Cuốn sách “Không Diệt Không Sinh Đừng Sợ Hãi” là một viên ngọc quý trong kho tàng tri thức Phật giáo, được chắp bút bởi Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Trải nghiệm thực chứng của chính bản thân Thầy đã chắp cánh cho những lời dạy vô cùng sâu sắc và tinh tế, giúp ta nhận thức về bản chất của cuộc sống và thoát khỏi nỗi sợ hãi về cái chết.
Điểm độc đáo của cuốn sách nằm ở cách Thầy Nhất Hạnh giải quyết hai triết lý tưởng chừng như đối lập nhau về vĩnh cửu và hư không. Thầy đưa ra một góc nhìn mới mẻ, đó là con đường chính giữa, nơi ta nhận thức được sự “không sinh không diệt” của bản chất tự nhiên. Cái chết không phải là kết thúc, mà chỉ là cánh cửa dẫn đến một sự sống mới.
Lời khuyên lặp đi lặp lại của Thầy là thực tập nhìn sâu. Nhìn sâu vào bản thân, vào hiện thực để nhận thức rõ ràng về sự thật của cuộc sống. Khi ta thấu hiểu bản chất của sinh, lão, bệnh, tử, ta sẽ không còn bị kẹt vào những ý niệm sai lầm về cái chết, và từ đó đạt được sự tự do đích thực.
Với khả năng ngôn ngữ uyển chuyển và tinh tế của một nhà thơ, Thầy Nhất Hạnh đã nhẹ nhàng vén bức màn vô minh ảo tưởng, cho phép ta nhìn thấy bản chất của sự vật. Những lời dạy của Thầy như ánh sáng soi đường, giúp ta thoát khỏi những khổ đau và phiền não do chính những ý niệm sai lầm của mình tạo ra.
Tri kiến về sống và chết của Thầy Nhất Hạnh vô cùng vi tế và đẹp đẽ. Giống như những điều tinh tế khác, cách tốt nhất để thưởng thức nó là thực tập thiền quán trong thinh lặng. Lòng nhân hậu và từ bi toát ra từ suối nguồn trí tuệ của Thầy là liều thuốc chữa lành những vết thương trong trái tim chúng ta, mang đến cho ta sự bình an và hạnh phúc đích thực.
“Không Diệt Không Sinh Đừng Sợ Hãi” là một cuốn sách giá trị dành cho bất kỳ ai đang tìm kiếm sự tự do và giải thoát khỏi nỗi sợ hãi về cái chết. Hãy đọc và thực tập những lời dạy của Thầy Nhất Hạnh để nhận ra bản chất của cuộc sống và đạt được sự bình an nội tâm.
Các cuốn sách khác có thể bạn sẽ thích
- Sách Thư Viện Nửa Đêm PDF
- Sách Đạo: Con Đường Không Lối PDF
- Sách Nói Chuyện Là Bản Năng, Giữ Miệng Là Tu Dưỡng, Im Lặng Là Trí Tuệ PDF
—
Không Diệt, Không Sinh, Đừng Sợ Hãi là Một cuốn sách hay để chiêm nghiệm.
Tư tưởng không sinh, không diệt, chúng ta luôn có mặt và tiếp nối trên thế giới này không dưới hình thái này thì hình thái khác cho ta sự yên lòng và bình thản trước những biến động của cuộc đời.
Con người nghĩ đến chết là khổ, là khóc lóc, ủ rủ đau thương nhưng khi biết rằng con cháu của ta cũng là sự tiếp nối của ta trong cuộc sống thì có lẽ suy nghĩ của họ đã khác đi. Trong đời sống mỗi người đều để lại những tư tưởng từ lời nói, hành động, cảm xúc trên bình diện cuộc sống này.
Tư tưởng chúng ta, tiếp xúc với nhau, lời nói chúng ta gây ra những khuấy động nhỏ trong suy nghĩ mỗi người. Chúng ta không mất đi và chúng ta cũng không sinh ra, từ khi tổ tiên chúng ta có mặt thì trong họ đã có sẵn những hạt giống tiếp nối và truyền thụ tới tận ngày hôm nay rồi.
Và nhân quả vẫn luôn là thứ tri phối cuộc sống của con người, là luật quan trọng nhất trong vũ trụ, vậy nên hãy để những sự tiếp nối, những hạt giống ta để lại và gieo trồng trong cuộc sống này là những mầm yêu thương, trân quý và tích cực.
Chúc mọi người luôn tỉnh thức, hướng thiện, sống yêu thương và biết chia sẻ với đời sống xung quanh. Mọi suy nghĩ của bạn sẽ tạo ra những xung động năng lượng gửi vào vũ trụ và quay ngược lại với bạn dưới những hình thức khác, tâm thức chung của toàn bộ sinh vật trên trái đất sẽ gửi tín hiệu để nhận lại những kết quả trên hành tinh này. Vậy nên có một câu rất đúng là: Bạn không thể thay đổi thế giới nhưng bạn có thể làm nó tốt lên bằng cách thay đổi chính mình, trở thành một phần tử tốt hơn trong đó. Và không biết chừng những suy niệm và chia sẻ trong cuộc sống của bạn sẽ giúp đỡ được nhiều người trên hành trình vật lộn kiếm tìm bình yên, tỉnh thức của họ.
Cuối cùng, mỗi người sau khi đọc cuốn sách này đều biết về bạn chất không sinh, không diệt, không mất, không tới, không lui. Trong sự biểu hiện có thể suy nghĩ của lần này, hãy để lại những hạt giống tốt đẹp và bình yên trên thế giới này nhé.
*****
Một lần ngồi trong lớp học, thấy cuốn sách Không diệt không sinh đừng sợ hãi của Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong tay một đứa bạn, tôi mượn về đọc và nó đã như một gáo nước tưới lên những hạt mầm bên trong tâm hồn mình về sự tỉnh thức, về sự sinh-diệt, có-không, tới-lui trong giáo lý của Bụt. Mở ra cho mình rất nhiều những cánh cửa để đi tìm lại chính mình trên con đường đi đến cái đích của sự hạnh phúc.
Điều mình học được hơn hết từ cuốn sách này của Thiền sư là bản thân có thể ý thức và điều khiển được hành động của mình nhất là trong những lúc nóng giận, là có thể nhận thức rõ hơn những khái niệm về tâm linh như sự luân hồi, những gì mình làm bây giờ nó vẫn có thể sẽ truyền lại cho con cháu đời sau, đó chính là sự tiếp nối của chính bản thân mình. Từ những bài thực hành chánh niệm vô cùng thực tế để tìm sự bình an trong cuộc sống, những bài học này đã giúp cho bản thân mình phần nào vượt qua được những khó khăn thử thách trong cuộc, ta có thể xem nó nhẹ như không, bản thân ta hạnh phúc vì ta còn sống, còn hít thở, bản thân ta hạnh phúc vì người thân của ta còn sống.
Có lẽ đây sẽ là cuốn sách “gối đầu giường” của mình, sẽ còn đồng hành cùng mình trong hành trình của tuổi trẻ đi tìm “cái tôi” bên trong bản thân. Mình sẽ đọc cuốn sách này thêm nhiều lần nữa, để có thể hiểu hơn những khái niệm tâm linh trong Phật giáo, những bài học thiết thực của Bụt mà đã được truyền đạt lại qua cách chuyển tải tài tình của cố Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
*****
Mình đã may mắn được chị Trâm (Growwithmoth) tặng cuốn sách này khi tham gia giveaway của chị. Thật sự em rất rất cảm ơn chị vì đã giới thiệu nó cho mọi người bao gồm em. Mỗi lần mở sách ra và đọc, tâm hồn mình như được tẩm tưới sự an yên, trí tuệ và tỉnh thức. Và hôm nay, sau khi hoàn thành trang cuối cùng, mình đã không còn là mình trước khi đọc nó nữa, không còn là đứa sợ có một ngày cái gì đó sẽ mang người thân yêu của mình đi mất nữa, và cũng trân trọng từng giây từng phút cuộc sống của mình hơn.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh muốn truyền lại cho tất cả mọi người rằng sinh-diệt, có-không, tới-lui, giống-khác chỉ là ý niệm. Một khi ta vượt qua được những ý niệm đó thì thân tâm ta sẽ rất thanh thản và tự do, từ đó những nỗi sợ hiện hữu cũng giảm đi rất nhiều thậm chí biến mất. Mình đã suy nghĩ và liên tưởng những lời Bụt dạy với bản thân và thấy rất đúng. Ta đã hiện hữu trước khi ta được sinh ra, trong cơ thể bố, mẹ hay ông bà tổ tiên. Và đến khi chết đi, ta vẫn còn trong thế hệ sau, và vẫn còn trong những sự vật, sự việc, con người, cây cỏ mà ta đã từng tiếp xúc. Thầy có viết một vài câu mà mình thấy rất tâm đắc:”Bụt dạy khi đầy đủ nhân duyên thì sự việc biểu hiện, và ta nói nó hiện hữu. Khi thiếu một hoặc hai điều kiện, sự việc đó không biểu hiện như trước thì ta nói nó không hiện hữu”. Như là hạt giống vậy, trong hạt giống thực ra đã có cây và sự sống của cây, nhưng vì không có ai gieo chúng vào đất và không tưới nước thường xuyên nên hạt giống chưa thể mọc thành cây được. Con người cũng như vậy thôi. Bây giờ mình mới cảm nhận được hiện hữu của bản thân trong bố mẹ, anh chị em, bạn bè và cả những cuốn sách, cái áo hay con đường mà mình đã đi qua. Luôn luôn có bản thân mình trong những sự vật đó, và khi mình chết đi, mình vẫn còn ở lại thế giới này. Vậy thì không có gì phải lo sợ hết.
Một điều nữa mình học được từ cuốn sách này là sự ý thức được hành động và lời nói của bản thân. Tất cả những gì mình nói ra, hay biểu lộ ra với những người hay vật xung quanh nó sẽ ảnh hưởng đến mình của sau này. Khi mình chết đi, con cháu là hiện thân nối tiếp của mình. Vậy nếu mình đầu đọc bản thân bằng những ý nghĩ xấu hay bằng các độc tố từ thức ăn, từ phim ảnh, từ môi trường thì sau này liệu con cháu mình nó có thể tốt đẹp được k? Nó có thể sẽ mang mầm bệnh về cả thể chất và tâm hồn, đó là vì bản thân nó gắn liền với bản thân mình.
Bây giờ mọi người thường trêu đùa nhau về “nghiệp” và mình nghĩ ít người thực sự hiểu nghiêm túc về nó. Bụt dạy “nghiệp” luôn tồn tại, nó là cái luật Nhân-Quả mà chúng ta thường nghe các vị thiền sư giảng. Bạn sẽ không tránh được hậu quả của các Nghiệp mà bạn đã tạo ra, vấn đề là liệu bạn có hành động để giảm bớt hậu quả đó k.
Mình nghĩ con người chúng ta cần trải qua rất nhiều bài học đắt giá để nhận thức được các vấn đề xảy ra trong cuộc sống. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể học từ lỗi lầm và kinh nghiệm của người khác để giảm bớt những lỗi lầm của mình. Và mình chấp nhận bản thân cả những điều tốt lẫn hạn chế để có thể phát triển từng ngày.
Tóm lại, cuốn sách này thực sự khai sáng tâm thức mình. Tuy nó có nhiều từ ngữ khá khó hiểu như “vô thường” hay “bản môn”… nhưng thực sự nó dạy mình rất nhiều. Mình sẽ đọc lại để hiểu sâu hơn về những gì Thầy Thích Nhất Hạnh muốn truyền tải. Và cũng sẽ mua thêm các cuốn sách của Thầy để đọc và học tập.
*******
Câu nói hay sau khi đọc sách Không Diệt, Không Sinh, Đừng Sợ Hãi
1.“Thầy, chúng con không phải những bông hoa đó, mà cũng không khác những bông đó. Khi nhân duyên đầy đủ chúng con biểu hiện ra, và khi thiếu nhân duyên thì chúng con ẩn tàng. Giản dị vậy thôi!”
2. Bụt dạy rằng khi ta bị kẹt vào một ý niệm và coi đó là chân lý thì ta sẽ mất cơ hội để thấy được chân lý. Dù cho chân lý tới tận nhà gõ cửa, bạn cũng sẽ từ chối vì không mở được cái tâm bạn ra. Vậy nên khi bạn vướng vào một ý niệm về sự thật hay có ý niệm về các điều kiện của hạnh phúc thì hãy cẩn thận.
3. Nhìn sâu, chúng ta thấy sóng đồng thời cũng là nước. Một lọn sóng hình như muốn đi tìm bản thể của nó. Nó có thể đau khổ vì rối ren. Ngọn sóng có thể nói: “tôi không lớn bằng các ngọn sóng kia,” “tôi bị đàn áp,” “tôi không đẹp bằng các sóng khác,” ”tôi sinh ra đời và tôi sẽ chết đi.” Ngọn sóng có thể đau khổ vì các ý nghĩ đó. Nhưng nếu sóng uốn mình xuống để tiếp xúc với bản chất của nó thì nó sẽ thấy nó cũng là nước. Sự sợ hãi và rối ren của sóng sẽ biến mất.
4. Con sóng trong vô minh thường sợ hãi chuyện sống-chết, cao-thấp, đẹp-xấu hay ghen tuông. Nhưng khi sóng có thể tiếp xúc được với bản chất thật của nó, thì sóng biết nó cũng là nước. Bao nhiêu lo sợ và giận hờn của nó sẽ tan biến đi. Nước không có chuyện sống hay chết, không có chuyện cao hay thấp.
5. Vô thường là nhìn vào thực tại trong khía cạnh thời gian. Vô ngã là nhìn trong bình diện không gian. Đó là hai mặt của thực tại. Vô ngã là một biểu hiện của vô thường cũng như vô thường là một biểu hiện của vô ngã.
6. Bản chất thực sự của mọi sự vật là không sinh không diệt, không đến – không đi. Bản chất của tôi cũng là không đến – không đi. Khi nhân duyên đầy đủ thì tôi biểu hiện, và khi nhân duyên không còn đầy đủ thì tôi ẩn tàng, tôi không đi đâu cả. Tôi sẽ đi đâu? Tôi chỉ ẩn đi mà thôi.
7. Hành lý ta mang theo sẽ quyết định cho ta được sống trong bình diện nào. Nếu bạn mang theo nhiều buồn phiền, sợ hãi và tham đắm, thì bạn đi tới đâu cũng chỉ gặp thế giới iới đau khổ như địa ngục mà thôi.
8. Tất cả các khổ não của thế gian là của chúng ta. Chúng ta phải nhìn mình là họ và họ là mình. Khi ta nhìn thấy họ khổ đau, một mũi tên của hiểu biết và thương yêu xuyên vào tim ta. Ta có thể thương họ, ôm lấy họ và tìm cách giúp họ. Ta chỉ có thể làm vậy khi không bị tràn ngập bởi tuyệt vọng về tình trạng của người kia, hay của chính mình.
*******
Bài học mình rút ra sau khi đọc xong cuốn sách Không Diệt, Không Sinh, Đừng Sợ Hãi được chia sẻ trên ebookvie.com
Note:
1. Hãy nắm tay một người bạn tu, cùng nhau đi thiền hành. Hãy để tâm tới từng cái lá, từng bông hoa, từng con chim và từng giọt sương nhỏ. Nếu bạn có thể ngừng lại và nhìn sâu thì bạn có thể nhận diện được người thương ở những biểu hiện khác nhau, dưới nhiều hình thái. Bạn sẽ lại yêu đời.
2. Bụt dạy rằng khi ta bị kẹt vào một ý niệm và coi đó là chân lý thì ta sẽ mất cơ hội để thấy được chân lý. Dù cho chân lý tới tận nhà gõ cửa, bạn cũng sẽ từ chối không mở được cái tâm bạn ra. Vậy nên khi bạn vướng vào một ý niệm về sự thật hay có ý niệm về các điều kiện của hạnh phúc thì hãy cẩn thận.
3. Mọi sự vật đều không được sinh ra hay bị mất đi vì chúng luôn luôn ở trong tiến trình liên tục biểu hiện.
4. Nếu bạn bị kẹt vào ý niệm hiện hữu hay không hiện hữu (có hay không) thì ý niệm về trống rỗng giúp cho bạn được tự do. Nhưng khi bạn kẹt vào ý niệm trống rỗng thì không còn hy vọng.
5. Khi cây chanh nở hoa, bạn có thể không nhìn thấy trái chanh nào, nhưng nếu nhìn cho sau, bạn sẽ thấy trái chanh đã có ở đó rồi. Bạn chỉ cần một nhân duyên để làm cho chanh hiển hiện, đó là thời gian. Trái chanh có sẵn trong cây chanh. Nhìn cây chanh thấy cành, lá và hoa chanh. Nhưng với thời gian, cây chanh sẽ biểu hiện ra thành trái chanh.
6. Khi Bụt được hỏi: Cái gì là nguyên nhân của mọi sự vậy? Ngài đã trả lời một cách đơn giản. Ngài nói: Cái này có vì cái kia có.
7. Vô thường và vô ngã là những chìa khoá để thực ập, không phải là những chân lý tuyệt đối. Bạn không nên dùng quan niệm của mình để chống lại quan niệm của người khác.
8. Có tám ý niệm nuôi dưỡng sự sợ hãi. Đó là ý niệm về sinh-diệt, đến-đi, giống nhau-khác nhau, có-không. Những ý niệm đó là cho ta không hạnh phúc Giáo pháp của Bụt dạy ta tám ý niệm đối nghịch gọi là tám không: không sinh-không diệt, không đến-không đi, không giống-không khác, không có cũng không không.
9. Nước là nền tảng của sóng. Sóng là sóng nhưng cũng là nước. Sóng có thể bắt đầu, có kết thúc, có lớn, có nhỏ. Nhưng nước thì không có bắt đầu hay chấm dứt, không lên không xuống, không này không kia. Khi sóng nhận ra được chuyện này thì nó hết sợ hãi về chuyện khởi đầu, kết thúc, lên xuống, này kia.
10. Chúng ta cần ngăn chặn không để cho thân, khẩu và ý đưa ta tới những hướng hành động, nói năng, và suy nghĩ bất thiện.
11. Tất cả chúng ta đều có những hạt giống hạnh phúc trong mình. Trong những lúc khó khăn như đau ốm hay sắp chết, cần có bạn bè ngồi với ta để giúp ta tiếp xúc được với những hạt giống tốt đó. Nếu không các hại giống sợ hãi, hối tiếc hay thất vọng sẽ xâm chiếm chúng ta dễ dàng.
12. Không có con đường dẫn tới hạnh phúc, hạnh phúc chính là con đường mình đi.
*******