Cuốn sách “Mặt Trời Tâm Thức” của Osho mở đầu bằng việc nhấn mạnh sự hiện diện của một thứ duy nhất giữa bóng tối và ánh sáng, thay vì hai thứ riêng biệt như chúng ta thường nghĩ.
Osho mô tả rằng những gì chúng ta gọi là bóng tối thực chất chỉ là ít ánh sáng hơn, và những gì chúng ta gọi là ánh sáng chỉ là ít bóng tối hơn. Sự khác biệt giữa hai khái niệm này chỉ là về mức độ, không phải là về bản chất.
Ông giải thích rằng một số loài chim có thể nhìn thấy trong bóng tối vì đôi mắt của chúng có khả năng nhìn thấy các tia sáng mờ nhưng đôi mắt của con người lại không thể. Tuy nhiên, nếu ánh sáng quá chói lòa, đôi mắt của con người sẽ bị mù và không thể nhìn thấy gì.
Osho kết luận rằng sự khác biệt giữa bóng tối và ánh sáng không nằm ở bản chất mà là ở mức độ. Không có sự khác biệt về bản chất giữa chúng, chỉ có sự khác biệt về mức độ.
——
Những người bạn yêu quý của tôi,
Năm ngoái, tại hội nghị thế giới của các nhà nghiên cứu sinh học, vị chủ tịch hiệp hội sinh học nước Anh tên là Badkun đã đưa ra tuyên bố. Tôi muốn bắt đầu buổi thuyết giảng hôm nay với tuyên bố đó. Ông ta đã nói một điều rất có ý nghĩa trong tuyên bố đó rằng, sự tiến hóa của loài người không phải là việc bổ sung một cái gì đó mới, mà là sự rơi rụng của một vài trở lực cũ. Trong sự tiến hóa của con người, không gì được bổ sung thêm mà chỉ là những gì ẩn chứa bên trong con người trở nên rõ ràng, hiển hiện. Chỉ có những trở lực bên trong là bị gạt ra bên ngoài. Nếu bạn so sánh con người với thú vật thì con người không có gì nhiều hơn con vật; đúng hơn là con người có ít hơn. Những trở lực trong con vật đã bị rơi rụng trong con người, và những gì tiềm tàng trong con vật đã biểu lộ trong con người.
So sánh với con vật thì cây cối có nhiều trở lực trong nó hơn. Nếu chúng rơi rụng thì cây cối sẽ biến thành con vật. Nếu trở lực của con vật bị rơi rụng thì con vật sẽ biến thành con người. Nếu trở lực của con người bị bỏ rơi thì bất kỳ điều gì còn lại cũng được gọi là Thượng đế. Nếu tất cả mọi trở lực bị bỏ rơi thì tất cả mọi tiềm năng im lìm trở nên biểu lộ một cách hoàn hảo, vậy thì bất kỳ tên nào mà chúng ta gán cho nó cũng đều là năng lượng của linh hồn, Thượng đế hay bất kỳ điều khác, thậm chí chúng ta không muốn cho nó cái tên thì nó cũng sẽ là như vậy. Con người có những trở lực bên trong do vậy họ không có khả năng ptr. Badkun không liên quan gì với vấn đề tâm linh nhưng tuyên bố của ông ta chính xác là như vậy: hai mươi lăm thế kỷ trước Đức Phật cũng đã chỉ ra như vậy sau khi người chứng ngộ.
Vào ngày mà Đức Phật chứng ngộ, mọi người đã hỏi, “Thầy đã đạt được điều gì?” Đức Phật nói, “Tôi không đạt được điều gì mà chỉ là, những gì đã có ở trong tôi đã trở nên biểu lộ rõ ràng, trở thành nhận biết với tôi. Tôi đã không đạt được gì, những gì tôi đã có, tôi đã mơ ngủ về nó thì nay tôi đã thức tỉnh đối với nó”. Đức Phật còn nói, “Tôi muốn nói với các ông rằng, thậm chí đã từng có sự ngu dốt, đã từng có điều vô nghĩa và nay nó đã biến mất, về những gì đạt được, tôi có thể nói rằng, tôi đã có trước đó, nhưng tôi chỉ không nhận biết được nó mà thôi”.
Không có sự khác nhau trong tuyên bố của Badkun và của Đức Phật. Nhưng tuyên bố của Badkun đưa ra liên quan đến các loài thấp hơn loài người, và tuyên bố của Đức Phật đưa ra liên quan đến cá thể đã vượt lên trước con người. Quá trình thiền không đưa bạn vào một vài cuộc đời mới, mà chỉ giới thiệu bạn tới thế giới mới, ở đó bạn đã sống từ cuộc đời này tới cuộc đời khác. Quá trình thiền không bổ sung thêm cho bạn bất kỳ điều gì, nó chỉ lấy đi những gì sai; cắt bỏ, lột đi.
Một người nào đó nói với nhà điêu khắc rằng ông ta đã chế tác một pho tượng quá đẹp. Nhà điêu khắc nói, “Tôi không tạo ra nó. Tôi chỉ đi ngang qua con đường và pho tượng ở tảng đá đó đã gọi tôi. Tôi chỉ cắt bỏ đi những phần không cần thiết của tảng đá và thế là pho tượng xuất hiện. Tôi không thêm vào bất kỳ thứ gì. Tôi chỉ bỏ đi vài thứ”.
Nếu cắt bỏ cái xấu trong con người thì tiềm năng tiềm ẩn bên trong con người đó trở nên biểu lộ rõ ràng. Thượng đế không có gì khác với con người. Đó chỉ là tên của năng lượng tiềm ẩn bên trong con người. Nhưng như chúng ta đây, có rất nhiều đất sét trộn lẫn với vàng. Nếu đất sét bị lột bỏ thì vàng sẽ trở nên hiển hiện rõ ràng.
Cho nên đối với thiền, điều đầu tiên tôi phải nói với bạn rằng, những gì bạn sẽ có trong những thời điểm cuối cùng của sự trưởng thành trong thiền, thực ra bạn đã là bạn, ở đây và bây giờ. Thiền không bổ sung bất kỳ điều gì vào bạn mà nó sẽ bỏ đi vài thứ. Nó sẽ cắt bỏ một vài thứ sai, vài thứ xấu xa khỏi bạn. Nó sẽ phá hủy một vài thứ không cần thiết và những gì có ý nghĩa sẽ được tạo cơ hội để biểu lộ toàn bộ. Không có gì mới được bổ sung, chỉ những trở lực cũ sẽ bị bỏ lại. Những thử nghiệm, những bài tập chúng ta sẽ tiến hành trong bốn ngày tới chỉ để bỏ rơi những trở lực, đó là những thử nghiệm, những bài tập rất sống động, rất tinh tế. Tất cả những người sẽ sẵn sàng thực hiện nó một cách thành tâm thì kết quả sẽ đến với họ là điều chắc chắn. Việc hiểu nghĩa của từ “thành tâm” là điều rất tốt.
Tôi ngụ ý từ “thành tâm” có nghĩa là những người đó sẽ thực sự thử nghiệm; đối với họ có kết quả là điều chắc chắn. Chỉ có những người không muốn thực hiện thì sẽ không thu được kết quả. Và họ cũng không thể hy vọng kết quả. Tôi không yêu cầu bạn phải có bất kỳ khả năng nào khác. Không, không phẩm chất, không năng lực nào là cần thiết. Chỉ yêu cầu một phẩm chất duy nhất đó là, những gì tôi sẽ nói với các bạn trong thời gian bốn ngày, các bạn phải thực hiện cho tốt. Những gì tôi sẽ nói để các bạn làm trong thời gian đó là rất đơn giản, không có khó khăn gì. Thậm chí một đứa trẻ nhỏ cũng có thể thực hiện. Cho nên tôi sẽ giải thích cho bạn thử nghiệm đó. Nó rất đơn giản.
Tất cả những điều có ý nghĩa đều rất đơn giản. Những điều tầm thường, vô nghĩa là rất phức tạp và khó hiểu. Tất cả mọi sự thật đều đơn giản, mọi sự giả dối đều phức tạp.
Nhưng chúng ta là những con người kỳ lạ! nếu một cái gì đó phức tạp và khó hiểu thì chúng ta nghĩ rằng nó phải là một cái gì đó như là sự thật rất sâu sắc, rất uyên thâm. Không phải như vậy. Tất cả mọi sự thật của cuộc đời đều đơn giản như hai cộng hai bằng bốn. Chỉ có sự giả dối mới khó hiểu. Sự giả dối phải là phức tạp, khó hiểu bởi vì nếu nó đơn giản thì nó sẽ bị vạch trần là giả dối. Sự giả dối phải luẩn quẩn, loanh quanh một cách ranh mãnh sao cho nó không thể bị vạch trần là giả dối. Sự thật tồn tại hiên ngang và trần trụi. Như là chính nó, phải là chính nó. Không cần thiết phải thay đổi hoặc che giấu bộ mặt. Đó là lý do tại sao tất cả những vấn đề khó khăn được nói đến trong cuộc sống nói chung đều là giả dối. Tất cả những vấn đề đúng đắn được nói đến trong cuộc sống nói chung đều đơn giản và minh bạch. Đó là Upanishad, là Geeta, là Koran, hoặc Mahavira, chúng đơn giản như là hai cộng hai bằng bốn.
Sự thử nghiệm mà tôi nói với bạn là rất đơn giản. Nó sẽ mang đến những kết quả ngạc nhiên. Thử nghiệm này có bốn giai đoạn, mỗi giai đoạn mười phút. Trong ba giai đoạn đầu, bạn làm một cái gì đó và trong giai đoạn thứ tư, bạn không phải làm bất kỳ điều gì. Bạn phải chờ đợi để năng lượng Thượng đế để thực hiện một điều gì đó. Trong giai đoạn đầu, thử nghiệm liên quan đến việc thở nhanh trong vòng mười phút. Trong mười phút bạn phải thở như ống bễ của người thợ rèn. Bạn phải thở nhanh nhất có thể, hơi thở phải vào sâu nhất có thể. Hơi thở phải được sử dụng như ống bễ lò rèn. Đầu tiên, năng lượng sống tiềm ẩn im lìm trong chúng ta bị đánh thức khi hơi thở va chạm rất mạnh. Có lẽ, bạn không biết rằng trong các cơ thể của chúng ta, không phải chỉ trong một cơ thể, năng lượng tiềm ẩn im lìm trong tất cả các trạng thái sống là một dạng của điện năng. Điện hữu cơ này là một dạng năng lượng-sống. Điện năng càng nhận nhiều oxy càng thức tỉnh một cách mãnh liệt. Đây là lý do tại sao con người chết vì không có oxy, nhưng thậm chí một người nào đó bên bờ vực của cái chết và oxy được tiếp vào, ít nhất người đó có thể sống thêm một thời gian nữa.
—-
Tác giả Osho, tên thật là Chandra Mohan Jain, là một nhà thần học, giáo sư và nhà triết học Ấn Độ nổi tiếng. Ông sinh ngày 11 tháng 12 năm 1931 ở Kuchwada, một làng nhỏ ở miền trung Ấn Độ. Osho được biết đến với tư tưởng và triết lý về sự tự giác, tình yêu, và đặc biệt là với phong cách sống thiền định độc đáo mà ông giáo dục.
Cuộc đời của Osho được đánh dấu bởi sự đổi mới và gây tranh cãi. Ông là một người lãnh đạo tinh thần, nhưng cũng gặp nhiều tranh cãi vì những ý kiến và hành động gây sốc. Osho đã thành lập cộng đồng Thiền định Rajneeshpuram ở Oregon, Hoa Kỳ, nhưng sau đó bị buộc tội về các hành vi phạm tội và bị trục xuất khỏi nước này vào những năm 1980.
Sự nghiệp của Osho bao gồm việc viết nhiều sách với chủ đề rộng lớn, từ thiền định, tình yêu, đến vấn đề xã hội và văn hóa. Một số tác phẩm nổi tiếng của ông bao gồm “Bhagavad Gita: Talks on the Songs of Kabir” và “The Book of Secrets.” Phong cách viết của Osho thường gây ấn tượng mạnh mẽ và thách thức đối với người đọc.
Osho qua đời vào ngày 19 tháng 1 năm 1990 tại Pune, Ấn Độ. Tuy ông không còn sống nhưng tác phẩm và tư tưởng của Osho vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến nhiều người trên khắp thế giới. Cộng đồng và trung tâm thiền định mang tên Osho vẫn tồn tại và thu hút người học và người tìm kiếm sự tự giác.
Mời các bạn đón đọc cuốn sách Mặt Trời Tâm Thức của tác giả Osho