Kiếm Tiền Thời Khủng Hoảng là một tác phẩm độc đáo của Martin Weiss, mang đến một góc nhìn mới mẻ về đầu tư trong thời kỳ kinh tế bất ổn. Khác với những cuốn sách đầu tư thông thường, Kiếm Tiền Thời Khủng Hoảng không tập trung vào lý thuyết khô khan mà sử dụng lối viết dưới dạng tiểu thuyết. Qua câu chuyện của một giáo viên vật lý bước vào thị trường chứng khoán, tác giả dẫn dắt người đọc khám phá những bí mật để kiếm tiền khi thị trường sụt giảm.
Cuốn sách phá vỡ những quan niệm sai lầm về đầu tư trong khủng hoảng và cung cấp cho bạn những kiến thức thiết yếu để:
- Bảo vệ tài sản của bạn khỏi những biến động của thị trường.
- Nhận biết những cơ hội đầu tư tiềm năng trong thời kỳ khủng hoảng.
- Áp dụng những chiến lược đầu tư hiệu quả để gia tăng lợi nhuận.
Điểm đặc biệt của Kiếm Tiền Thời Khủng Hoảng là:
- Cách tiếp cận độc đáo: Sử dụng lối viết tiểu thuyết để truyền tải kiến thức một cách dễ hiểu và hấp dẫn.
- Tính thực tế: Cung cấp những chiến lược đầu tư đã được chứng minh hiệu quả trong thực tế.
- Tư duy mới mẻ: Coi khủng hoảng như một cơ hội để đầu tư và làm giàu.
Kiếm Tiền Thời Khủng Hoảng là một cuốn sách dành cho tất cả những ai quan tâm đến đầu tư, đặc biệt là trong thời kỳ kinh tế bất ổn. Cuốn sách sẽ giúp bạn thay đổi tư duy về đầu tư và trang bị cho bạn những kiến thức cần thiết để thành công trong thị trường đầy biến động.
Mời các bạn đón đọc Kiếm Tiền Thời Khủng Hoảng của tác giả Martin D. Weiss.
—
KHỦNG HOẢNG CƠ HỘI ĐẦU TƯ VÀ LÀM GIÀU
Thời gian trước, “khủng hoảng” có lẽ là từ được nhắc đến nhiều nhất, nó xuất hiện trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng, len lỏi vào cả những câu chuyện trong bữa cơm gia đình. Khủng hoảng ảnh hưởng mạnh mẽ không chỉ đến nền kinh tế vĩ mô của một đất nước, quốc gia mà còn tác động đến cuộc sống của từng người. Người ta coi khủng hoảng như một cơn bão quét, đặt chân đến đâu sẽ cuốn theo tài sản, sự yên ổn đến đó. Trong cơn bão “khủng hoảng” đó, dù ít hay nhiều, ai cũng sẽ phải gánh chịu tổn thất.
Nhưng trong Kiếm tiền thời khủng hoảng, tác giả cuốn sách lại nhìn vấn đề đó từ quan điểm hoàn toàn trái ngược. Với cách tư duy mới mẻ, Martin Weiss coi khủng hoảng như một cơ hội đầu tư và làm giàu, không những chúng ta có thể bảo toàn tài sản mà còn CÓ thể gia tăng khối tài sản đó dù trong thị trường giá lên hay giá xuống.
Không liệt kê những lý thuyết đầu tư cũ kỹ khô cứng, điều đặc biệt cùa cuốn sách này là nó được viết dưới dạng tiểu thuyết – một tiểu thuyết dạy cách kiếm tiền khi thị trường chứng khoán “chao đảo”. Nhân vật chính trong truyện là một giáo viên vật lý, hoàn toàn xa lạ với những chỉ số, quỹ đầu tư, trái phiếu, quyền chọn, v.v… Cũng đã từng thất bại, bị lừa gạt, nhưng nhờ những hướng dẫn chi tiết, hiệu quả của nhà tư vấn chỉ-nhận-phí, dần dần cô đã tìm ra cho mình phương thức đầu tư thành công.
Mở đầu cuốn sách là hình ảnh Phố Wall đang bị bao trùm bởi bóng mây đen của khủng hoảng, của những trò bịp bợm, lừa dối, những mánh khóe của các công ty môi giới, kiểm toán. Hàng trăm nhà đầu tư đã rơi vào cảnh khốn cùng vì những nhận định và báo cáo sai lệch. Những ngụy tạo sổ sách kế toán, những vụ mờ ám quanh quỹ lương hưu hay việc biến các công ty con thành những thùng rác kế toán,… diễn ra khắp nơi. Luật pháp chính phủ thì không đủ chặt chẽ để bảo vệ nhà đầu tư. Và đó cũng mới chỉ là phần nổi của tảng băng trôi. Đọc đến đây, hẳn bạn sẽ nghĩ: Liệu đạo đức có thể tồn tại ở Phố Wall và ở bất cứ nơi nào đồng tiền đang ào ạt xoay vòng từ tài khoản nhà đầu tư này sang tài khoản nhà đầu tư khác không? Và liệu có cách thức nào để không bị cuốn vào và trở thành nạn nhân của vòng xoáy đó không?
Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong cuốn sách này. Nhẹ nhàng như một câu chuyện, lôi cuốn và sống động như một cuốn tiểu thuyết nhưng vẫn rất thực tế với đầy ắp những sự kiện, cuốn sách giúp người đọc dễ dàng hiểu, nắm vững và áp dụng những bí quyết học được để đầu tư thành công trong những hoàn cảnh khó khăn nhất.
Trong thế giới kinh doanh phức tạp và mang tính toàn cầu như hiện nay, những kinh nghiệm cũng như những hướng dẫn cụ thể tác giả đưa ra sẽ là chiếc la bàn định hướng cho các nhà đầu tư vượt qua cơn bão thị trường. Thực tế cho thấy, mọi cuộc khủng hoảng rồi cũng sẽ kết thúc và nếu biết cách đầu tư thông minh, bất cứ ai cũng có thể an toàn vượt qua những thời kỳ đen tối nhất. Do đó, để luôn là người chiến thắng, mỗi chúng ta hãy tìm cách vượt qua khủng hoảng và coi nó là cơ hội để nền kinh tế tự điều chỉnh và hoàn thiện, là cơ hội cho mọi người tạo lập của cải. Trong “nguy” có “cơ”, và cơ hội sẽ dành cho ai biết lắng nghe và thành thực tin rằng mình có thể kiếm lời trong khủng hoảng.
Dù trong thời kỳ khủng hoảng hay khi nền kinh tế ổn định và tăng trưởng, các cá nhân, các nhà đầu tư, những người quản lý công ty và chủ doanh nghiệp vẫn có thể tìm thấy trong cuốn sách này những nguyên tắc cốt lõi để kiếm được lợi nhuận từ thị trường hay ít nhất là bảo toàn được lợi nhuận và tiền bạc của mình.
Xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả!
Tháng 11 năm 2014, CÔNG TY Cổ PHẦN SÁCH Alpha
—
Chương 1: NHỮNG MÁNH KHÓE CỦA TAY MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN
Để bạn có thể nắm được toàn bộ những gì sẽ xảy ra và tại sao nó lại xảy ra như vậy, cuốn sách này được viết dưới dạng một cuốn tiểu thuyết, bao gồm một số nhân vật và công ty hư cấu. Bằng cách này, cuốn sách sẽ hướng dẫn bạn từng bước vượt qua mê cung sự kiện và quyết định mà rồi bạn sẽ phải đối mặt trong tương lai.
Tuy nhiên, không hoàn toàn giống như một cuốn tiểu thuyết, nội dung sách lại nói về thế giới hiện thực. Nó cho bạn những lời khuyên đáng tin cậy, được minh chứng bằng các tài liệu. Những lời hướng dẫn lần lượt được đưa ra mang đến cho bạn sự chỉ dẫn hữu ích, có thể áp dụng ngay bây giờ để giúp bạn thoát khỏi những nguy cơ và đạt được mục đích tài chính của mình.
Câu chuyện bắt đẩu với những mánh khóe lừa bịp và những nguy cơ mà bạn (với tư cách là nhà đầu tư và khách hàng) đang phải đối mặt; ngoài ra, chúng tôi còn đưa ra bạn lời khuyên về cách bảo toàn số tiền của bạn. Sau đó, sẽ là những lời khuyên giúp bạn kiếm được lợi nhuận từ khủng hoảng.
Linda Dedini, cô con gái 30 tuổi của một trong những CEO hưởng lương cao nhất nước Mỹ, không muốn nói nhiều về bố mình. Cô gắn bó với ông về tình cảm nhưng hoàn toàn độc lập về tài chính. Cô yêu quý ông nhưng không muốn nhận một chút tiền nào từ ông.
Vợ chồng cô là những người có tính độc lập, muốn chứng minh rằng họ có thể tự làm giàu mà không cần sự giúp đỡ của cha. Khác với đám bạn bè, cô không muốn nói với mọi người rằng cha cô là một CEO nổi tiếng. Cô là giáo viên dạy vật lý tại một trường cấp ba ở Arlington, Virginia và cô bằng lòng với cuộc sống hiện tại.
Cô thậm chí không muốn nghe lời khuyên đầu tư của cha. Thay vào đó, hầu hết mọi quyết định tài chính của cô đều dựa vào lời khuyên của một trong những hãng môi giới chứng khoán lớn nhất nước Mỹ: Công ty Harris & Jones. Công ty này có trên 5 triệu khách hàng và là một trong những công ty danh tiếng nhất Phố Wall. Cô cảm thấy có thể tin tưởng ở họ.
Nhân viên trực tiếp phụ trách tài khoản của cô, James Dubois, đã làm rất tốt nhiệm vụ trong suốt những năm 1990. Vì thế, cô cũng rất tin tưởng anh ta. Một buổi sáng thứ hai, cô gọi điện cho anh để xin lời khuyên. Cô có một khoản tiền 160.000 đô- la và muốn đầu tư. Đây là khoản tiền có được nhờ bán căn hộ thứ hai và cô hy vọng sẽ biến số tiền này thành một ngân quỹ lớn đủ để trang trải chi tiêu khi nghỉ hưu và học phí cho các con.
“Tôi có một loại cổ phiếu rất thú vị dành cho cô”, tay môi giới chứng khoán tuyên bố đầy phấn khích. “Giá khởi điểm của nó là 64 đô-la, nhưng bây giờ chỉ còn 40 đô-la. Tin tốt lành là loại cổ phiếu này có thể đem lại lợi nhuận 2 đô-la/cổ phiếu trong năm nay. Với mức giá 40 đô-la, như vậy, giá bán ra của nó chỉ gấp 20 lần so với lợi nhuận mà nó thu được.”
“Như vậy có tốt không?”, cô hỏi.
“Tốt không ấy à? Cô không đùa đấy chứ? Đó là một món hời! Hầu hết các công ty trong ngành này đều bán cổ phiếu với mức giá gấp 30 hay 40 lần so với lợi nhuận nó kiếm được. Vì thế, cổ phiếu của công ty này có giá trị thật gấp 30 hay 40 lần so với khoản lợi nhuận 2 đô-la/cổ phiếu. Nhân chúng lên và cô có gì nào?”
“Khoảng 60 hay 80 đô-la gì đó cho một cổ phiếu?”
“Chính xác. Và có nhiều khả năng là 80 đô-la. Nhưng cô chỉ phải trả 40 đô-la! Đó là lý do tại sao các chuyên gia phân tích của chúng tôi đánh giá cổ phiếu này là “nên mua”. Cô có xem chương trình CNBC sáng nay không? Không ư? Thật đáng tiếc. Chỉ vài giờ trước, chuyên gia phân tích của chúng tôi đã nói về nó.
“Cổ phiếu đó tên là gì?”
“United Comminications and Business Systems – UCBS. Tôi chắc rằng cô đã từng nghe cái tên đó.”
Cô chậm rãi gật đầu. Sau khi gạt bỏ những lo ngại, cô quyết định đầu tư 80.000 đô-la vào công ty này. Nhân viên môi giới mua cho cô 2.000 cổ phiếu với giá 40 đô-la và cô chỉ phải đợi chúng lên giá.
Nhưng tình hình lại diễn biến theo chiều ngược lại. Có tin đồn rằng UCBS đã phóng đại lợi nhuận. Chi tiết thì không rõ lắm, nhưng theo vài nguồn tin (trong đó có những nguồn tin đáng tin cậy) thì thay vì kiếm được 2 đô-la/cổ phiếu, thực tế công ty chỉ kiếm được 1 đô-la.
Vì hầu hết các nhà đầu tư vẫn đánh giá giá cổ phiếu của công ty ở mức 20 lần lợi nhuận nên nếu như những tin đồn đó là sự thật thì cổ phiếu này sẽ chỉ có giá 20 X 1 đô-la, hay 20 đô-la. Ngay lập tức, các nhà đầu tư bắt đầu bán tháo cổ phiếu khi giá rơi về mức 20 đô-la. Trong vòng vài ngày, cô đã mất gần nửa số tiền đầu tư.
Như cứa thêm vào nỗi đau, vài tháng sau, người ta còn phát hiện ra một số lời nhận xét tốt đẹp mà Phố Wall đánh giá về cổ phiếu này thật ra là do công ty đó mua và trả tiền. Các chuyên gia được trả một khoản tiền lớn để đẩy giá cổ phiếu lên và đánh bóng triển vọng vốn đã được phóng đại của công ty này. Khi tin này lộ ra, một số chuyên gia đã giáng cấp cổ phiếu của công ty xuống mức “giữ”, mà thực ra đó là ký hiệu của Phố Wall thay cho “bán”. Một lãn nữa, giá cổ phiếu này lại giảm xuống một nửa, tức là còn 10 đô-la. Từ khoản đầu tư 80.000 đô-la, giờ đây cô chỉ còn vỏn vẹn 20.000 đô-la.
Khi cô đang suy ngẫm về tình trạng khó khăn của mình thì vào một buổi chiểu, tiếng chuông điện thoại reo cắt ngang dòng suy nghĩ của cô. Lại là Dubois. Trong khi cô còn đang cảm thấy bất ngờ, anh ta lại gợi ý cô nên mua thêm 2.000 cổ phiếu của chính công ty này, loại cổ phiếu đang khiến danh mục đầu tư của cô rơi tự do.
“Hãy xem này”, anh ta nói. “Tất cả những tin đồn xấu mà cô nghe về UCBS chính là cái may trong cái rủi. Chúng khiến giá cổ phiếu giảm xuống dưới giá trị thực của nó. Điều cô cần làm lúc này là bỏ ra một chút tiền nữa và có thể cắt giảm chi phí bình quân một cách ngoạn mục. Thay vì mua 2.000 cổ phiếu với giá 40 đô-la, giờ đây cô có thể có 2.000 cổ phiếu với mức giá chỉ còn 10 đô-la, và như vậy, tổng cộng cô sẽ có 4.000 cổ phiếu với mức giá trung bình là 25 đô-la. Đó chính là mức giá trung bình.”
Cô do dự. Cô nói với anh ta rằng thật ra cô đang nghĩ đến chuyện bán số cổ phiếu đang có. “Ổ không!”, anh ta đáp lại trong hơi thở gấp gáp. “Giờ mới chính là thời điểm xấu nhất để làm việc đó. Thay vào đó, cô nến mua thêm! Và nếu như cô không có đủ can đảm để mua thêm thì hãy giữ chúng lại!”
Dubois ngừng lại đôi chút để thăm dò phản ứng của cô. Nhưng cô vẫn im lặng. “Hãy nhớ một quy luật vàng để chiến thắng trên sàn chứng khoán!”, anh nói với giọng điệu chuyên nghiệp. “Đó là luôn đâu tư dài hạn. Thị trường sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn cho các kế hoạch đầu tư dài hạn. Mọi thứ luôn quay vòng.”
Trước đây, cô đã nghe đi nghe lại điều này từ hầu hết mọi người – bạn bè, các chuyên gia hoạch định tài chính, chương trình tivi và các nhà bình luận. Điều đó dường như đã trở thành một chân lý với nhiều bằng chứng lịch sử trong hàng thập kỷ. Cô chưa từng nghe ai nói điều ngược lại và vì thế, cô dễ dàng chấp nhận nó mà không hề thắc mắc.
Những ngày sau đó, trong cô luôn giằng co về quyết định này và mỗi lần cô nói chuyện với Dubois, anh đều đưa ra một câu châm ngôn mới về đầu tư để thuyết phục cô kiên nhẫn và chờ đợi.
Nhân viên môi giới này có một mục đích là: anh ta muốn giữ khách hàng này và kinh nghiệm cho anh ta biết rằng một khi khách hàng bán tháo cổ phiếu, họ thường từ bỏ luôn thị trường chứng khoán và tệ hơn nữa là đóng luôn tài khoản. Do đó, anh ta quyết tâm ngăn cản cô bán cổ phiếu bằng mọi cách.
Thủ thuật đầu tiên mà anh ta vận dụng là luận điệu “thua lỗ trên giấy tờ”. “Đừng lo lắng về khoản thua lỗ đó”, anh ta tuyên bố. “Chúng chỉ là những khoản thua lỗ trên giấy tờ mà thôi. Nếu bán chúng, cô sẽ biến nó thành sự thật.” Anh ta không hề nói rằng thực ra chẳng có gì khác biệt giữa khoản thua lỗ trên giấy tờ và khoản thua lỗ thực. Anh ta cũng không tiết lộ với cô rằng ủy ban Chứng khoán (SEC) thậm chí còn yêu cầu các nhà môi giới phải định giá cổ phiếu mà họ nắm giữ trong danh mục đầu tư theo giá hiện hành để xác định khoản lỗ thật dù các cổ phiếu đã được bán hay chưa. Anh ta thừa hiểu rằng, dù thế nào lỗ vẫn là lỗ. Đó là một sự thật.
Khi luận điệu “thua lỗ trên giấy tờ” không còn tỏ ra hiệu quả, anh ta cố gắng lập luận theo kiểu: “Đừng có ngốc mà bán đi khi giá đang chạm đáy.” Anh ta thậm chí còn sử dụng câu nói mà ông giám đốc kinh doanh cũ đã nói với anh ta: “Chúng ta đã ở gần, rất gần đáy. Thậm chí có thể chúng ta đang chạm đáy rồi. Nếu bây giờ cô bán thì chỉ ba tháng sau cô sẽ phải trả giá. Đừng hành động ngu ngốc như thế chứ.”
Sự thật thì nhà môi giới hay bất kỳ ai cũng đều không thể biết đáy nằm ở đâu. Cùng lúc đó, với kinh nghiệm cá nhân, anh ta hiểu rằng cổ phiếu không chạm đáy nếu chỉ đơn giản vì nó có vẻ rẻ. Trên thực tế, với danh mục đầu tư cá nhân của mình, nhà môi giới đã quyết định rằng anh ta không nên là người đưa ra mức đáy cho đến khi những người môi giới khác làm việc đó.
Như thường lệ, vào giữa tuần, thị trường đột nhiên hồi phục mạnh mẽ và Linda Dedini cho rằng đây chính là cơ hội thoát khỏi tình cảnh hiện tại. Cô gọi điện cho Dubois để kết thúc mọi thứ nhưng anh ta lập tức phản bác lại với lập luận về một sự “hồi phục lớn hơn”. “Thị trường đang hổi phục!”, anh ta nói và miêu tả chi tiết những diễn biến của chỉ số Dow Jones. “Cổ phiếu UCBS đang bắt đầu hồi phục. Không phải là cô đang muốn rút ra đấy chứ? Tôi không tin! Sau khi kiên trì như thế, cô lại muốn bỏ chạy bây giờ, khi mà mọi thứ đang bắt đầu thay đổi theo chiều hướng có lợi cho cô?”
Nhà môi giới giở con bài cuối cùng trong những thủ thuật của mình là kích động lòng yêu nước. Anh ta hỏi: “Cô có biết điều gì sẽ xảy ra nếu ai cũng làm như cô không? Điều đó sẽ khiến thị trường tài chính khủng hoảng. Nhưng chỉ cần cô và hàng triệu nhà đầu tư khác có thêm chút niềm tin vào nền kinh tế của chúng ta, vào đất nước chúng ta – thì thị trường sẽ hồi phục và mọi người cùng kiếm được lợi.”
Những tháng sau đó, cô sẽ nhận ra rằng có nhiều khoản đầu tư khác có thể giúp cô kiếm được lợi khi thị trường đi xuống và sau một vài thất bại ban đầu, cô sẽ mài dũa được kỹ năng để kiếm lợi lớn khi thị trường suy sụp. Tuy nhiên, hiện tại cô chỉ biết có ba lựa chọn: mua, bán hoặc giữ lại. Và cô quyết định giữ lại.
Nhà môi giới không hể biết rằng cô có những lý do riêng khi làm việc đó: cha cô chính là CEO của công ty này.
—
Chương 2: BONG BÓNG
Paul E. Johnston, CEO của UCBS, cũng chỉ biết rất ít vế cách kiếm tiền khi thị trường suy thoái. Đứng trong văn phòng của mình, ông đang dõi mắt nhìn về Phố Wall. Thực tế, nhiều tháng trước đây, trong đầu ông không hề có khái niệm nào về việc kiếm lợi nhuận khi thị trường suy thoái.
Một thập kỷ trước, UCBS chỉ là một công ty với một nhà máy nhưng nay đã biến thành một tổ hợp bao gồm nhiều nhà máy và được biết đến là một trong những nhà sản xuất chế tạo công nghệ lớn nhất nước Mỹ.
Thách thức cấp bách nhất hiện nay của ông là: làm thế nào để huy động được một số tiền lớn.
Không có thêm tiền, ông không thể tạo ra một bước nhảy vọt trong công nghệ chế tạo sợi quang. Không có tiền, ông không thể thu mua những công ty mới nổi và đang dẫn đầu trong ngành công nghệ nước Mỹ cũng như nước ngoài. Ông cũng có thể sẽ không thể tự bảo vệ mình khỏi các tập đoàn khổng lổ toàn cầu đang lăm le muốn mua lại. Tệ nhất là ông có thể không có khả năng trả những khoản nợ sắp đến hạn – khoản tiền mà UCBS đã sử dụng trong các vụ mua lại công ty.
Ồng cần bao nhiêu tiền? Lần thứ ba trong vòng 24 giờ qua, ông suy nghĩ về danh sách các công ty mà ông đang muốn mua và tính toán ra con số khoảng 4,3 tỷ đô-la, một số tiền lớn chưa từng có trong lịch sử công ty. Tham vọng ư? Đúng. Không thế ư? Không. Các gã khổng lồ viễn thông và công nghệ cao khác đều đã làm được, tại sao ông không thể?
Tuy vậy, sẽ chẳng có ngân hàng hay nhà đầu tư nào đủ lớn để cho Johnston vay khoản tiền ông đang muốn có. Ngay cả một công-xooc-xi-om các ngân hàng quốc tế lớn nhất cũng không làm điều đó. Chỉ có một nguồn duy nhất để kiếm tiền: thị trường chứng khoán.
Vào những năm 1990, thị trường chứng khoán biến đổi nhanh chóng. Đầu tiên, để huy động một khoản tiền lớn thì phải là một công ty có tiếng tăm trong danh sách Fortune 100 với cổ phiếu được giao dịch trên sàn chứng khoán New York (NYSE).
Tuy nhiên, hiện nay, hầu hết các công ty có dự án công nghệ cao hấp dẫn đều có thế huy động một số tiền lớn bằng cách niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán mới là sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq – nơi hàng triệu nhà đầu tư khắp thế giới đang đầu tư hàng tỷ đô-la. Chỉ trong 60 tháng, từ tháng 1/1995 đến tháng 12/2000, các nhà đầu tư đã đổ 993 triệu đô-la vào WorldCom và 258 triệu đô-la vào XO Communications. Họ đều cố gắng giành giật để có được cổ phiếu của Globalstar Telecommunications, Luminent, Prodigy Communications, Internet Capital Group hay các công ty tên tuổi khác lúc đó. Hơn 2.809 công ty mới được thành lập. Tổng cộng, 177 tỷ đô-la được huy động, trong đó 103 tỷ đô-la đã được huy động chỉ trong hai năm 1999 và 2000.
Johnston đã quá quen với những đam mê này trên sàn giao dịch Nasdaq. Nhiều năm trước ông từng là một trong những người tiên phong gia nhập câu lạc bộ những người chơi chứng khoán và niêm yết cổ phiếu của UCBS trên sàn giao dịch Nasdaq. Ông cũng thường xuyên qua lại Phố Wall để huy động những khoản vốn lớn.
Ông vay tiền đến mức tối đa và đến cuối năm 1999, với mỗi đô-la vốn chủ sở hữu, UCBS nợ 5 đô- la. Tệ hơn, với mỗi đô-la nợ đến hạn phải trả trong vòng một năm, công ty chỉ có 8 xu tiến mặt trong ngân hàng. Đó chính là lý do ông cần huy động gấp 4,3 tỷ đô-la.
Ông biết có hai công ty từng huy động được số tiền lớn như vậy: Công ty ƯPS bán 109 triệu cổ phiếu mới cho các nhà đầu tư vào tháng 11/1999 để thu về 5,4 tỷ đô-la và Công ty Conoco bán 191 triệu cổ phiếu mới vào tháng 10/1998 để thu vẽ 4,4 tỷ đô-la.
Vị CEO này biết rõ điều đó. Ông cũng biết rằng để huy động số vốn lớn như thế, ông không thể chỉ tới Phố Wall với cái mũ trong tay và vài con số yếu ớt chẳng có gì nổi bật để khoe. Ông cần có một câu chuyện cực kỳ mời gọi. Ông phải đưa ra câu chuyện về sự tăng trưởng kỳ diệu, những dự báo lợi nhuận hấp dẫn, những sản phẩm công nghệ tuyệt diệu trong tương lai.
Ngài giám đốc cũng đã quá quen thuộc với đối tượng khán giả trong những buổi thuyết trình của ông. Các nhà đầu tư sẽ không dễ dàng đổ tiền tiết kiệm cả đời và quỹ lương hưu của họ vào cổ phiếu của công ty hay các giám đốc quỹ đầu tư cũng sẽ không đầu tư vào một loại cổ phiếu nào đó mà không tính toán kỹ càng.
Không. Thực tế là ông luôn tránh tiếp xúc trực tiếp với những người đó vì nỗi sợ hãi hay lòng tham của họ có thể che mất tầm nhìn hay làm ảnh hưởng đến sự tập trung của ông đối với các kế hoạch tăng trưởng. Đối tượng duy nhất để ông trình bày các dự định của mình là các chuyên gia phân tích ở Phố Wall – những người trẻ tuổi, tài năng, làm việc cho những công ty lớn ở Phố Wall như Merrill Lynch, Salomon Brothers Smith Barney, Prudential Securities và Lehman Brothers.
Đàm phán với các giám đốc quỹ đầu tư và các nhà đầu tư là công việc của họ, chứ không phải của ông. Việc cửa họ là giới thiệu cổ phiếu của UCBS cho giới truyền thông và công chúng. Nhưng để đạt được kết quả tốt nhất, ông cần họ thuyết phục mọi người tin rằng công ty đang làm ăn phát đạt. Ông cẩn khiến họ bị kích động và thèm .muốn sở hữu những cổ phiếu của ông. Khi đó, họ sẽ viết các báo cáo nghiên cứu; chuyển tải những cảm giác đó đến hàng triệu nhà đầu tư.
Nhưng Johnston cũng biết rằng các báo cáo tài chính của UCBS không phải là một bức tranh hoàn hảo. Đằng sau vẻ hào nhoáng được đánh bóng bề ngoài là những khiếm khuyết trong hoạt động với những dự án kinh doanh đang nằm bên bờ vực phá sản cũng như các khoản nợ dễ dàng nhận ra.
Đó là lý do tại sao vào một buổi sáng, ông mời vài nhà tư vấn kinh doanh được trả lương cao nhất trên thế giới đến giúp ông tìm ra cách chỉnh sửa lại các báo cáo tài chính của UCBS. Các nhà tư vẫn này rất thông minh. Họ đến từ một trong năm công ty kiểm toán hàng đẩu nước Mỹ. Họ biết tất cả những công cụ mới nhất, những mẹo sổ sách giúp làm đẹp các con số. Nhưng liệu chỉ những đề xuất của họ đã đủ chưa? Liệu chúng có hợp pháp không?
NHỮNG THỦ THUẬT KẾ TOÁN “HOÀN TOÀN HỢP PHÁP”
Mặt trời đã lên cao trên bầu trời Manhattan buộc vị CEO đưa mắt rời khỏi khung cửa và nhớ đến các nhà tư vần đang đợi ông trong phòng họp kín liền với văn phòng của ông. Ông dứt khỏi sự mơ màng và vội vã bước vào phòng họp.
Ngồi trước mặt ông là ba nhân viên đến từ công ty kiểm toán – một phụ nữ tầm 40 tuổi có bằng MBA Harvard, một gã trẻ hơn cũng có bằng MBA và Oliver Dulles, một người đàn ông trung niên có mái tóc muối tiêu với nhiều năm kinh nghiệm làm kế toán viên công chứng3.
“Chúng ta đang có một thách thức lịch sử trước mắt”, Johnston nói sau màn giới thiệu ngắn. “Để đạt mục tiêu, chúng ta cần phải chấm dứt việc coi cổ phiếu UCBS là loại cổ phiếu cần phải bán. Thay vào đó, chúng ta phải coi nó là thứ gì đó có giá trị hơn. Chúng ta phải coi nó như một loại tiền tệ mới như đô-la Mỹ, bảng Anh hay yên Nhật. Chúng ta phải làm sao để cổ phiếu UCBS trở thành một trong những loại tiền có giá trị nhất thế giới. Chúng ta muốn thấy cổ phiếu UCBS tăng cao hơn và tạo ra nhiều tiền hơn nữa. Và chúng ta sẽ sử dụng thứ tiền tệ đó, hay nói cách khác đó là cổ phiếu của chúng ta, để mua những công ty lớn hơn.”
Vị CEO dừng lại và trong giây phút im lặng đó, ông thầm nghĩ: “Cần phải nâng giá cổ phiếu và quyền chọn của mình lên mức cao hơn. Mình đã trở nên giàu có nhờ làm vậy. Và giờ đây, mình sẽ còn giàu có hơn nữa.”
Nữ tư vấn viên đáp lại như thể bà đã nghe thấy những suy nghĩ đó của ông. “Giải pháp thứ nhất trong kế hoạch của chúng tôi”, bà nói, “là đề nghị thay đổi mức lương thưởng của ban giám đốc công ty. Chúng tôi cho rằng, họ – và cụ thể là ngài – cần được thưởng và khuyến khích để giúp công ty đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh hơn mức hiện tại. Hiện tại, nếu tính tất cả số cổ phiếu-và quyền chọn, cá nhân ngài chỉ nhận được không quá 14 triệu đô-la trong năm nay. Nhưng dựa trên phân tích so sánh mức thu nhập của ngài với giám đốc của các công ty trong cùng ngành, chúng tôi thấy rằng đáng lẽ ngài phải có thu nhập gấp ít nhất năm lần, có thể là 10 lần mức hiện tại. Dĩ nhiên, phương tiện duy nhất có thể khiến điều đó trở nên khả thi chính là quyền lựa chọn được mua cổ phiếu. Vì thế, chúng tôi đề nghị phải tiến hành cải tổ mạnh mẽ chính sách thưởng quyền chọn”.
VỊ CEO gật đẩu tỏ vẻ hiểu biết. Quyền chọn là một phương thuốc tiên mới của các tập đoàn Mỹ. Chúng cho các CEO có cơ hội kiếm được các khoản lợi nhuận kêch xù. Ngoài ra, các khoản lợi nhuận đó không bao giờ bị tính là chi phí hay bị trừ khỏi khoản lợi nhuận báo cáo cho các cổ đông. Quyền chọn cho phép các CEO tham ô của công ty và lấy đi những khoản tiền lớn trong khi các cổ đông hầu như không hay biết.
Vị CEO này đã sở hữu một lô quyền chọn cho phép ông ta có quyền mua cổ phiếu rẻ hơn giá hiện tại: giá cổ phiếu của UCBS hiện đang là 12 đô-la và quyền chọn cho phép ông ta mua 1 triệu cổ phiếu với giá trung bình 10 đô-la, rẻ hơn 2 đô-la so với giá trị thật. Nếu muốn chuyển chúng thành tiền mặt, ông có thể mua 1 triệu cổ phiếu giá 10 đô-la và bán ra với giá 12 đô-la, như vậy ông có thể bỏ túi 2 đô-la cho mỗi cổ phiếu và tổng cộng sẽ là 2 triệu đô-la. Không tồi lắm, ông tự nghĩ, nhưng như thế vẫn chưa đủ.