Cuốn sách “Kỹ Năng Đi Trước Đam Mê” của Cal Newport là một lời kêu gọi để thay đổi niềm tin truyền thống rằng ta nên “theo đuổi đam mê.” Newport lập luận rằng niềm tin này không chỉ không thực tế mà còn có thể gây ra những tác động tiêu cực như lo lắng và hiện tượng nhảy việc liên tục.
Thay vào đó, Newport khuyến khích độc giả tìm hiểu về cách mọi người trở nên yêu thích công việc họ làm thông qua việc nghiên cứu và tiếp xúc với các người làm nghề khác nhau như nông dân, nhà đầu tư, nhà viết kịch và lập trình viên. Từ những người này, Newport đã rút ra những bài học quý giá về cách họ xây dựng và phát triển sự nghiệp của mình một cách hấp dẫn và đáng yêu thích.
Tác giả cho rằng
- Niềm tin này sai lầm:
- Đam mê thường hiếm hoi và không liên quan đến việc yêu thích công việc.
- Nó có thể gây hại: tạo cảm giác lo lắng, nhảy việc liên miên.
- Yêu thích công việc đến từ:
- Kỹ năng: Trở nên xuất sắc trong lĩnh vực bạn chọn.
- Sự cống hiến: Chăm chỉ làm việc và phát triển bản thân.
Tác giả nhấn mạnh rằng việc tìm kiếm một công việc phù hợp với đam mê tồn tại sẵn không quan trọng bằng việc chăm chỉ làm việc và trở nên xuất sắc trong công việc mình đang làm. Đam mê thường đến sau khi ta đã có kinh nghiệm và thành công trong lĩnh vực cụ thể, chứ không phải trước.
Tóm lại, “Kỹ Năng Đi Trước Đam Mê” của Cal Newport là một cuốn sách khái quát nhưng cung cấp những bài học sâu sắc về cách xây dựng sự nghiệp một cách thông minh và đáng yêu thích, chứ không phải theo đuổi những đam mê trừu tượng.
Mời các bạn đón đọc Kỹ Năng Đi Trước Đam Mê của tác giả Cal Newport.
—
QUY TẮC #1: ĐỪNG THEO ĐUỔI ĐAM MÊ CỦA BẠN
Chương 1: “Đam mê” Của Steve Jobs
Nếu bạn nghi ngờ tính phổ biến của thông điệp này, lần tới khi vào nhà sách, hãy dành vài phút lướt qua tủ sách về định hướng nghề nghiệp. Bỏ qua những quyển sách về hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch hay các quy tắc phỏng vấn, thì thật khó để tìm thấy một quyển sách nào mà không ủng hộ thuyết đam mê này. Những quyển sách này hứa hẹn rằng chỉ cần vài bài kiểm tra tính cách là bạn có thể tìm ra công việc mơ ước. Thời gian gần đây, có một xu hướng mới, quyết liệt hơn tương ứng với thuyết đam mê đang được lan tỏa rộng rãi – xu hướng bày tỏ nỗi thất vọng về loại hình công việc ngồi trong văn phòng. Xu hướng này cho rằng về bản chất, kiểu công việc này thật tệ hại, và rằng theo đuổi đam mê đòi hỏi bạn phải tự mình làm chủ.
Những quyển sách về việc làm chủ này, cùng với hàng ngàn blogger, các chuyên gia tư vấn chuyên nghiệp, cũng như các bậc-thầy-tự-nhận – những người cùng bàn luận về các vấn đề cốt lõi của hạnh phúc trong công việc – đều quy về một bài học: để hạnh phúc, bạn phải theo đuổi đam mê của mình. Như khi một chuyên gia tư vấn nghề nghiệp nổi tiếng đã nói với tôi rằng, lời khuyên “hãy làm điều bạn yêu thích, rồi tiền sẽ vào túi bạn”đã trở thành câu khẩu hiệu mặc định trong lĩnh vực hướng nghiệp.
Tuy nhiên, ở đây có một vấn đề chưa được nhắc tới: Khi bạn bỏ qua những câu khẩu hiệu tốt đẹp này và nghiên cứu kỹ hơn về cách mà những con người đầy đam mê như Steve Jobs thật sự khởi đầu, hoặc hỏi các nhà khoa học về điều thật sự tạo nên hạnh phúc trong công việc, thì vấn đề trở nên phức tạp hơn. Bạn bắt đầu nhận thấy những cách nhìn khác tiết lộ sự thật về thuyết đam mê, và nó dẫn đến một sự thừa nhận đáng lo ngại đó là: “Theo đuổi đam mê”rất có thể là một lời khuyên tồi tệ.
Tôi bắt đầu tìm hiểu vấn đề này vào khoảng thời gian chuyển tiếp từ lớp cao học, và cuối cùng nó đưa tôi đến việc bác bỏ hoàn toàn thuyết đam mê và bắt đầu chuyến hành trình tìm kiếm điều thật sự tạo nên công việc bạn yêu thích. Tôi dành toàn bộ chương Quy tắc #1 này để trình bày luận điểm của mình chống lại thuyết đam mê, bởi vì nhận thức rằng “theo đuối đam mê”là một lời khuyên tồi tệ chính là nền tảng cho toàn bộ phần sau của quyển sách. Có lẽ nơi tốt nhất để khởi đầu là tại nơi chúng ta bắt đầu, với câu chuyện thật sự của Steve Jobs và sự ra đời của hãng Apple Computer.
HÃY LÀM THEO ĐIỀU STEVE JOBS ĐÃ LÀM, KHÔNG PHẢI ĐIỀU ÔNG ẤY NÓI
Nếu từng gặp Steve Jobs thời còn trẻ cho đến khi ông thành lập Apple Computer, bạn sẽ không cho rằng ông là người có hứng thú thành lập một công ty công nghệ, Jobs từng theo học trường Đại học Reed, một ngôi trường danh giá về khoa học nhân văn tọa lạc tại Oregon. Vào thời điểm này, ông để tóc dài và đi chân không. Khác với các nhân vật công nghệ có tầm nhìn cùng thời với ông, khi còn là sinh viên, Jobs không thật sự hứng thú với cả kinh doanh lẫn điện tử. Thay vào đó, ông học về lịch sử phương Tây, khiêu vũ, và tìm hiểu về sự huyền bí của phương Đông.
Jobs nghỉ học sau năm đầu tiên, nhưng vẫn nán lại trường một thời gian. Ông ngủ trên sàn nhà và ăn đồ ăn miễn phí tại đền Hare Krishna trong vùng. Chính khí chất không tuân thủ luật lệ đã biến ông thành người nổi tiếng trong trường – một gã “lập dị”theo cách nói thời đó. Theo Jeffrey s. Young ghi chép trong quyển tiểu sử được nghiên cứu rất kỹ lưỡng năm 1988, Steve Jobs: The Journey Is the Reward (Steve Jobs: Hành Trình Chính Là Phần Thưởng), thì Jobs cuối cùng cũng chán ngán cảnh ăn nhờ ở đậu của mình. Đầu năm 1970, ông quay trở về nhà tại California, sống cùng với bố mẹ và làm một công việc ca đêm tại Atari. (Ông để mắt đến công ty đó nhờ mẩu quảng cáo trên tờ San Jose Mercury với tiêu đề “Vừa tận hưởng vừa kiếm tiền. “) Trong giai đoạn này, Jobs phân chia thời gian của mình cho Atari và All-One Farm, một công xã nông thôn nằm ở phía Bắc San Francisco. Có một thời điểm Jobs rời bỏ công việc tại Atari trong nhiều tháng liền để thực hiện chuyến hành trình tâm linh xuyên Ấn Độ, và khi quay về, ông bắt đầu tập luyện nghiêm túc tại Trung Tâm Thiền Los Altos gần nhà.
Năm 1974, sau khi Jobs trở về từ Ấn Độ, một kỹ sư trong vùng và cũng là một doanh nhân – Alex Kamradt – thành lập một công ty máy tính dùng công nghệ phân chia thời gian có tên Call-in Computer. Kamradt tìm đến Steve Wozniak để nhờ ông thiết kế một thiết bị đầu cuối để bán cho khách hàng, và họ sẽ sử dụng thiết bị đó để truy cập vào máy chủ. Không như Jobs, Wozniak là một thiên tài về kỹ thuật điện tử, một người bị ám ảnh với công nghệ và đã được đào tạo qua trường lớp đàng hoàng. Nhưng mặt khác, Wozniak lại không biết gì về kinh doanh, nên ông đã cho phép Jobs, một người bạn lâu năm, đứng ra thỏa thuận thương vụ này. Tất cả đều đang tiến triển tốt cho đến mùa thu năm 1975, khi Jobs rời công việc để dành thời gian cho công xã All-One. Thật đáng tiếc là ông lại không nói cho Kamradt biết là ông sẽ rời đi một thời gian. Khi trở về, ông đã bị thay thế.
Tôi kể câu chuyện này bởi vì bạn có thể thấy rằng những hành động này không phải là của một người đam mê công nghệ và kinh doanh, vậy mà điều này lại xảy ra chưa đầy một năm trước khi Jobs thành lập Apple Computer. Hay nói cách khác, trong những tháng trước khi dẫn đến thời điểm thành lập công ty, Steve Jobs là một thanh niên với đầy mâu thuẫn bên trong, một kẻ đi tìm kiếm sự khai sáng tâm linh và chỉ quan tâm đến điện tử trừ khi nó hứa hẹn mang đến một khoản tiền mặt nhanh chóng.
Cũng với lối tư duy này mà trong cùng năm ấy, Jobs vô tình đạt được thành công đột phá. Ông để ý thấy rằng những tay “hacker phần cứng”trong vùng rất hào hứng với sự xuất hiện của bộ công cụ mô hình máy tính có thể lắp ráp tại nhà. (Ông không phải là người duy nhất nhận ra tiềm năng của sự hứng khởi này. Khi nhìn thấy bộ công cụ máy tính đầu tiên trên bìa tạp chí Popular Electronics, một sinh viên trẻ đầy tham vọng của trường Harvard đã thành lập một công ty phát triển một phiên bản của ngôn ngữ lập trình BASIC dành cho chiếc máy mới này và sau đó cậu quyết định nghỉ học để kinh doanh. Cậu đặt tên cho công ty mới đó là Microsoft.)
Jobs trình bày với Wozniak ý tưởng thiết kế một trong những bộ công cụ bảng mạch máy tính này để bán cho những người có sở thích sử dụng chúng. Kế hoạch ban đầu là chế tạo mỗi bảng mạch với giá 25 đô và bán lại với giá 50 đô. Jobs muốn bán tổng cộng 100 cái. Sau khi trừ đi chi phí in bảng mạch và 1.500 đô phí thiết kế bảng mạch ban đầu, họ sẽ thu được lợi nhuận là 1.000 đô. Cả Jobs và Wozniak đều không từ bỏ công việc thường ngày của mình: Đây hoàn toàn là một cuộc đầu cơ rủi ro thấp được họ thực hiện trong thời gian rảnh.
Tuy nhiên, kể từ thời điểm này, câu chuyện nhanh chóng trở thành huyền thoại. Steve đi chân không đến Byte Shop, cửa hàng máy tính tiên phong của Paul Terrell tại Mountain View, và đề nghị bán bảng mạch cho Terrell. Terrell không muốn bán bảng mạch đơn thuần, và đề nghị mua những chiếc máy tính đã được lắp ráp hoàn chỉnh. Ông sẽ trả 500 đô cho một chiếc máy, và yêu cầu 50 chiếc được chuyển đến nhanh nhất có thể. Jobs đón nhận ngay cơ hội mang về một khoản tiền lớn hơn dự tính và bắt đầu đi xin tiền vốn khởi nghiệp. Chính sự may mắn bất ngờ này đã dẫn đến sự ra đời của Apple Computer. Như Young nhắn mạnh: “Kế hoạch của họ rất cẩn trọng và quy mô nhỏ. Họ không hề mơ đến việc thay đổi cả thế giới.”
NHỮNG BÀI HỌC HỖN ĐỘN TỪ JOBS
Tôi chia sẻ các chi tiết trong câu chuyện của Steve Jobs bởi vì khi đề cập đến việc tìm kiếm công việc mãn nguyện, các chi tiết là cực kỳ quan trọng. Nếu như Steve Jobs thời trẻ nghe theo chính lời khuyên của mình và quyết định chỉ theo đuổi công việc mà ông yêu thích, thì có lẽ ngày hôm nay ông đã trở thành một trong những giáo viên nổi tiếng nhất của Trung Tâm Thiền Los Altos. Nhưng ông không làm theo lời khuyên đơn giản này. Công ty Apple Computer ra đời không nhờ vào niềm đam mê, mà là kết quả của một thành công may mắn – một “kế hoạch nhỏ”bất ngờ tạo được bước đột phá.
Tôi không nghi ngờ việc Jobs cuối cùng đã tạo dựng được niềm đam mê trong công việc. Nếu từng xem một trong những bài thuyết trình nổi tiếng của ông, bạn chắc chắn sẽ nhìn thấy một con người thật sự yêu công việc mình đang làm. Nhưng thế thì sao chứ? Tất cả những điều đó chỉ nói với chúng ta rằng yêu thích công việc mình làm là tốt. Dù rằng lời khuyên này là đúng, nhưng nó lại không trả lời cho câu hỏi quan trọng mà chúng ta thật sự quan tâm: làm thế nào tìm thấy công việc mà mình sẽ yêu thích? Chẳng lẽ chúng ta cũng nên làm như Jobs, thay vì an phận trong một con đường sự nghiệp cứng nhắc, chúng ta hãy thử nhiều cơ hội nhỏ và chờ đợi một trong số chúng tạo ra bước đột phá? Lĩnh vực mà chúng ta tìm hiểu có quan trọng không? Làm thế nào chúng ta biết khi nào thì nên đi đến cùng với một dự án và khi nào thì nên tìm kiếm điều gì đó mới hơn? Hay nói cách khác, câu chuyện của Jobs đặt ra nhiều câu hỏi hơn là mang đến câu trả lời. Có lẽ điều duy nhất mà nó đã làm rõ chính là ít nhất đối với Jobs thì “theo đuổi đam mê”không thật sự là một lời khuyên hữu ích.
—
Chương 2: Đam Mê Là Rất Hiếm Hoi
Trong chương này, tôi sẽ cho các bạn thấy rằng càng tìm kiếm các ví dụ về thuyết đam mê, bạn càng nhận ra sự hiếm hoi của nó.
MỘT KHÁM PHÁ VỀ ROADTRIP NATION
Hóa ra con đường phức tạp của Steve Jobs đi đến một công việc mãn nguyện lại rất giống với những con người thú vị đang làm những công việc thú vị. Vào năm 2001, một nhóm bạn bốn người vừa tốt nghiệp đại học đã khăn gói thực hiện chuyến hành trình xuyên quốc gia để phỏng vấn những người “[đã sống] đang sống một cuộc đời có ý nghĩa.”Nhóm người này tìm kiếm lời khuyên về việc tạo dựng một sự nghiệp mãn nguyện. Họ quay một bộ phim tài liệu về chuyến hành trình của mình, và sau đó mở rộng thành chương trình nhiều tập trên truyền hình. Sau đó, họ thành lập một tổ chức phi lợi nhuận có tên Roadtrip Nation, với mục tiêu giúp đỡ những bạn trẻ khác có cơ hội thực hiện chuyến hành trình giống như họ. Điều làm cho Roadtrip Nation có giá trị chính là nó có một thư viện các đoạn phim phỏng vấn được thực hiện trong dự án. Có lẽ không có nguồn tham khảo nào tốt hơn là Roadtrip Nation để tìm hiểu làm thế nào mà một người có thể thật sự tìm được một nghề nghiệp hấp dẫn.
Khi dành thời gian tìm hiểu về thư viện lưu trữ này (miễn phí trên internet), bạn sẽ nhanh chóng nhận ra bản chất hỗn độn trong con đường của Steve Jobs thật sự là một quy luật hơn là một ngoại lệ. Trong một buổi phỏng vấn với Ira Glass, phát thanh viên của chương trình ra-đi-ô công chúng, một nhóm ba sinh viên đã đặt câu hỏi dồn dập cho ông về cách “biết được điều mình muốn”và “biết cái mình sẽ làm tốt.”Glass trả lời họ như sau, “Trong các bộ phim, bạn thường thấy quan điểm là chúng ta nên theo đuổi ước mơ. Nhưng tôi không tin vào điều đó. Mọi việc xảy ra theo từng giai đoạn của nó.”
Glass nhấn mạnh rằng để trở nên giỏi giang trong bất kỳ việc gì đều cần có thời gian. Ông kể chi tiết về khoảng thời gian mấy năm mà ông đã bỏ ra để trở nên tinh thông về ra-đi-ô, cho đến lúc ông có những lựa chọn thú vị khác. Ông chia sẻ, “Điểm mấu chốt chính là ép bản thân thực hiện công việc, ép bản thân thuần thục các kỹ năng; đó chính là giai đoạn khó nhất.”
Nhận thấy khuôn mặt bất ngờ của những người phỏng vấn, những người đang hy vọng được nghe thấy một điều gì đó động viên tinh thần hơn là kết luận công việc rất khổ ải, hãy tập làm quen với nó, ông tiếp tục nói: “Tôi có cảm giác rằng vấn đề của các cô cậu là các cô cậu đang cố gắng đánh giá mọi thứ trên lý thuyết trước khi thực hiện nó. Đó chính là một sai lầm tai hại.”
Những bài phỏng vấn khác trong thư viện lưu trữ cũng củng cố cho quan điểm này, rằng thật khó để đoán trước được điều mà bạn sẽ yêu thích sau này. Lấy ví dụ của Andrew Steele, một nhà sinh vật học vũ trụ, anh cho biết, “Không, lúc đó tôi chẳng biết mình sẽ làm cái gì. Tôi phản đối bất kỳ ai nói rằng bạn phải quyết định ngay lúc này điều bạn dự định làm sắp tới.”Một trong những sinh viên hỏi Steele rằng liệu – việc ông theo học chương trình tiến sĩ có phải là vì “hy vọng một ngày nào đó sẽ thay đổi thế giới.”
Steele đáp, “Không. Lúc đó tôi chỉ muốn có những lựa chọn mà thôi.”Al Merrick, nhà sáng lập của Channel Island Surifboards, cũng chia sẻ câu chuyện tương tự về việc tìm thấy niềm đam mê qua thời gian. Anh nói với người phỏng vấn, “Mọi người quá vội vã bắt đầu cuộc sống của họ, và đó là điều đáng buồn.”Anh nói thêm, “Tôi không bước ra ngoài kia với mục tiêu tạo nên một đế chế to lớn. Tôi chỉ tự muốn trở thành người giỏi nhất trong bất kỳ việc gì tôi làm.”
Trong một đoạn clip khác, William Morris – một thợ thổi thủy tinh có tiếng sống tại stanwood, Washington – dẫn một nhóm sinh viên đến xưởng của mình đặt trong một trang trại, được bao phủ bởi một rừng cây tươi tốt của vùng Tây Bắc Thái Bình Dương. Một trong những bạn sinh viên than thở, “Em có cả đống sở thích khác nhau, và em không biết nên tập trung vào cái gì.” Morris nhìn cô và nói, “Em sẽ không bao giờ chắc chắn được, và em sẽ không muốn mình có sự chắc chắn đó đâu.”
Các bài phỏng vấn này nhấn mạnh một điểm quan trọng: Các con đường sự nghiệp hấp dẫn thường có khởi nguồn phức tạp và chúng bác bỏ quan niệm rằng tất cả những gì bạn cần làm là theo đuổi đam mê.
Nhận định này có thể khá bất ngờ với những người đã đắm mình quá lâu trong ánh hào quang của thuyết đam mê. Tuy nhiên, nó lại chẳng gây ngạc nhiên cho các nhà khoa học, những người đã tìm hiểu về sự thỏa mãn trong công việc thông qua các nghiên cứu được bình duyệt nghiêm ngặt. Nhiều thập niên qua họ đã rút ra các kết luận tương tự, nhưng cho đến ngày nay, vẫn không có nhiều người trong lĩnh vực hướng nghiệp thật sự nghiêm túc để tâm đến các kẽt luận này. Tiếp theo đây tôi muốn hương sự chú ý của bạn đến những nỗ lực nghiên cứu đã bị bỏ qua này.
KHOA HỌC CỦA NIỀM ĐAM MÊ
Tại sao có một số người yêu công việc của mình trong khi số khác lại không? Sau đây là tóm tắt các nghiên cứu khoa học xã hội trong lĩnh vực này của CliffsNotes: có rất nhiều lý do phức tạp dẫn đến sự thỏa mãn trong công việc, nhưng quan niệm tìm một công việc phù hợp với niềm đam mê tồn tại sẵn có không nằm trong số những lý do này.
Để giúp bạn hiểu rõ hơn về thực tế được tiết lộ trong nghiên cứu này, sau đây là ba trong sổ rất nhiều kết luận thú vị mà tôi bắt gặp:
Kết luận #1: Đam mê nghề nghiệp là rất hiếm hoi
Năm 2002, một nhóm nghiên cứu do nhà tâm lý học người Canada Robert J. Vallerand dẫn đầu đã thực hiện một cuộc khảo sát bao quát với một nhóm 539 sinh viên đại học Canada. Cuộc khảo sát được thiết kế đề trả lời hai câu hỏi quan trọng: Những sinh viên này có niềm đam mê hay không? Nếu có, thì đam mê đó là gì ?
Cốt lõi của thuyết dam mê nằm ở sự giả định rằng tất cả chúng ta đều dam mê một thứ gì đó và nó đang chờ đợi ta khám phá. Thử nghiệm này nhằm kiềm tra độ xác thực của giả định trên, và đây là kết quả: 84% sinh viên thực hiện khảo sát được xác định là có một niềm dam mê nào đó. Thông tin này quả là tin vui với những ai ủng hộ thuyết dam mê, cho đến khi ta đào sâu hơn về các niềm dam mê này. Sau đây là 5 niềm đam mê cao nhất: khiêu vũ, khúc côn cầu (tôi muốn nhắc bạn nhớ rằng đây là những sinh viên Canada), trượt tuyết, đọc sách và bơi lội. Mặc dù những hoạt động trên rất quan trọng với các sinh viên này, nó lại chẳng giúp ích gì trong việc lựa chọn một công việc cả. Trên thực tế, có ít hơn 4% trong tổng sổ những niềm đam mê được khảo sát có liên quan đến công việc hoặc học tập, 96% còn lại là những sở thích như thề thao và nghệ thuật.
Bạn hãy dành một chút thời gian đề suy ngẫm về kết quả này, bởi vì rõ ràng là nó đánh một cú thật mạnh vào thuyết đam mê. Làm sao chúng ta có thề theo đuổi niềm đam mê nếu như chúng ta không có bất kỳ niềm đam mê nào liên quan đến công việc để mà theo đuổi? Chí ít là đổi với các sinh viên Canada này, phần lớn trong sổ họ sẽ phải cần một chiến lược khác đề lựa chọn sự nghiệp cho mình.
Kết luận #2: Đam mê cần có thời gian
Amy Wrzesniewski là một giáo sư nghiên cứu tại Đại học Yale về hành vi trong các tổ chức. Bà đã thực hiện một cuộc nghiên cứu về cách người khác nghĩ như thế nào về công việc của họ. Khi còn là một nghiên cứu sinh, nghiên cứu đột phá của bà được đăng trên tờ Journal of Research in Personalfty (Tạp Chí Nghiên Cứu Tính Cách). Nghiên cứu này khám phá sự khác biệt giữa một công việc, một sự nghiệp, và một sứ mệnh. Theo định nghĩa của Wrzesniewski, công việc là một cách để trả tiền cho các hóa đơn, sự nghiệp là một con đường đưa đến các công việc tốt hơn, và sứ mệnh được định nghĩa là một công việc đóng vai trò quan trọng trong cuộc đời bạn và nó là một phần không thể thiếu để tạo nên con người bạn.
Wrzesniewski khảo sát các nhân viên đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bác sĩ cho đến lập trình viên rồi nhân viên văn phòng, và bà phát hiện ra rằng phần lớn mọi người phân loại công việc của mình vào một trong ba hạng mục trên. Có thể lý giải cho việc phân loại khác nhau này là một số công việc tốt hơn các công việc khác. Lấy ví dụ, thuyết đam mê cho rằng những nghề nghiệp nào phù hợp với các đam mê thường thấy, như trở thành bác sĩ hay giáo viên, sẽ có một lượng lớn người xem chúng như một sứ mệnh, trong khi những công việc kém hào nhoáng hơn – loại công việc mà chẳng ai mơ ước – gần như sẽ không một ai coi là sứ mệnh cả. Để kiểm chứng cho lời giải thích này, Wrzesniewski xem xét một nhóm nhân viên có cùng một vị trí và trách nhiệm công việc gần giống nhau: trợ lý hành chính trong trường đại học. Bà ngạc nhiên khi phát hiện ra số nhân viên xem vị trí của mình như một công việc, một sự nghiệp, hay một sứ mệnh gần như là bằng nhau. Hay nói một cách khác, chỉ xét loại công việc không thôi thì chưa hẳn có thể dự đoán được một người sẽ yêu thích nó đến mức nào.
Tuy nhiên, những người ủng hộ thuyết đam mê có thể tranh luận rằng một vị trí như trợ lý hành chính tại trường đại học sẽ thu hút nhiều kiểu nhân viên đa dạng. Một số người có thể tìm đến công việc này vì họ có đam mê được học cao hơn và vì thế sẽ yêu thích công việc này, trong khi một số khác có thể nhận công việc này vì những lý do khác nhau, do nó ổn định và có nhiều phúc lợi, và chính vì thế sẽ không đánh giá nó cao bằng những người khác.
Nhưng Wrzesniewski chưa dừng lại ở đây. Bà khảo sát những trợ lý này để tìm ra lý do vì sao họ lại nhìn nhận công việc của mình khác nhau như vậy, và bà khám phá ra rằng nhân tố dự báo mạnh nhất đối với những trợ lý xem công việc của mình như một sứ mệnh chính là số năm làm công việc này Hay nói cách khác, người trợ lý càng nhiều kinh nghiệm, thì càng có nhiều khả năng cô ấy yêu thích công việc của mình.
Kết quả này lại giáng thêm một đòn thật mạnh nữa vào thuyết đam mê. Trong nghiên cứu của Wrzesniewski, những nhân viên hạnh phúc và hăng hái nhất không phải là những người theo đuổi đam mê của mình, mà là những người đã ở lại đủ lâu để trở nên giỏi giang trong công việc họ làm. Nếu nghĩ kỹ, điều này hoàn toàn hợp lý. Nếu bạn có nhiều năm kinh nghiệm, nghĩa là bạn đã có thời gian để trở nên tốt hơn trong những gì mình làm và đã biết thế nào là làm việc hiệu quả. Nó cũng đồng thời cho bạn thời gian để phát triển những mối quan hệ gắn bó với đồng nghiệp và nhìn thấy những lợi ích mà công việc mình làm đem lại cho người khác. Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây là lời giải thích này dù hợp lý nhưng lại đi ngược lại với thuyết đam mê – một giả thuyết nhấn mạnh rằng hạnh phúc sẽ đến tức thì khi bạn tìm được một công việc phù hợp với đam mê của mình.
Kết luận #3: Đam mê là hiệu ứng phụ đến từ sự tinh thông
Không lâu sau khi tác giả Daniel Pink nói về quyển sách Drive (Động Lực) của ông trong bài thuyết trình TED với tựa đề “On the Surprising Science of Motivation”(Sự Bất Ngờ Trong Khoa Học về Động Lực), ông cho biết mình đã bỏ ra nhiều năm nghiên cứu về động lực của con người. Ông nói, “Nếu bạn xem xét theo góc độ khoa học, có một sự bất tương ứng giữa những gì khoa học khám phá và những gì các công ty đang làm.”Khi Pink nói về “những gì khoa học khám phá”, ông ấy đang ám chỉ, phần lớn, đến một mô hình lý thuyết 40 năm tuổi được biết đến với cái tên Thuyết Tự Quyết (Self-Determination Theory – SDT), và có thể nói rằng đây là sự hiểu biết tốt nhất mà nền khoa học hiện tại có được về lý do tại sao một số nghề nghiệp lại tạo động lực cho chúng ta, trong khi số khác lại không.
- SDT cho rằng động lực, nơi công sở hay nơi nào khác, đòi hỏi bạn phải đáp ứng được ba nhu cầu tâm lý cơ bản – những yếu tố được miêu tả như “chất dinh dưỡng”cần thiết để bạn có được nguồn động lực thúc đẩy trong công việc của mình:
- Sự tự chủ: là cảm giác bạn nắm quyền kiểm soát một ngày của mình, và những gì bạn làm là quan trọng.
- Năng lực: là cảm giác bạn thuần thục công việc mình làm.
- Sự liên kết: là cảm giác kết nối với người khác.
Nhu cầu cuối cùng là nhu cầu ít gây ngạc nhiên nhất: Nếu gắn kết với mọi người trong công sở, bạn sẽ yêu thích công việc của mình hơn. Nhưng hai nhu cầu đầu tiên mới thú vị. Ví dụ, rõ ràng ta có thể thấy sự tự chủ và năng lực có liên quan với nhau. Trong hầu hết công việc, khi trở nên tốt hơn, bạn không chỉ có cảm giác mãn nguyện xuất phát từ việc làm tốt công việc của mình, mà bạn còn được tưởng thưởng bằng nhiều quyền kiểm soát hơn đối với trách nhiệm của mình. Kết quả này đã lý giải cho các khám phá của Amy Wrzesniewski: Có lẽ những người làm công việc trợ lý có nhiều năm kinh nghiệm yêu thích công việc của họ là vì họ đã có thời gian xây dựng năng lực và sự tự chủ mang đến cảm giác hứng thú này.
Một điểm thú vị ngang ngửa khác nằm ở những điều mà danh sách nhu cầu tâm lý căn bản này không đề cập tới. Hãy để ý rằng các nhà khoa học không xem “việc tìm một công việc phù hợp với đam mê sẵn có”là một phần quan trọng để tạo ra động lực. Ngược lại, những thứ mà họ đã tìm được có tính tổng quát hơn và không phụ thuộc vào một công việc cụ thể nào cả. Lấy ví dụ, hầu hết mọi người đều có thể đạt được năng lực và sự tự chủ trong một loạt những công việc khác nhau – giả định rằng họ sẵn sàng nỗ lực hết mức để đạt đến sự tinh thông. Thông điệp này dĩ nhiên không truyền được cảm hứng như thông điệp “theo đuổi đam mê của bạn và hạnh phúc ngay lập tức sẽ đến,”nhưng rõ ràng nó cho ta thấy sự thật. Hay nói cách khác, làm việc đúng vượt trội hơn hẳn tìm đúng việc.
—
Chương 3: Đam Mê Rất Nguy Hiểm
Trong chương này, tôi tranh luận về việc tin theo thuyết đam mê có thể khiến bạn kém hạnh phúc hơn.
TÍNH NGUY HIỂM CỦA THUYẾT ĐAM MÊ
Kể cả khi bạn đồng ý với luận điểm của tôi rằng thuyết đam mê có lỗ hổng, thì tại thời điểm này bạn vẫn có thể nói rằng, “Ai thèm quan tâm chứ!”Bạn có thể sẽ tranh luận rằng nếu thuyết đam mê có thể khuyến khích, thậm chí chỉ với một nhóm nhỏ người, rời bỏ công việc tồi tệ của mình hay thử nghiệm hướng đi mới với sự nghiệp của họ, vậy thì cũng đã tốt lắm rồi. Vậy thì câu chuyện thần tiên này có lan tỏa rộng rãi đến đâu cũng chẳng có gì đáng ngại.
Tôi không đồng ý. Càng nghiên cứu về vấn đề này, tôi càng nhận thấy thuyết đam mê thuyết phục mọi người rằng ở đâu đó có một công việc thần kỳ “thích hợp”đang chờ đợi họ, và nếu tìm thấy nó, họ sẽ ngay lập tức nhận ra rằng đây chính là công việc mà họ sinh ra để làm. Và dĩ nhiên, vấn đề là khi họ không tìm ra công việc này, những điều tồi tệ sẽ kéo đến, chẳng hạn như nhảy việc liên tục hoặc tự nghi ngờ chính bản thân mình.
Chúng ta có thể thấy ảnh hưởng này qua các số liệu. Cho dù tập trung tối đa vào việc theo đuổi đam mê và tìm kiếm công việc mà mình yêu thích, chúng ta vẫn không hạnh phúc hơn. Khảo sát của Conference Board năm 2010 về sự thỏa mãn trong công việc ở Mỹ cho thấy chỉ có 45% người Mỹ hài lòng với công việc của mình. Con số này giảm đều đặn từ mức 61% ở lần đầu tiên được ghi nhận vào năm 1987. Như Lynn Pranco – giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Người tiêu dùng của Board – cho hay đây không chỉ là một chu kỳ kinh tế tồi tệ: “Xuyên suốt chu kỳ lên và xuống của kinh tế trong hai thập niên vừa qua, con số thỏa mãn trong công việc đều có chiều hướng đi xuống.”Trong số những người trẻ, nhóm người quan tâm nhất đến vai trò của công việc trong cuộc đời họ, có 64% số người cho hay họ không hạnh phúc với công việc của mình. Đây là mức độ kém hài lòng cao nhất từng được đo lường qua khảo sát cho bất kỳ nhóm tuổi nào trong lịch sử hai thập niên vừa qua. Nói cách khác, thử nghiệm lấy đam mê làm trọng tâm trong sự nghiệp có thể được đánh giá là thất bại: Càng chú trọng vào việc yêu thích công việc mình làm, chúng ta càng khó có cảm giác thích thú.
Dĩ nhiên, những số liệu này không rõ ràng như các yếu tố khác đóng vai trò trong việc làm giảm niềm hạnh phúc trong công việc. Để hiểu hơn về vấn đề này, chúng ta có thể tìm hiểu các nguồn khác. Hãy cùng xem qua quyển sách nói về sự bất mãn của tuổi trẻ Quarterlife Crisis: The Unique Challenges of Life in Your Tiventies (Khủng Hoảng Đầu Đời: Thử Thách của Cuộc sống trong Những Năm 20 Tuổi) của hai tác giả Alexandra Robbins và Abby Wilner. Quyển sách này tổng hợp lại những câu chuyện của nhiều người trẻ trong độ tuổi 20, những người cảm thấy mất định hướng trong thế giới công việc. Lấy ví dụ của Scott, 27 tuổi, đến từ Washington, D.c.
Công việc của tôi lúc này không thể hoàn hảo hơn được nữa,”Scott cho biết. “Tôi lựa chọn theo đuổi sự nghiệp mà tôi biết rất rõ rằng mình yêu thích: chính trị… Tôi yêu thích văn phòng của mình, bạn bè của tôi… kể cả sếp tôi.”Tuy nhiên, những hứa hẹn hấp dẫn của thuyết đam mê khiến Scott tự hỏi liệu công việc hoàn hảo này đã đủ hoàn hảo chưa. “Nó không trọn vẹn,”cậu lo lắng khi suy ngẫm về công việc của mình rằng cũng như tất cả các công việc khác, công việc của cậu bao gồm những trách nhiệm khó khăn. Từ lúc đó, cậu bắt đầu lại hành trình tìm kiếm công việc của đời mình. Scott nói, “Tôi tự hứa với lòng rằng sẽ khám phá những lựa chọn thú vị khác. Nhưng tôi đang gặp khó khăn trong việc suy nghĩ về một sự nghiệp hấp dẫn.”
Jill, một bạn trẻ khác trong Quarterlife Crisis, cho hay, “Tôi tốt nghiệp đại học, và tôi không muốn điều gì khác ngoài việc tìm được công việc của đời mình.”Không có gì ngạc nhiên khi mọi công việc mà Jill thử qua đều không đáp ứng được chuẩn mực cao này.
Elaine, 25 tuổi, thất vọng nói, “Tôi thật sự không biết mình muốn làm gì nữa, đến nỗi tôi thậm chí không nhận ra tôi đang hy sinh những gì.”
Và cứ thế. Những câu chuyện ngày càng phổ biến ở mọi độ tuổi này, từ sinh viên cho đến những người trung niên, đều hướng đến cùng một kết luận: Thuyết đam mê không chỉ sai lầm, mà còn nguy hiểm nữa. Khuyên nhủ một người nào đó “theo đuổi đam mê”không chỉ đơn giản là một hành động của sự lạc quan ngây thơ, mà còn có thể là cơ sở tạo nên một sự nghiệp khiến người trong cuộc bối rối, băn khoăn và lo lắng.
VƯỢT KHỎI ĐAM MÊ
Trước khi tiếp tục, tôi cần nhấn mạnh một điểm rõ ràng rằng: Đối với một số người, theo đuổi niềm đam mê hoàn toàn có tác dụng. Lấy ví dụ, trong thư viện lưu trữ của Roadtrip Nation có một bài phỏng vấn của tờ Rolling Stone với nhà phê bình phim Peter Travers, ông khẳng định rằng từ khi còn là một đứa trẻ, ông đã luôn đem theo một quyển sổ vào rạp chiếu phim để ghi lại những suy nghĩ của mình, sức mạnh của đam mê thậm chí còn rõ ràng hơn khi bạn nhìn vào sự nghiệp của những cá nhân tài năng, chẳng hạn như các vận động viên chuyên nghiệp. Bạn khó mà tìm được một cầu thủ bóng chày chuyên nghiệp nào nói rằng họ không đam mê môn thể thao này từ nhỏ.
Khi tôi chia sẻ ý tưởng của mình thì một số người đã sử dụng các ví dụ kiểu như thế để gạt đi kết luận của tôi về niềm đam mê. Họ nói, “Đây là một trường hợp mà người này đã theo đuổi thành công đam mê của mình, chính vì thế ‘theo đuổi đam mê’ là một lời khuyên hữu ích.”Lập luận này thật sự rất thiếu sót. Chỉ thấy một vài trường hợp hiệu quả không có nghĩa là tất cả đều hiệu quả. Thay vào đó, chúng ta cần phải nghiên cứu một số lượng lớn và tìm hiểu xem cái gì phát huy tác dụng đối với đa số. Và khi bạn nghiên cứu một nhóm lớn những người đam mê công việc họ làm, như tôi đã làm khi thực hiện nghiên cứu cho quyển sách này, bạn sẽ thấy rằng hầu hết – không phải tất cả – sẽ kể cho bạn nghe một câu chuyện phức tạp hơn nhiều so với việc đơn giản tìm ra một đam mê tồn tại từ trước và theo đuổi nó. Chính vì vậy, những ví dụ như Peter Travers hay các vận động viên chuyên nghiệp là ngoại lệ. Hay có chăng thì những trường hợp hiếm có của họ nhấn mạnh thêm nhận định của tôi rằng đối với hầu hết mọi người, “theo đuổi đam mê”là một lời khuyên tồi tệ.
Kết luận này truyền cảm hứng cho một câu hỏi quan trọng tiếp theo: Không có thuyết đam mê dẫn dắt chúng ta, vậy thì chúng ta nên làm gì? Đây là câu hỏi mà tôi sẽ giải đáp trong ba quy tắc tiếp theo. Những quy tắc này ghi chép hành trình của tôi trong công cuộc tìm kiếm cách mà một người cuối cùng cũng thật sự yêu thích công việc mình làm. Nó thể hiện một sự chuyển hướng trong giọng văn tranh luận được sử dụng ở đây sang một thứ mang tính cá nhân hơn: những bằng chứng về nỗ lực của tôi trong việc nắm bắt sự phức tạp và mơ hồ của sự thật về hạnh phúc trong công việc. Khi đã hiểu rõ về thuyết đam mê rồi, bây giờ chúng ta có thể làm sáng tỏ một lời khuyên nghề nghiệp thực tế hơn nhưng đã bị che khuất trong bóng tối từ rất lâu. Quá trình này sẽ bắt đầu trong quy tắc tiếp theo mà tôi đã phát hiện ra khi tìm đến một nguồn thông tin ít ai nghĩ tới: một nhóm nhạc sĩ nhạc đồng quê đang luyện tập tại vùng ngoại ô Boston.