“Mảnh gốm vỡ” là tác phẩm đạt giải Newbery năm 2002 – một giải thưởng sách có từ năm 1922 của hiệp Hội dịch vụ Thư viện dành cho trẻ em Mỹ trao tặng hàng năm cho các tác giả có đóng góp đặc sắc trong văn học thiếu nhi Mỹ.
Đây là quyển sách đề cao giá trị gia đình, tôn vinh nghề gốm, có pha chút phiêu lưu mạo hiểm. Những thủ thuật của nghề gốm ở Triều Tiên, thế kỷ thứ 12, đã đạt tới mức tinh xảo chưa từng có vượt cả Trung Quốc.
Cuốn sách sẽ đưa bạn vào cuộc phiêu lưu cùng Mộc Nhĩ, một cậu bé mồ côi, sống cùng Bác Sếu, một người khuyết tật ở dưới gầm cầu tại một ngôi làng bên bờ biển Triều Tiên và khám phá những thủ thuật, công đoạn làm gốm của quốc gia được xem là bậc thầy ở thế kỷ 12. Cậu rất thích nghề gốm, vì thế thường lén xem ông Min, một người thợ nổi tiếng với những tác phẩm tinh xảo làm việc. Cậu được ông Min nhận làm thợ phụ việc, và giao cho trọng trách là đem một cặp bình tuyệt tác của ông lên kinh thành dâng lên cho sứ thần Kim, để được vinh dự là người thợ cung cấp đồ sứ cho triều đình. Giữa đường, cậu bị hai tên cướp đón đầu và rồi, Mộc Nhĩ bị đẩy vào bước đường phiêu lưu rong ruổi trên đất Triều Tiên, vượt qua bao gian khó, nguy hiểm, với mãnh gốm vỡ làm hành trang…
Cậu bé Mộc Nhĩ là tấm gương cho sự chịu khó tìm tòi học hỏi, có ý chí vươn lên trong cuộc sống, bên cạnh đó cũng không quên ơn người đã cưu mang mình khi khó khăn.
Chuyện xoáy mạnh vào những ngóc ngách của nghề gốm, nhưng chính những giá trị gia đình mới là sợi chỉ xuyên suốt quyển sách này. Có thể nói đây là một cuôn sách nói về cái đẹp và hành trình gian nan đi tìm cái đẹp.
Truyện Mảnh gốm vỡ được dịch từ nguyên bản tiếng Anh A Single Shard của nữ nhà văn người Mỹ (gốc Triều Tiên) Linda Sue Park.
Câu chuyện kể về cậu bé mồ côi tên Mộc Nhĩ sống ở đất nước Triều Tiên vào thế kỷ 12. Cậu sống với bác Sếu, một ông lão thọt chân, ở dưới gầm cầu làng gốm Chulpo. Với mơ ước trở thành thợ gốm, một giấc mơ mà không ai ở vị trí cậu dám mơ tới hay có thể đạt được, cậu đã không quản vất vả, nặng nhọc đi phụ việc cho ông thợ cả Min. Hồi đó, nghề gốm là nghề cha truyền con nối. Mà đối với bác Min, cậu chỉ là người dưng thì làm sao có thể được dạy nghề. Thế là cậu đành lén xem ông Min làm việc.
Sau này, Mộc Nhĩ được bác Min giao cho trọng trách đem một cặp bình tuyệt tác của ông lên kinh thành dâng lên cho sứ thần Kim, để được vinh dự là người thợ cung cấp đồ sứ cho triều đình. Giữa đường, cậu bị hai tên cướp đón đầu và rồi, Mộc Nhĩ bị đẩy vào bước đường phiêu lưu rong ruổi trên đất Triều Tiên, vượt qua bao gian khó, nguy hiểm, với mảnh gốm vỡ làm hành trang…
“Mộc Nhĩ là tên của loài nấm mọc trên những thân cây chết; chúng sống trên gỗ mục, chẳng hề nhờ vả vào nguồn dưỡng chất từ cha mẹ”, và cái tên này dường như rất hợp với cậu bé trong truyện. Cậu là tấm gương cho sự chịu khó tìm tòi học hỏi, có ý chí vươn lên trong cuộc sống, bên cạnh đó cũng không quên ơn người đã cưu mang mình khi khó khăn.
Thông qua việc miêu tả những ngóc ngách của nghề gốm cùng với cuộc phiêu lưu của Mộc Nhĩ, tác giả không chỉ đơn thuần muốn nói về cái đẹp và hành trình gian nan đi tìm cái đẹp, mà còn muốn nhấn mạnh về những giá trị gia đình, về tình thương người, lòng biết ơn, thái độ lễ phép, tính kiên trì, nhẫn nại, lòng quyết tâm, can đảm…
Một cuốn sách sẽ khiến bạn hài lòng.
Linda Sue Park là một tác giả người Mỹ viết về văn học thiếu nhi. Park đã xuất bản tiểu thuyết đầu tiên của cô, Seesaw Girl vào năm 1999. Đến nay, cô đã viết 6 tiểu thuyết dành cho thiếu nhi và 5 sách hình ảnh cho độc giả nhỏ tuổi. Park đã đạt được sự nổi bật khi cô nhận được giải thưởng uy tín Newbery 2002 cho cuốn tiểu thuyết Mảnh gốm vỡ.
Cô là tác giả của cuốn sách thứ chín trong bộ phim bom tấn 39 Manh Mối, cuốn sách mới của cô sẽ ra mắt vào mùa hè năm 2010. Sẽ có mười tập cho series này, trong đó 9 quyển do Park viết.
“Này, Mộc Nhĩ! Bữa nay lại đói nữa rồi chứ gì?” – Bác Sếu gọi toáng lên khi thấy chú bé Mộc Nhĩ ló ra gần cây cầu.
Những người no đủ trong làng thường lịch thiệp chào hỏi nhau bằng câu chào quen thuộc: “Hôm nay nhà bác được bữa no chứ ạ?”. Riêng Mộc Nhĩ và người bạn già của nó đảo ngược câu chào ấy để làm trò bông đùa riêng giữa hai người.
Mộc Nhĩ nắm chặt cái bao nhỏ căng phồng đeo bên hông. Nó muốn giấu cái tin mừng này, nhưng niềm vui cứ trào ra ngoài: “Bác Sếu ơi! Lời chào của bác chỉ đúng vào lúc này thôi, chiều nay mọi chuyện sẽ khác!” Mộc Nhĩ giơ cao cái bao lên. Nó khoái chí thấy bác Sếu tròn mắt ngac nhiên và biết bác ấy sẽ đoán ra ngay lập tức – chỉ một thứ có thể làm cái bao tròn trặn và căng phồng như thế. Không phải đầu củ cà rốt hay những mẩu xương gà nhô ra thụt vào lởm chởm đâu nhé. Không dám đâu, cái bao đựng đầy gạo.
…
Mời các bạn đón đọc Mảnh Gốm Vỡ của tác giả Linda Sue Park.