyết Anh nào – và rất ít nhà văn kiệt xuất trên thế giới – viết về những sự kiện chính trị hiện thời một cách sắc bén và đầy tưởng tượng như Le Carré.” – Sunday Times (London)
“Một cốt truyện phức tạp, thỏa mãn… Văn của Le Carré giữ được vẻ trong sáng và không hào nhoáng; nó trần trụi như những gián điệp của ông, những kẻ đội lốt hơn là chơi dao găm.” – Telegraph
“Le Carré xử lý các chất liệu của ông bằng những nét nhẹ nhõm mong manh hiếm hoi, thường thiếu vắng trong những chân dung hiện thời về chống khủng bố: nó là một thứ thôi miên đen, lung linh.” – Independent on Sunday
“Vị trưởng lão trong làng tiểu thuyết gián điệp ly kỳ… Ông không bao giờ để lọt khỏi tầm mắt những chiều kích con người trong các nhân vật của ông. Hấp dẫn và đầy những pha hồi hộp.” – Mail on Sunday
“Đối thoại của Le Carré đột ngột, nhịp nhàng và hóm hỉnh.” – Sidney Morning Herald
“Một nhà tiểu thuyết được ban tặng tài năng gần như một sự kết hợp kỳ lạ giữa những điểm ưu việt nhất của Graham Green và Joseph Conrad.” – Weekend Australian
“Một trong những quyển sách hay nhất của ông.” – L’Express
“Một kiệt tác văn chương quyến rũ.” – Die Zeit
***
Một nhà vô địch quyền Anh hạng nặng người Thổ đang thơ thẩn khoác tay mẹ đi dạo dọc một đường phố Hamburg thì không thể trách anh ta không nhận ra mình đang bị một gã trai gầy nhom mặc áo choàng đen theo dõi.
Melik Lớn, như anh được biết đến và ngưỡng mộ trong vùng này, là một chàng trai thân hình đồ sộ, râu ria tua tủa, trông nhếch nhác và tốt bụng, với nụ cười tự nhiên toác đến mang tai và mớ tóc đen buộc lại sau gáy như cái đuôi ngựa, dáng đi lắc lư, nghênh ngang, không có mẹ đi bên thì anh cũng đã choán hết nửa vỉa hè. Ở tuổi hai mươi anh đã là một người nổi tiếng trong cái thế giới nhỏ bé của mình, mà không chỉ về tài nghệ trên võ đài: anh còn là đại biểu trẻ được câu lạc bộ thể thao Hồi giáo bầu lên, ba lần chiếm ngôi á quân trong Giải Vô địch Bắc Đức môn bơi bướm 100 mét, và như thể thế vẫn còn chưa đủ, anh còn là thủ môn xuất sắc trong đội bóng đá ngày thứ Bảy.
Giống như phần lớn những người to con khác, anh quen được người ta nhìn hơn là nhìn người khác, đó là một lý do nữa vì sao gã trai còm nhom theo dõi anh đã ba ngày đêm liền mà chưa bị phát hiện.
Hai người lần đần tiên chạm mắt nhau khi Melik và mẹ anh, Leyla, từ văn phòng du lịch al-Umma bước ra, vừa mua vé máy bay để về dự đám cưới em gái của Melik ở làng quê họ bên ngoài Ankara. Melik cảm thấy có ai đang nhìn mình chằm chằm, anh đảo mắt nhìn quanh thì đối mặt với một gã trai cao bằng anh, gầy đét, với bộ râu lởm chởm, đôi mắt sâu hoắm đỏ ngầu và một chiếc áo choàng đen dài đủ trùm đến ba lão phù thủy. Gã có chiếc khăn trùm đầu hai màu đen trắng quấn quanh cổ và một chiếc túi yên lữ hành bằng da lạc đà đeo trên vai. Gã trân trân nhìn hết Melik rồi qua Leyla mẹ anh. Rồi gã lại nhìn sang Melik, không chớp mắt, nhưng khẩn cầu anh bằng đôi mắt trũng sâu, tha thiết.
Tuy nhiên cái vẻ khốn quẫn tuyệt vọng của gã trai chẳng có gì để Melik phải bận tâm cho lắm, vì văn phòng du lịch nằm ở bìa một phòng đợi nhà ga xe lửa chính, nơi đủ loại linh hồn tội lỗi – những người Đức lang thang, người châu Á, người Ả-rập, người Phi và người Thổ Nhĩ Kỳ như anh, nhưng kém may mắn hơn – suốt ngày lảng vảng, chưa kể đến những người cụt chân ngồi xe lăn chạy điện, những tay buôn ma túy và khách hàng của chúng, những kẻ ăn mày và chó của họ, và một chàng cao bồi bảy mươi tuổi đội mũ rộng vành mặc quần cưỡi ngựa bằng da đính bạc. Vài người có công việc, còn một số ít chẳng có chuyện quái gì để đứng trên đất Đức này mà may mắn lắm là được dung túng theo một chính sách bần cùng có chủ ý, trong khi chờ lệnh trục xuất tức khắc, thường đến với họ vào lúc rạng sáng. Chỉ những kẻ mới đến hoặc những kẻ ngang ngạnh điên rồ mới dám liều mạng. Những kẻ sống chui bất hợp pháp khôn ngoan hơn bao giờ cũng tránh xa các nhà ga.
Một lý do chính đáng nữa để bỏ qua gã trai kia là bản nhạc cổ điển mà ban quản lý nhà ga cho mở oang oang hết cỡ trong khu vục này của phòng đợi, phát ra từ những bộ loa nhắm kỹ. Mục đích của nó còn lâu mới là để lan tỏa ra cảm giác bình yên và hạnh phúc tới các thính giả, mà là để tống cổ họ đi.
Bất chấp những trở ngại ấy, khuôn mặt của gã trai gầy nhom vẫn in hằn lên ý thức của Melik và trong một khoảnh khắc thoáng qua anh cảm thấy ngượng vì hạnh phúc của mình. Tại sao anh lại phải ngượng nhỉ? Một điều tuyệt diệu vừa xảy ra, và anh nóng lòng gọi điện cho em gái để báo rằng mẹ của họ, Leyla, sau sáu tháng săn sóc người chồng ốm nằm chờ chết, và sau một năm khóc thương ông đến tan nát cả cõi lòng, đang mừng quýnh lên vì sắp được về dự đám cưới con gái, và đang cuống lên về đủ chuyện, nào không biết nên mặc gì, nào của hồi môn có đủ lớn không, nào chàng rể mới thật bảnh trai khiến ai cũng tấm tắc khen, cả em gái của Melik cũng khen.
Vậy thì tại sao Melik lại không được huyên thuyên với mẹ? Anh đang làm thế, thật say sưa, suốt quãng đường về nhà. Là do sự im lặng của gã trai gầy guộc kia, lúc sau anh xác định thế. Những nếp nhăn trên một gương mặt còn trẻ như mặt mình, vẻ mặt mùa đông của hắn vào một ngày xuân đẹp đẽ.
• • •
Hôm ấy là thứ Năm.
Và vào tối thứ Sáu, khi Melik cùng Leyla vừa ra khỏi nhà thờ thì gã lại xuất hiện, vẫn gã trai đó, vẫn chiếc khăn và áo choàng rộng quá khổ đó, núp mình trong bóng tối một khung cửa đầy bụi bẩn. Lần này Melik nhận thấy cái thân hình gầy trơ xương đó có dáng đứng nghiêng nghiêng, như thể gã vừa bị đấm bật ra và giữ nguyên góc nghiêng lệch ấy cho đến khi có ai bảo gã đứng thẳng lên được rồi. Và cái nhìn rực lửa thậm chí còn mãnh liệt hơn hôm trước. Melik nhìn thẳng vào đôi mắt trân trối ấy, anh ước giá mình chưa nhìn, và anh nhìn lảng đi.
Và cuộc chạm trán lần thứ hai này càng ít có khả năng xảy ra bởi vì Leyla và Melik rất hiếm khi đi nhà thờ, ngay cả một nhà thờ ôn hòa dùng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ. Từ 11/9, các nhà thờ Hồi giáo ở Hamburg đã trở thành chốn nguy hiểm. Vào nhà thờ không nên vào, hay vào đúng nhà thờ nhưng gặp thầy tế không nên gặp, thế là ta có thể thấy mình và gia đình nằm trong danh sách theo dõi của cảnh sát đến hết đời. Không ai nghi ngờ rằng gần như trong mỗi hàng tín đồ cầu nguyện đều có những kẻ mật báo đi đêm với chính quyền. Không một ai, dù là người Hồi giáo hay chỉ điểm cho cảnh sát, hay cả hai, có thể quên rằng thành Hamburg đã từng là nơi vô tình chứa chấp ba tên không tặc ngày 11/9, chưa nói đến những đồng bọn của chúng, thành viên của nhóm khủng bố, những kẻ âm mưu, hoặc quên rằng Mohammed Atta*, kẻ lái chiếc máy bay đầu tiên đâm vào tòa Tháp Đôi, đã thờ vị thần đầy thịnh nộ của hắn trong một đền thờ bình thường ở Hamburg.
Mời các bạn đón đọc Kẻ Bị Truy Nã của tác giả John Le Carré.