Giới thiệu, tóm tắt, review (đánh giá) cuốn sách Kích Thích Ngón Cái: Trẻ Mãi Não Bộ của tác giả Yoshiya Hasegawa, cũng như link tải ebook Kích Thích Ngón Cái: Trẻ Mãi Não Bộ miễn phí với các định dạng PDF, EPUB sẽ được ebookvie chúng mình chia sẻ trong bài viết này, mời mọi người đọc nhé
Cuốn sách “Kích Thích Ngón Cái: Trẻ Mãi Não Bộ” của tác giả Yoshiya Hasegawa đã mang đến một góc nhìn mới lạ và thú vị về cách chúng ta có thể chăm sóc và cải thiện sức khỏe não bộ. Thông qua việc tập trung vào việc kích thích ngón cái, tác giả đã đưa ra một phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả để trẻ hóa não bộ và cải thiện trí nhớ.
Giới thiệu sách Kích Thích Ngón Cái: Trẻ Mãi Não Bộ PDF
Cuốn sách “Kích Thích Ngón Cái – Trẻ Mãi Não Bộ” là một tác phẩm mang đến phương pháp làm trẻ hóa não bằng cách kích thích ngón cái để tăng tuần hoàn máu lên não. Không chỉ giúp phòng chống suy giảm trí nhớ, phương pháp này còn giúp tinh thần sảng khoái và rèn luyện trí nhớ hiệu quả.
Trong ngành y học, ngón tay cái được coi là “bộ não thứ hai” vì việc kích thích ngón cái cũng là cách kích thích não bộ. Sau khi đọc cuốn sách này, não bộ sẽ trở nên trẻ hóa và hoạt động hiệu quả hơn.
Cuốn sách nêu ra câu hỏi về sự khác biệt trong trí nhớ, sinh lực khi già đi, và giải đáp rằng câu trả lời chính nằm ở ngón tay cái. Việc sử dụng ngón tay là một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của não bộ, đặc biệt trong quá trình tiến hóa từ khỉ đến con người.
Việc cầm nắm, bóc tách, đặt đồ vật, vắt hoặc xoay là những hoạt động đa dạng của ngón tay, kích thích não bộ hoạt động và phát triển. Ngón cái, với vai trò quan trọng nhất, thể hiện sự phức tạp và linh hoạt của não bộ.
Kết luận từ hơn 1000 trường hợp bệnh suy giảm trí nhớ, tác giả bác sĩ Yoshiya Hasegawa đã chỉ ra rằng kích thích ngón cái có thể giúp trẻ hóa não bộ và duy trì trí nhớ sắc nét. Đó chính là lý do tại sao việc kích thích ngón cái được coi là phương pháp hiệu quả trong việc duy trì sức khỏe tinh thần và trí não lâu dài.
Review nội dung sách Kích Thích Ngón Cái: Trẻ Mãi Não Bộ PDF
Điểm nổi bật
- Ý tưởng độc đáo: Việc liên kết giữa ngón cái và sức khỏe não bộ là một ý tưởng mới lạ và hấp dẫn. Tác giả đã đưa ra những bằng chứng khoa học và những nghiên cứu cụ thể để chứng minh cho quan điểm của mình.
- Phương pháp đơn giản: Các bài tập kích thích ngón cái được hướng dẫn một cách chi tiết và dễ thực hiện, phù hợp với mọi đối tượng, kể cả người cao tuổi.
- Hiệu quả thiết thực: Nhiều người đọc đã chia sẻ những trải nghiệm tích cực sau khi áp dụng phương pháp này, cảm thấy trí nhớ được cải thiện, tinh thần sảng khoái hơn.
- Kiến thức bổ ích: Cuốn sách không chỉ giới thiệu phương pháp kích thích ngón cái mà còn cung cấp nhiều thông tin hữu ích về cấu tạo và chức năng của não bộ, giúp độc giả hiểu rõ hơn về cơ thể mình.
Những điểm cần lưu ý
- Tính khoa học: Mặc dù tác giả đã đưa ra nhiều bằng chứng khoa học, nhưng một số ý kiến cho rằng cần có thêm nhiều nghiên cứu sâu rộng hơn để khẳng định hoàn toàn hiệu quả của phương pháp này.
- Tính cá nhân: Hiệu quả của phương pháp kích thích ngón cái có thể khác nhau tùy thuộc vào từng cá nhân và tình trạng sức khỏe.
Kết luận: “Kích Thích Ngón Cái: Trẻ Mãi Não Bộ” là một cuốn sách đáng đọc và tham khảo. Mặc dù còn một số tranh cãi về tính khoa học của phương pháp này, nhưng việc kích thích ngón cái vẫn là một bài tập đơn giản và có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cuốn sách này khuyến khích chúng ta quan tâm hơn đến sức khỏe não bộ và tìm kiếm những phương pháp tự nhiên để cải thiện chất lượng cuộc sống.
Đánh giá: 4.5/ 5 sao
Giới thiệu về tác giả Yoshiya Hasegawa
Bác sĩ Yoshiya Hasegawa là bác sĩ chuyên ngành chữa trị bệnh mất trí nhớ, người đề xướng phương pháp kích thích ngón tay cái sau khi nghiên cứu mối quan hệ giữa các ngón tay và não. Phương pháp này đã lan rộng khắp nước Nhật và chứng minh được hiệu quả rõ rệt.
Mục lục sách Kích Thích Ngón Cái: Trẻ Mãi Não Bộ PDF
- Sức mạnh phi thường của ngón tay cái: Hồi phục lại trí nhớ, khí lực
- Trẻ hóa não bộ bằng phương pháp kích thích ngón tay cái
- Trẻ hóa não bộ bằng lối sinh hoạt kích thích ngón tay cái
- 11 điều cần làm để có bộ não khỏe mạnh
Đọc thử sách Kích Thích Ngón Cái: Trẻ Mãi Não Bộ PDF
Lời mở đầu – Ngón tay cái là não bộ thứ hai
Những người hoạt động bàn tay nhiều sẽ ít nguy cơ bị mất trí nhớ hơn
Đã bao giờ bạn từng trải qua những việc như thế này chưa?
Khi đang xem ti vi, nhìn thấy một diễn viên quen thuộc, bạn tự hỏi tên diễn viên đó là gì, rõ ràng mình biết tên người này mà…
Khi nói chuyện với bạn bè, bạn không thể nhớ ra danh từ cần sử dụng mà liên tục dùng những từ như “cái đấy”, “cái đó”, “cái này”…
Không thể nhớ được hôm qua gọi món gì từ thực đơn cho bữa tối. Thậm chí sáng nay ăn gì bạn cũng không nhớ được rõ ràng…
Bỗng nhiên không thể nhớ mình ra ngoài để làm gì…
Tôi đã mở phòng khám trị liệu tại nhà cũng như nghiên cứu những vấn đề liên quan đến bệnh suy giảm trí nhớ được 15 năm. Trong thời gian này, mỗi tháng tôi đều tư vấn cho khoảng 1000 bệnh nhân bị suy giảm trí nhớ, đồng thời gặp gỡ gia đình họ.
Điều tôi rút ra từ những ngày tháng này là cùng với tuổi tác, con người thường lo lắng khi nhận thấy mình hay quên và gần như không có tinh thần làm gì cả.
Mặt khác, qua những cuộc gặp gỡ ở phòng khám cũng như khám tại nhà, tôi cũng bắt đầu tự đặt cho mình nhiều câu hỏi.
Tại sao có những người có trí nhớ tốt, có những người trí nhớ lại kém dần khi già đi?
Tại sao lại có những người luôn tràn trề sinh lực và có những người không muốn làm gì khi tuổi già ập đến?
Giữa những người bị bệnh suy giảm trí nhớ, tại sao có những người có khả năng thực hiện mọi việc nhanh chóng, có người lại chậm chạp?
Song song với việc khám cho các bệnh nhân, tôi cũng nghiên cứu về hoạt động của não bộ nhằm tìm lời giải đáp cho những câu hỏi này, và tôi bắt đầu chú ý đến một bộ phận trên cơ thể.
Đó là ngón tay cái.
Từ xa xưa, chúng ta thường nghe những nghệ nhân hay những người chơi piano chuyên nghiệp nói rằng: “Ai hay sử dụng ngón tay sẽ khó bị bệnh mất trí, hay quên.” Thế nên, người ta mới nói xếp giấy origami có tác dụng phòng ngừa bệnh mất trí nhớ.
Trong những tháng ngày nghiên cứu, càng tìm hiểu sâu thêm tôi càng nhận ra được những lý giải về mặt y học cho nhận định này. Thêm nữa, tôi cũng nhận ra rằng trong năm ngón tay, ngón có vai trò quan trọng nhất trong việc phòng bệnh mất trí là ngón cái.
Vì khi chúng ta cử động ngón tay cái, não bộ sẽ được kích thích và được trẻ hóa.
Dù là một y sĩ, khám phá này vẫn khiến tôi kinh ngạc. Tại sao lại xảy ra hiện tượng này? Chúng ta hãy cùng bước vào hành trình tìm hiểu mối liên kết giữa não bộ và ngón tay cái – bộ phận có tác dụng phòng ngừa bệnh suy giảm trí nhớ.
Những hiệu quả bất ngờ đối với việc rèn luyện trí nhớ bằng phương pháp kích thích ngón tay cái
“Mỗi tuần một lần, anh hãy đến đây để tập luyện chức năng của não nhé. Nó không phải là cơ quan có thể tốt lên chỉ nhờ thuốc đâu.”
Đây là câu nói tôi đã lặp đi lặp lại hằng tháng với 1.000 bệnh nhân bị bệnh suy giảm trí nhớ của mình khi họ đến khám.
Đúng là hiện tại chúng ta đã có những loại thuốc trị liệu vừa làm chậm quá trình suy giảm trí nhớ, vừa có tác dụng phòng ngừa những tác dụng phụ như chứng hoảng sợ nơi bệnh nhân trị liệu.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa có thuốc trị dứt điểm căn bệnh này.
Vì vậy, tôi luôn quan niệm việc rèn luyện trí não rất quan trọng. Khoa học cũng đã chứng minh rằng nhờ tập luyện, chúng ta có thể đẩy lùi triệu chứng mất trí cũng như làm chậm quá trình mất trí nhớ.
Đứng từ phía người y sĩ, tôi luôn muốn bệnh nhân có thể dành ra một giờ mỗi ngày để luyện tập. Tuy nhiên, duy trì tập luyện hằng ngày là việc rất khó. Vì vậy, tôi khuyên bệnh nhân tham gia những khóa rèn luyện trí não do các chuyên gia tổ chức.
Hiện nay có hai hình thức được áp dụng trong các cơ sở trị liệu.
Hình thức thứ nhất là phương pháp do các bác sĩ vật lý trị liệu tổ chức. Họ sẽ cho người tham gia tập đi bộ giữa hai hàng tay vịn hoặc luyện tập để tăng sức khỏe cơ bắp. Đây là phương pháp trị liệu có mục đích hồi phục những chức năng cơ bản của cơ thể trong sinh hoạt thường ngày. Chúng ta cũng thường gặp các bác sĩ vật lý trị liệu này ở những khoa chỉnh hình.
Hình thức thứ hai là phương pháp của những nhà trị liệu chức năng. Phương pháp này có mục đích hồi phục chức năng cho bệnh nhân dựa trên những hoạt động rất nhỏ của cơ bắp như khuỷu tay hay các khớp ở ngón tay. Cách luyện tập của phương pháp này là cầm nắm những mô hình đồ vật hoặc dùng đũa để gắp vật từ bên này sang bên kia.
Qua nhiều năm quan sát ở các cơ sở, tôi nhận ra rằng hoạt động trị liệu chức năng này cũng có tác dụng như thói quen rèn luyện hằng ngày, đều tạo nên những kích thích có lợi cho não bộ.
Lý do nói “Ngón tay cái là não bộ thứ hai”
Tại sao khi sử dụng ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út, ngón út trong trị liệu lại có thể tạo ra những kích thích tốt cho não bộ? Để trả lời câu hỏi này, tôi muốn giới thiệu một sơ đồ rất thú vị thể hiện sự liên quan giữa não bộ với những cơ quan bên ngoài như mặt, tay hay ngón tay.
Mọi người hãy nhìn vào hình ở trang bên. Đó là sơ đồ Homunculus. Đây là sơ đồ mà bất kì sinh viên ngành Y nào cũng đã từng thấy trong những giờ Sinh lý học, được vẽ bởi nhà thần kinh học Wilder Penfield. Sơ đồ này mô tả cách vùng vận động (nơi nhận mệnh lệnh liên quan đến vận động) và vùng cảm giác (nơi nhận cảm giác) ở não liên kết với những bộ phận khác của cơ thể.
Tôi muốn bạn chú ý đến tỉ lệ mà năm ngón tay và bàn tay chiếm trên sơ đồ. Mô hình thể hiện tỉ lệ này trên cơ thể con người được gọi là mô hình Homunculus. Nếu chúng ta tạo mô hình con người dựa trên những tỉ lệ này thì trông nó sẽ rất kì cục.
Hằng ngày, chúng ta sử dụng tay để thực hiện những thao tác như cầm, nắm, bóp, buộc, vặn. Nhờ vào khả năng cử động một cách chính xác và tinh tế của những ngón tay mà chúng ta có thể nấu ăn hay làm những công việc phức tạp, đòi hỏi sự tỉ mẩn hơn như thêu thùa khâu vá.
Những hoạt động này của cơ thể được vùng vận động ở não bộ phụ trách. Vùng cảm giác lại có vai trò trong những lúc chúng ta cần phán đoán về trạng thái hay số lượng của vật dựa vào những cảm nhận ở ngón tay khi sờ, hoặc số lượng vật khi chúng ta dùng lòng bàn tay để đong đếm.
Năm ngón tay và lòng bàn tay là những bộ phận ưu việt của cơ thể. Chúng chỉ chiếm chưa đến 1/10 diện tích bề mặt cơ thể nhưng để điều khiển chúng, ta lại cần đến 1/3 não bộ, trong đó có cả vùng vận động và vùng cảm giác.
Đặc biệt, chúng ta có rất nhiều tế bào thần kinh ở các đầu ngón tay. Tay phải luôn liên hệ mật thiết với não trái – nơi đảm nhiệm những suy nghĩ mang tính logic, cụ thể như khả năng biểu hiện ngôn ngữ hay tính toán. Còn tay trái lại luôn kết nối với não phải – phần liên quan đến khả năng sáng tạo nghệ thuật cũng như khả năng tưởng tượng, sự trực cảm trong con người chúng ta.
Nói một cách đơn giản, não bộ chúng ta luôn đưa ra những mệnh lệnh liên quan đến tay. Nếu bạn để ý, việc đưa ra những mệnh lệnh là của người chỉ huy, chữ “chỉ” ở đây chẳng phải nghĩa là ngón tay hay sao.
Não bộ không chỉ là nơi điều khiển cơ thể, khi các bộ phận của cơ thể được kích thích, não bộ cũng chịu tác động. Như vậy, khi hoạt động các ngón tay, chúng ta tạo nên những xung thần kinh kích thích rất nhiều lên não bộ. Khi chúng ta cử động những ngón tay, não sẽ bắt được những thông tin này và được kích thích, không ngừng hoạt động.
Những điều trên giải thích lý do tại sao trong giới bác sĩ chúng tôi có câu: “Ngón tay cái là não bộ thứ hai”. Não bộ và những ngón tay được kết nối mật thiết với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau.
Rèn luyện ngón tay sẽ giúp hồi phục khả năng ngôn ngữ
Trở lại với mô hình Homunculus bên trên, có thể thấy rằng nửa thân dưới của chúng ta có rất ít liên hệ tới não bộ. Điều này cũng dễ hiểu, não bộ chỉ yêu cầu nửa thân dưới những động tác rất đơn giản như gập gối hay xoay cổ chân, nó không hề đòi hỏi những động tác phức tạp hay tinh tế khác.
Ngược lại, hoạt động của tay lại rất tinh tế. Những động tác như cầm nắm hay cắt một vật đều rất phức tạp. Để thực hiện những động tác tưởng chừng đơn giản này, cần rất nhiều mệnh lệnh từ não.
Dù có bị bịt mắt, chúng ta cũng có thể cử động từng ngón tay theo thứ tự ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út, ngón út. Chúng ta cũng có thể thực hiện những động tác rất tỉ mỉ như gập dần các ngón tay, hay gập riêng từng ngón tay một.
Đây là minh chứng cho việc vùng vận động và vùng cảm giác ở não bộ đang hoạt động rất nhiều.
Tuy nhiên, có những bệnh nhân bị nhồi máu não do gặp tổn thương ở vùng vận động và vùng cảm giác nên không thể cử động ngón tay theo ý muốn. Việc không thể sử dụng vùng não điều khiển hoạt động của những ngón tay – bộ phận chiếm đến 1/3 đại não – sẽ dẫn đến rất nhiều tác hại cho cuộc sống sinh hoạt bình thường sau này. Vì vậy, những bệnh nhân bị nhồi máu não chắc chắn sẽ được tập luyện phục hồi theo chỉ đạo của các bác sĩ trị liệu chức năng. Khi thực hiện những liệu trình này, người ta sẽ đánh giá chủ yếu dựa trên sự phục hồi của tay và các ngón tay.
Quá trình phục hồi này giúp kích hoạt vùng vận động và vùng cảm giác nhờ những kích thích trên một khu vực rộng ở não. Bằng cách vận động những ngón tay, chúng ta có thể làm tăng lượng máu tuần hoàn, từ đó giúp hoạt động cơ thể được phát triển. Dựa vào phương pháp phục hồi được bác sĩ trị liệu chức năng hướng dẫn, chúng ta không chỉ có thể phục hồi khả năng vận động của tay chân mà còn có thể hồi phục khả năng ngôn ngữ cũng vì lý do này.
Có thể nói, nếu coi hoạt động điều trị phục hồi theo cách này là phục hồi não bộ thì cũng không sai.