Cuốn sách “Lối sống tối giản thời công nghệ số” tập trung vào việc đề xuất những lập luận ủng hộ cho chủ nghĩa tối giản số. Cuốn sách bao gồm hai phần chính: giải thích lý do tại sao chủ nghĩa tối giản số hiệu quả và hướng dẫn cách áp dụng triết lý này vào cuộc sống.
Chìa khóa để áp dụng thành công triết lý này là nhận thức rằng vấn đề cốt lõi không nằm ở công nghệ mà chính là chất lượng cuộc sống của bạn. Khi bạn thử nghiệm những ý tưởng và phương pháp được giới thiệu trong sách, bạn sẽ dần nhận ra rằng chủ nghĩa tối giản số không chỉ đơn thuần là một tập hợp các nguyên tắc, mà còn là con đường dẫn đến một cuộc sống ý nghĩa trong thời đại công nghệ hiện nay, nơi các thiết bị thông minh len lỏi vào mọi ngóc ngách của đời sống.
Tác giả Cal Newport đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về tác động tiêu cực của việc sử dụng mạng xã hội không kiểm soát đối với sức khỏe tâm lý. Ông chỉ ra rằng hoạt động trực tuyến quá mức có thể đẩy con người đến những trạng thái cực đoan, dẫn đến căng thẳng và kiệt quệ về mặt cảm xúc.
Đọc cuốn sách các bạn sẽ trải qua 2 phần với các nội dung chính
Phần 1: Các nền tảng
1. Cuộc chạy đua vũ trang không cân sức
2. Tối giản hóa số
3. Dọn dẹp không gian số
Phần 2: Thực hành
4. Dành thời gian ở một mình
5. Đừng nhấn nút “thích”
6. Lấy lại sự thư giãn đã mất
7. Tham gia vào phong trào kháng lại sự chú ý
Kết luận
Việc khám phá những mối lo ngại này, từ việc lạm dụng đến mức nghiện các công nghệ số cho đến khả năng làm giảm quyền tự chủ, hạnh phúc, khơi dậy những cảm xúc tiêu cực và khiến con người xao nhãng khỏi những hoạt động có giá trị hơn, giúp chúng ta nhận thức rõ ràng hơn về mối quan hệ đáng lo ngại giữa con người và các công nghệ đang thống trị nền văn hóa hiện đại.
Cuốn sách “Lối sống tối giản thời công nghệ số” là một cẩm nang hữu ích giúp bạn sử dụng công nghệ một cách thông minh và hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sống. Mời các bạn đón đọc cuốn sách Lối Sống Tối Giản Thời Công Nghệ Số
► Sách khác bạn cũng sẽ thích:
*****
Mình đọc cuốn Lối Sống Tối Giản Thời Công Nghệ Số này sau khi đọc “Deep work” của tác giả, với gợi ý thử ngừng sử dụng MXH trong vòng 1 tháng.
Cuốn sách, giống như bao cuốn về lối sống tối giản khác, tập trung vào thứ có ý nghĩa mà bạn trân trọng nhất, và gạt bỏ những thứ làm bạn xao nhãng. Tối giản kỹ thuật số không phải yêu cầu bạn từ bỏ sử dụng MXH mà là sử dụng nó hợp lý hơn, ý nghĩa hơn, tạo ra giá trị hữu ích cho bạn hơn.
Có 1 thử thách ngừng sử dụng tài khoản MXH trong vòng 1 tháng để bạn đánh giá lại công nghệ số có ảnh hưởng đến cuộc sống, cảm xúc, mối quan hệ của bạn như thế nào. Cá nhân mình thấy có ý nghĩa vì đã nhiều lần theo thói quen mở tài khoản MXH để xem newfeeds, từ 10 phút trở thành vài giờ đồng hồ. Nếu bạn sử dụng MXH hàng ngày và không nhận ra điều đó thì có lẽ, một lần cần nhìn lại. Mình ngừng sử dụng (đang ở tuần thứ 4) và đã trải qua khá nhiều cảm xúc về việc muốn log in vào MXH khi rảnh và buồn chán chốc lát, nhưng rồi tất cả các app đã xóa mình mất vài giây để dừng lại không log in tiếp, lúc chán mình làm gì đó để không phải cầm điện thoại nữa. Challenge này cũng giúp mình làm 1 dự án nhỏ nhỏ (trang trí và sắp xếp lại phòng – bỏ rất nhiều đồ đạc), cảm xúc trở nên bình an và ổn định hơn, không đọc những tin tức fake news hay tiêu cực… Nhưng đồng thời, mình cũng trải qua những cảm xúc buồn bã, và cô đơn… vì ko biết bạn bè đang làm gì cuối cùng, giải pháp của mình đó là gọi điện rủ bạn đi ăn. Một conversation thực sự là khi bạn gặp người đó, nhìn người đó, trò chuyện và lắng nghe họ chứ không chỉ là những tin nhắn tức thời (instant messages), những nút likes hay comment thờ ơ trên facebook. Khi gặp gỡ trực tiếp, mối quan hệ cũng sẽ trở nên khăng khít hơn. Ngoài ra, mình cũng có thêm thời gian để dịch và viết bài cho website, làm việc tập trung hơn, có thời gian đọc sách, suy nghĩ tới plan tiếp theo…(thứ mà mình đã trì hoãn cả năm nay).
Cuốn sách, mình không nghĩ là có thể đưa ra giải pháp cho tất cả mọi người, nhưng có 1 vài gợi ý hữu ích, nếu ai chưa biết cách thức vận hành của social media để lôi kéo người dùng dành nhiều thời gian sử dụng app của họ, thì cũng có thể đọc để biết. Cuốn sách không quá xuất sắc, không bổ sung nhiều thông tin mới với cá nhân mình, nhưng bản thân vẫn thấy đây là cuốn đáng đọc đặc biệt trong thời đại social media không thể thiếu với nhiều người. Nhưng có lẽ đã đến lúc, chúng ta cần cân nhắc sử dụng nó sao cho hợp lý và hiệu quả hơn.
****
Mình nghĩ cuốn này ai cũng nên đọc để hiểu và từng bước thay đổi mối quan hệ của chúng ta với công nghệ/ social media. Ước chi sách có thêm 1 phần nói về sức khoẻ tinh thần dưới sự ảnh hưởng của smartphone, thời gian sử dụng social media ảnh hưởng tới lòng tự trọng/ tạo ra áp lực thế nào với cuộc sống hiện đại.
Sách giải thích rõ công nghệ chi phối/ điều khiển chúng ta thế nào. Phần nội dung lớn còn lại là cuộc thử nghiệm lối sống tối giản công nghệ cũng khá thú vị.
********
3 nguyên tắc sau khi mình đọc xong cuốn sách chủ nghĩa tối giản kỹ thuật số (The Principles of Digital Minimalism)
1. Cái giá đắt đỏ của sự bừa bộn (Clutter is Costly): Một digital minimalist sẽ hiểu rõ được việc dành nhiều thời gian và sự chú ý đến quá nhiều thiết bị công nghệ, ứng dụng và dịch vụ sẽ tạo nên một sự ảnh hưởng xấu nhất định và nuốt chửng chững lợi ích nho nhỏ mà mỗi thiết bị, ứng dụng đem lại cho người dùng.
2. Việc tối ưu hóa rất quan trọng (Optimization is important): Một digital minimalist tin rằng việc lựa chọn những thiết bị công nghệ hỗ trợ những gì họ coi trọng chỉ là bước đầu tiên. Để có thể khai thác tối đa lợi ích tiềm năng thì việc sử dụng những thứ đó như thế nào cũng rất quan trọng.
3. Hài lòng với sự chủ ý (Intentionality is satisfying): Một digital minimalist hài lòng với những cam kết họ đưa ra trong việc sử dụng thiết bị công nghệ một cách có chủ ý. Đại khái là những người theo chủ nghĩa tối giản kỹ thuật số luôn biết cách để không bị các thiết bị công nghệ chi phối mà ngược lại, chính họ mới là người sử dụng, “chi phối” công nghệ.
*****
Cuốn sách Chủ nghĩ tối giản công nghệ số không bác bỏ sự phát triển của công nghệ, mà hướng tới việc sử dụng công nghệ như một phương tiện hỗ trợ cho các giá trị thật sự ý nghĩa. Vì vậy, cần phải lựa chọn cẩn thận và có chủ đích để đem lại giá trị cao nhất.
Một số khái niệm mình tâm đắc sau khi đọc xong cuốn sách mà muốn chia sẻ với các bạn:
– Sự thay đổi thật sự không đến từ các mẹo vặt, mà phải đến từ việc nhận thức và thay đổi trong chính giá trị sống để có sự thay đổi bền vững.
– Có hẳn một chương dài nói về sự tĩnh lặng, mình rất ưng. Con người không được lập trình để được liên tục kết nối. Chỉ khi nào có khả năng đem sự tĩnh lặng vào cuộc sống thì mới có sự cân bằng và kết nối sâu sắc.
– Đừng bấm nút like. Có nhiều nghiên cứu về neuroscience liên quan đến hành vi con người là một thực thể xã hội. Khi giao tiếp đời thật, não bộ phải xử lí nhiều dấu hiện vi tế như ngôn ngữ cơ thể, biểu hiện nét mặt và âm điệu giọng nói. Khi giao tiếp bằng công nghệ số sẽ không tận dụng được hết các mạng lưới thần kinh xử lí vốn có hiệu suất cao. Điều này khiến các công cụ trên khó thoả mãn được đặc tính khao khát hoà nhập đời sống xã hội. Đó là lí do vì sao giá trị một lời bình luận hay nút thích tạo ra là rất nhỏ so với cuộc nói chuyện hay hoạt động chung ngoào đời thật. Hành động này rất rất dễ tạo ra lớp vỏ bọc giả mạo về sự hoà đồng với xã hội khiến tưởng rằng mình đang vun bồi tốt cho các mối quan hệ.
– Thoải mái với việc có thể bỏ lỡ nhiều thứ hay ho. Hiện tượng tâm lí này gọi là Fear Of Missing Out (FOMO).
Nhìn chung, đây là cuốn củng cố thêm cho mình cách sử dụng mạng xã hội một cách có chủ ý hơn, như một phương tiện hỗ trợ chứ không để bị thâu tóm vô thức. Cùng đọc sách với ebookvie chúng mình nhé