Mạng nhện của Charlotte – tác giả E.B. White (1899-1895) nhà viết tiểu luận đồng thời là cây viết cho tờ Người New York thời kỳ đầu, cũng là tác giả của những tác phẩm kinh điển cho trẻ em như: Chú chuột nhpr Sruart, Mạng nhện của Charlotte và chiếc kèn thiên nga… “Đọc “Mạng nhện của Charlotte” bạn sẽ tìm thấy hình ảnh của chính mình, dù rằng E.B. White chỉ viết về những con vật bé nhỏ.”
Mạng nhện của Charlote là một câu chuyện không chỉ dành cho thiếu nhi. Đây là một câu chuyện không dài nhưng đủ hấp dẫn, đủ lôi cuốn… Các tình tiết bất ngờ xoay quanh một chú ỉn con ngây thơ tên Wilbur và cô nhện đen tài giỏi Charlote. Một trang trại gia súc xôm tụ với Ngỗng mẹ nói nhiều, Chuột Templeton cáu kỉnh và ranh mãnh… Và còn nhiều, nhiều nữa các con vật. Mỗi con một tính, tạo nên trang trại sinh động và nhiều màu sắc, lúc nào cũng rôm rả… Câu chuyện có kết cấu đơn giản, nhẹ nhàng nhưng cũng lắm suy nghĩ.
– Bố mang rìu đi đâu thế? – Fern hỏi mẹ trong lúc hai mẹ con đang dọn bàn chuẩn bị bữa sáng.- Ra chuồng lợn con ạ – bà Arable trả lời. – Đêm qua có mấy con lợn con mới đẻ.- Con không hiểu tại sao bố lại cần đến rìu? – Fern, cô bé mới lên tám tiếp tục hỏi.
– À, – bà mẹ đáp – có một con lợn bị còi. Nó rất nhỏ và yếu, sẽ chẳng được tích sự gì. Vì vậy bố quyết định bỏ nó.- Bỏ nó ư? – Fern kêu lên. – Mẹ định nói là giết nó ư? Chỉ vì nó nhỏ hơn các con khác thôi sao?Bà Arable đặt bình kem lên bàn.- Đừng có la lối om sòm, Fern! – Bà nói. – Bố con làm thế là phải. Đằng nào thì con lợn cũng chết.
Fern xô ghế sang một bên và chạy vụt ra ngoài. Cỏ ẩm ướt và đất tỏa hương xuân. Khi Fern đuổi kịp bố thì đôi giày vải của cô bé đã ướt đẫm.- Bố đừng giết nó! – cô thổn thức. – Như thế là bất công.Ông Arable dừng bước.- Fern, – ông dịu dàng nói – con phải học cách tự chủ mới được.- Tự chủ ư? – Fern kêu lên – Đây là chuyện sống chết mà bố lại nói đến tự chủ. – Nước mắt lăn dài trên má Fern, cô bé níu lấy cái rìu, giằng khỏi tay bố.- Fern – ông Arable nói, – bố biết nhiều hơn con về việc nuôi một lứa lợn nhỏ. Một con yếu sẽ đẻ ra rất nhiều phiền phức. Giờ thì đi thôi!- Nhưng điều đó thật bất công – Fern kêu lên – con lợn biết làm thế nào khi sinh ra bị nhỏ như vậy? Nếu khi mới đẻ con cũng bé như thế, liệu bố có giết con không?Ông Arable mỉm cười:- Tất nhiên là không rồi – ông âu yếm nhìn con và trả lời, – nhưng điều này lại khác đấy. Một cô bé là một chuyện, một con lợn còi lại là chuyện khác.- Con chẳng thấy có gì khác cả! – Fern đáp lại, tiếp tục đu lên chiếc rìu. – Đây là chuyện bất công khủng khiếp nhất mà con từng biết.Một vẻ lạ lùng hiện trên nét mặt ông John Arable. Dường như chính ông cũng sắp kêu lên.
– Thôi được, – ông nói – Con về nhà đi và bố sẽ mang con lợn còi về. Bố sẽ để con nuôi nó bằng bình sữa, giống như một em bé. Khi đó con sẽ thấy con lợn có thể gây ra bao rắc rối.
Khoảng nửa giờ sau ông Arable về nhà, ông cắp theo một chiếc hộp các-tông dưới nách. Fern đang thay giày trên gác. Bàn ăn đã được bày sẵn, cả gian phòng thơm nức mùi cà phê, thịt muối, mùi vữa ẩm và khói củi tỏa ra từ bếp lò.- Đặt nó lên ghế của con bé ấy! – Bà Arable nói. Ông Arable đặt chiếc hộp xuống chỗ ngồi. Rồi ông đi rửa tay.Fern chậm chạp xuống cầu thang. Mắt cô bé đỏ ngầu vì khóc. Khi đến gần ghế của mình, cô thấy chiếc hộp lắc lư và từ đó phát ra tiếng sột soạt. Fern nhìn bố. Một con lợn con mới đẻ đang giương mắt nhìn cô. Thân nó màu trắng. Nắng chiếu rọi qua tai nó, biến nó thành màu hồng.
– Nó là của con, – ông Arable nói – Con đã cứu nó khỏi chết yểu. Và có thể Chúa nhân từ sẽ tha thứ cho sự ngu ngốc này của bố.Fern không rời mắt khỏi con lợn tí hon. “Ồ – cô bé nghĩ thầm – Ồ, hãy nhìn xem này, nó thật hoàn hảo”.
…
Mời các bạn đón đọc Mạng Nhện của Charlotte của tác giả E. B. White.