“Kim Bình Mai” là một trong những tác phẩm nổi tiếng của văn học Trung Quốc, được viết trong thời kỳ phong kiến và thường được mô tả là một tác phẩm mang tính chất châm biếm và phê phán về xã hội thời đó. Dưới bàn tay của tác giả Lan Đình, tác phẩm đã phản ánh một cách sống độc đáo và tàn bạo của xã hội phong kiến Trung Quốc.
Câu chuyện xoay quanh nhân vật chính Tây Môn Khánh, một nhân vật đầy đen tối, thể hiện những mặt xấu của con người như dâm dục và tàn bạo. Qua mối quan hệ của Tây Môn Khánh với nhiều lớp xã hội khác nhau, tác giả đã khắc họa một bức tranh đa dạng về tính cách và tình cảm của nhân vật.
Phan Kim Liên là một nhân vật phụ được xây dựng như một hình ảnh của phụ nữ tà dâm và xảo quyệt. Cách thức đối xử của bà với chồng và những hành động tàn ác của bà làm nổi bật tính đen tối trong tác phẩm.
Các nhân vật khác như Ứng Bá Tước, Tạ Hi Đại, Trương Thắng, Lưu Nhị, và nhiều nhân vật khác đều là những người sống trong xã hội đen tối, phản ánh một cách thực tế và sống động về những mặt tiêu cực và tiêu cực của xã hội thời đó.
Tác phẩm “Kim Bình Mai” không chỉ là một câu chuyện về tình dục và mối quan hệ xã hội, mà còn là một bức tranh phê phán và châm biếm về những tầng lớp xã hội đen tối và thực tế đau lòng của cuộc sống trong thời kỳ đó.
—
VỀ TÊN SÁCH
“Kim Bình Mai” được ghép lại từ tên của 3 nhân vật nữ chính: Kim Liên (sen vàng), Bình Nhi (cô Bình/Lọ), Xuân Mai (hoa mai mùa xuân). Bản thân cụm từ “Kim Bình Mai” cũng có nghĩa là “Nhành mai trong lọ vàng”, do đó, bản tiếng Anh của David Tod Roy đã dịch nhan đề là “The plum in the golden vase”.
Mặt khác, theo David Tod Roy, nhan đề này cũng là một sự chơi chữ với cụm từ đồng âm có nghĩa là “Khoái cảm thâm nhập âm đạo”.
CÁC HỆ VĂN BẢN
Theo các nhà nghiên cứu, các văn bản Kim Bình Mai đang được lưu truyền có thể quy thành 3 hệ:
• Hệ bản A: bản sớm nhất và gần với tác phẩm gốc nhất. Bản tiếng Anh của David Tod Roy được dịch từ hệ này. Theo dịch giả, ông đã dịch mọi thứ có trong hệ văn bản này. Cũng theo ông, bản dịch đầy đủ đầu tiên từ hệ A sang ngôn ngữ châu Âu là bản tiếng Pháp của André Lévy năm 1985. Các bản dịch trước đó đều từ hệ B hoặc C.
• Hệ bản B và C: văn bản đã được sửa chữa, rút gọn; có thể có thêm lời bình. Bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Quốc Hùng được dịch từ hệ này.
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA HỆ A VÀ B,C
Cũng như nhiều bạn đọc, ban đầu tôi lầm tưởng bản B-C là bản A cắt bỏ vài chi tiết nhạy cảm, nhưng khi so sánh bản tiếng Anh của David Tod Roy và bản tiếng Việt của Nguyễn Quốc Hùng, tôi thấy nội dung khác nhau rất xa.
– Bản lược (B-C) không phải là cắt bỏ vài cảnh, mà là đã được viết lại theo kiểu tóm lược bản A; có những cảnh trong bản A dài vài trang thì trong bản lược chỉ tóm lại vài dòng.
– Bản A có rất nhiều thơ và lời hát; bản lược gần như bỏ hết, chỉ giữ lại vài bài.
– Trong bản lược, có những chỗ người viết bịa ra những tình tiết mới không có trong bản A. Điển hình như các chương 2, 3, 4 trong bản lược được viết mới hoàn toàn.
– Các chi tiết mô tả tính dục ở bản A đều được cắt bỏ hoàn toàn ở bản lược.
Do sự khác biệt quá xa này nên không thể căn cứ vào bản lược để đánh giá giá trị văn chương của bản A.
***
Trong phiên bản ebook này, tôi căn cứ vào bản dịch tiếng Anh của David Tod Roy (1993) để bổ sung thêm các chú thích so sánh sự khác nhau về chi tiết giữa bản lược và bản A, tuy nhiên cũng không thể truyền tải được không khí và mức độ táo bạo của bản gốc. Hy vọng một ngày gần đây, Việt Nam sẽ có bản dịch đầy đủ của Kim Bình Mai. Chúc các bạn đọc sách vui vẻ.
(Chú thích hệ * là của nhà xuất bản, chú thích hệ số [1], [2]… là của người làm ebook.)***
Mời các bạn đón đọc Kim Bình Mai (có tranh) của tác giả Lan Lăng Tiếu Tiếu Sinh & Nguyễn Quốc Hùng (dịch).