Tác giả Nevil Shute đã mất năm 1960, nhưng dự báo của Ông về một nước Anh hùng cường trong Khối Thịnh Vượng Chung đã thấy rõ. Đấy cũng là nhờ sự đóng góp tích cực của Vương Triều qua hình ảnh sống động, đầy gan dạ, mưu trí và đầy lòng nhân đức của Nữ Hoàng Elizabeth Đệ Nhị và lòng trung thành của người dân Anh trong 50 năm qua, trước bao thử thách.
Câu chuyện tình lãng mạn của một phi công người Úc lai một phần tư da đen với cô thư ký của Nữ Hoàng, tuy có hơi ước lệ trong khung cảnh của Hoàng Gia, nhưng đầy kịch tính của một xã hội nền nếp, gia phong của nước Anh, cộng với sự khoáng đạt, đầy nhiệt tình của một nước Úc đang trên đà phát triển.
Chọn tác phẩm “Mùa Mưa” (In the wet) để dịch, Tôi muốn kêu gọi lòng thương yêu, đùm bọc trong Hoàng Gia Nguyễn Phước trước những thành quả lịch sử hết sức vĩ đại của Tiên Đế. Còn gì nữa mà chia năm xẻ bảy, còn gì nữa mà tranh phần, đoạt lợi, để con cháu nghìn đời mai mỉa !.
Tôi lại muốn kêu gọi sự đoàn kết tôn giáo để nhân loại tránh đi bao nỗi thống khổ, chết chóc triền miên. Còn hình ảnh nào đẹp bằng một vị Cha Xứ của Thiên Chúa Giáo La Mã và một Mục Sư Tin Lành đều được người dân Úc trọng nễ như nhau như là những vị Thừa Sai của Chúa mang đến hạnh phúc cho nhân dân.
Ngoài ra trong một xã hội dân chủ pháp trị, thì quyền bầu cử của người dân là quan trọng hơn cả, nó định đoạt tương lai và vận mạng của một dân tộc. Vậy 7 quyền bấu cử Quốc Hội của nước Úc cũng đáng cho ta học hỏi, rút kinh nghiệm để làm cho đất nước phồn vinh.
Và nếu chúng ta có được cái “Tâm Bồ Đề”, tâm Từ Vô Lượng, quả đất này sẽ không còn cảnh tranh bá đồ vương, tàn sát lẫn nhau, để cùng nhau xây dựng một “thiên đàng hạ giới”, cõi Nát Bàn ngay trong tim mình.
Trước đây tôi chưa bao giờ chịu khó ngồi viết những chuyện dài dòng như thế này, tuy cũng đã viết nhiều những bài giảng đạo hay những đề tài khác cho các tạp chí trong họ đạo. Nói thật tôi cũng không biết cách sắp xếp câu chuyện hay cần viết dài hay ngắn như thế này cho thích hợp, nhưng chẳng có ai ngoài tôi ra đọc truyện này nên chẳng lấy đó làm quan trọng. Tuy vậy, sự thật là tôi cũng đã băn khoăn lo nghĩ từ khi ở Blazing Downs trở về nên cũng thường xuyên bị mất ngủ và không thể làm việc hết mình cho họ đạo, tuy rằng các buổi lễ ở nhà thờ vẫn tiến hành như thường lệ và máy móc. Tôi nghĩ rằng nếu cố gắng viết ra thì tâm hồn cũng nhẹ nhõm phần nào, điều mà từ lâu tôi vẫn đè nặng trong tâm tư, hơn nữa, sau khi viết, tôi sẽ gởi cho ngài Giám mục đọc qua. Điều băn khoăn của tôi, có lẽ tôi cảm thấy mình càng ngày càng già đối với công việc của họ đạo có hơi kỳ lạ này và điều đó chứng tỏ là trường hợp này tôi phải chấp nhận bất cứ điều gì khi bề trên đã quyết định.
Viết tư liệu không phải dễ dàng gì ở nơi đây vì Landsborough là một thị trấn nhỏ. Chốc nữa tôi sẽ đi xuống cửa hàng sách Duncan để mua ít giấy viết, nhưng cửa hàng chỉ có những tập giấy mỏng để viết thư và những tập vở mà cô giáo Foster dùng cho các học sinh lớn tuổi hơn khi các em đã qua thời kỳ dùng bảng viết. Tôi mua sáu tập và hy vọng còn cần nhiều hơn nữa khi đã viết xong những điều cần nói ra, nhưng trong cửa hàng chỉ còn vỏn vẹn chín tập vở nên không muốn làm họ kẹt. Tôi đã yêu cầu họ mua thêm, và họ đã đặt hàng ở Townsville, chuyến máy bay tuần tới mới có.
Để trung thực với những ai đọc tác phẩm của tôi viết, tôi nghĩ là nên nói thật về mình, ngõ hầu sẽ được đánh giá chính xác và có được tín nhiệm về những điều tôi viết hay không. Tôi tên là Roger Hargreaves, đã được thụ phong mục sư thuộc giáo hội nước Anh bốn mươi mốt năm qua, tháng trước đây tôi đã qua tuổi sáu mươi ba. Tôi sinh năm 1890 ở Portsmouth thuộc miền Nam nước Anh và đã tôt nghiệp trường cấp ba Portsmouth. Tôi đã được thụ phong vào năm 1912 và trở thành mục sư của nhà thờ Thánh Mark, thành phố Guildford.
Năm 1914, thế chiến bùng nổ, tôi vào quân đội với chức vụ Tuyên uý. Tôi đã làm chủ lễ ở Gallipoli và ở Pháp. Trong chiến tranh tôi rất may mắn, bởi vì tuy bị một quả pháo dập ở Delville Wood trong suốt cuộc chiến Somme, tôi chỉ nằm bệnh viện vài tuần lễ và chỉ bốn tháng sau là trở ra tiền tuyến ngay.
Sau chiến tranh tôi vẫn chưa có chỗ cố định và không muốn trở về với công tác giáo xứ trong một thị trấn nước Anh. Lúc ấy tôi mới hai mươi tám tuổi, chưa có gia đình và cũng chẳng có gì phải vướng bận nhiều khiến giữ chân tôi ở lại Anh. Theo tôi trong lúc còn trẻ trung và sức lực cũng nên hiến cuộc đời mình cho việc phụng vụ đến nhiều nơi khó khăn hơn và sau khi thảo luận với cha Giám mục, tôi sang Uùc theo chương trình huynh đệ Bush ở Queensland.
Tôi đã phục vụ cho chương trình này bốn mươi năm, đi lại rất nhiều nơi từ Cloncurry đến Toowoomba, từ Birdsville đến Burdekin. Trong suốt mười bốn năm, tôi chưa có chỗ ở cố định và thường không ngủ quá hai đêm ở cùng một nơi. Chương trình huynh đệ này trả cho tôi mỗi năm năm mươi Anh kim, số tiền này cũng đủ để may mặc và chi tiêu cá nhân. Tôi cũng được cung cấp một số tiền nhỏ để chi phí cho việc đi lại nhưng tôi chưa phải dùng tới. Dân chúng ở vùng xa xôi hẻo lánh hầu hết đều có lòng tốt muốn giúp tôi đi lại từ nơi này đến nơi khác trong các lễ nghi tôn giáo, cưới hỏi hay ma chay. Họ thường lấy xe hơi chở tôi đến một địa điểm tiếp theo. Vào mùa mưa, khi ngập bùn, xe hơi không đi được, họ lại cho tôi mượn một con ngựa, khoảng chừng ba tháng để tôi có tiếp tục công việc cho hết mùa mưa.
Năm 1934 tôi bị đau ruột thừa ở một nơi tên là Goodwood gần Boulia; cách Longreach ba trăm dặm về phía tây có một bệnh viện. Vào thời ấy, chưa có bác sĩ lưu động bằng máy bay. Tôi được họ chở trên xe tải trong hai ngày. Thời tiết thì quá nóng nực, đường đi thì gập ghềnh, khó khăn lắm mới tới được bệnh viện. Đến được đấy, tôi bị viêm màng bụng và gần chết. Tôi nghĩ mình cũng sẽ chết thôi nếu không nhờ công ty xe hơi Billy Shaw ở Goodwood chở tôi chạy suốt đêm. Sau khi phẫu thuật, thằng tôi trông thật thảm thương và khó mà bình phục trở lại. Vì vậy tôi miễn cưỡng xin thôi việc chương trình huynh đệ và trở về nước Anh. Đức giám mục hết sức nhân từ và sắp xếp cho tôi một đời sống khá thoải mái ở nhà thờ Thánh Peter thuộc địa phận Godalming và tôi đã định cư ở đây, rồi kết hôn với cô Ethel. Những năm mới lập gia đình, chúng tôi sống rất hạnh phúc và tôi đã dằn lòng chứ không đã viết ra tất cả.
Ethel chết năm 1943, lúc chúng tôi chưa có con. Vào thời chiến, ở nước Anh, một mục sư có nhiều việc phải làm và tôi không cảm thấy tiếng gọi phục vụ quan trọng hơn khi chiến tranh chưa chấm dứt. Nhưng tôi cũng nhận ra rằng miền Godalming cần một mục sư có gia đình hơn là một người goá vợ và còn rất nhiều miền ở Queensland cần một người đàn ông có kinh nghiệm như tôi, dầu người đó đã năm mươi sáu tuổi. Tôi đã từ bỏ giáo khu và trở lại Uùc như là một mục sư trên một chiếc tàu biển di dân, và tôi thật sự nhận ra rằng chương trình huynh đệ còn muốn nhận tôi trở lại công tác dầu tôi đã lớn tuổi.
Chẳng bao lâu sau, tôi cũng nhận ra rằng công tác ở vùng xa xôi hẻo lánh dễ hơn nhiều trước đây mười năm. Chiến tranh đã làm đường sá thay đổi và cải tiến, có một điều là các đài thu và phát vô tuyến đã được sử dụng đại trà ở các nhà ga xa xôi hẻo lánh, do đó sự liên lạc đã dễ hơn nhiều. Điều quan trọng hơn cả là đã có nhiều người sử dụng máy bay, hầu như đâu cũng có phi trường, và những dịch vụ cho khách thường xuyên đã được mở. Tất cả những sự cải tiến này đã tạo thuận lợi cho một vị mục sư muốn phục vụ hết mình cho các tín đồ hơn là trước đây. Tôi cũng nhận ra rằng nhiều nơi ở trong quận của tôi ở có thể đến thăm dễ dàng, có thị trấn cứ sáu tháng tôi có mặt một lần, khác với trước đây phải mất hai năm mới tới được một lần như lúc tôi mới đến nước Úc lần đầu.
Năm 1950 ở xứ Tân Guinea bị khan hiếm trầm trọng các nhà truyền giáo. Có một lúc người ta bỏ đi hay vì bệnh tật nên chỉ còn một mục sư của Giáo hội nước Anh ở đấy mà phải phục vụ một miền rộng một trăm tám mươi mốt ngàn dặm vuông ở Papua và lãnh thổ Ủy trị. Hình như tôi cũng đã nghĩ đến những nhu cầu quá lớn của họ so với nhu cầu ở Queensland và được sự thoa? thuận của chương trình huynh đệ, tôi đã tự nguyện đi đến đó một vài tháng để giúp đỡ họ giải quyết những khó khăn. Khi tôi đi máy bay đến cảng Moresby, tôi đã năm mươi chín tuổi, đối với công việc như thế này, tôi cảm thấy mình quá già, vì chẳng có ai khác dám đi. Trong một năm, tôi đã đi đến nhiều nơi trong xứ, từ con sông Fly đến Rabaul, từ các mỏ vàng ở Wau đến các đồn điền Samarai. Bây giờ tôi mới lo là mình quá bất cẩn không mang theo Paludrine vì vào tháng chín năm 1951 tôi bị bệnh sốt rét nặng ở Saramaua và phải nằm viện đến mấy tuần lễ ở cảng Moresby, do đó cũng chấm dứt luôn công tác của tôi ở Tân Guinea.
Sở dĩ tôi nói đến chứng sốt rét bởi vì sau này tôi còn bị tái đi tái lại nhiều lần nữa, tuy có phần nhẹ hơn. Có một địa điểm mà trong các phần này tôi đã nói đến. Có người nói với tôi rằng khi chứng sốt rét đã bị một lần, vài năm sau có thể bị tái lại, trước khi dứt hẳn và lần tái phát này không mấy trầm trọng như cơn bệnh tôi đã bị lần đầu ở Salamaua. Tôi cũng biết là mình điều hành công việc tạm ổn tuy đang bệnh; nhất là vấn đề đi lại, có khi tôi cũng hoãn hành lễ trong một ngày và nằm cho mồ hôi toát ra. Tuy nhiên cơn đau đầu tiên quá nặng làm tôi yếu người hẳn đi, nên rời bỏ Tân Guinea mà chẳng mấy tiếc nuối, để trở về sống với các bạn hữu ở trên đồi Atherton Tableland phía sau Cairns thuộc miền Bắc Queensland, mong bình phục và khỏe mạnh trở lại.
Đức Giám mục vào thời ấy, vẫn đi lại đều trong Quận và Ngài đã viết thư đề nghị là sẽ đến thăm tôi và bàn bạc những chuyện mà tôi thấy chưa xứng đáng được Ngài quan tâm như thế. Tôi đi xuống Innisfail để gặp Ngài ở đấy vì tôi cảm thấy đã bình phục nhiều. Qua câu chuyện thân mật, Ngài đã đề cập đến tuổi tác của tôi và mong muốn tôi tiếp tục làm việc nhưng ít năng nổ hơn. Ngài nói là Ngài nóng lòng mở lại nhà thờ Giáo xứ Landsborough và muốn cử một Mục sư lo việc họ đạo tại địa phương. Ngài đã đề cập đến kinh nghiệm của tôi ở vùng nông thôn và hỏi nếu tôi bằng lòng sẽ cử tôi đến đấy vài năm để xây dựng lại tinh thần Giáo hội ở trong Quận ấy. Ngài cũng không mong tôi đi hết họ đạo rộng gần hai mươi tám ngàn dặm vuông, trong một vùng mà dân cư thưa thớt, vì Ngài hy vọng trong một năm thôi là có một mục sư trẻ về thay thế. Dĩ nhiên vấn đề tài chính là một vấn đề khó khăn cho nhà thờ, nhưng Ngài nói là sẽ gởi cho tôi một chiếc xe tải trong vài tháng tới, mặc dầu nó đã hơi cũ. Xe chẳng thấy tới, nhưng tôi đã điều hành tốt mà không có xe.
Landsborough là một thị trấn nằm phía trên vịnh Carpentaria, người ta thường gọi là Gulf Country. Cách đây năm mươi năm, thị trấn rộng hơn bây giờ. Thời săn vàng bùng nổ, cả thị trấn có chừng hai mươi lăm khách sạn, hầu hết là quán nhậu, nhưng bây giờ chỉ còn lại hai. Có chừng tám mươi cư dân da trắng ở đấy gồm cả đàn ông, đàn bà và trẻ em và một số dân da đen độ hai ba trăm người trồi sụt bất thường, họ sống trong điều kiện đáng thương, trong các túp lều che bằng các tấm sắt rỉ, ở ngoại ô thành phố. Nơi ấy cách Cloncurry hai trăm dặm và cách Cairns và thị trấn Townsville về phía biển năm trăm dặm bằng đường hàng không. Ở đấy có một bệnh viện điều hành bởi hai chị em cô y tá và một nhà riêng cho bác sỹ mặc dầu từ trước tới giờ chẳng có bác sỹ nào bị lôi cuốn về thực tập ở đấy. Gặp trường hợp khẩn cấp, người ta gọi về Cloncurry và bác sỹ cứu hộ sẽ đến bằng máy bay. Trong chiến tranh người ta xây ở đấy một phi trường thật tốt và mỗi tuần một lần cũng có máy bay chở thư và đồ tiếp tế đến.
Nhà thờ ở Landsborough thuộc loại kiến trúc rất đơn giản, phía ngoài đóng bằng cây, mới được xây dựng lại cách đây ba mươi năm sau một vụ cháy rừng. Tôi thấy nhà thờ được trang bị quá sơ sài nên định bụng nếu nhận được chút ít tiền là tôi sẽ sơn trong và ngoài luôn thể. Nhà thờ chỉ có ghế dựa chứ không có ghế dài hành lễ và đây cũng có cái lợi vì cứ hai hay ba tháng một lần, chúng tôi có đoàn chiếu bóng lưu động ở Landsborough và chúng tôi có thể đem những ghế dựa này ra khỏi nhà thờ đặt trong sảnh Shire hay trước sân nhà sách Duncan vào mùa nắng. Cá nhân tôi cũng thấy tiện lợi nữa, vì trong tòa Cha sở chẳng có ghế bàn gì cả, nếu có ai đó muốn đến gặp tôi, tôi có thể đến nhà thờ mượn ghế và trả lui cho buổi lễ sau.
Cả nhà thờ và tòa Cha sở chẳng được ai ngó ngàn tới, bởi vì vị mục sư cuối cùng bị rắn cắn chết năm 1935 và từ đấy chẳng có mục sư sở tại nào ở Landsborough cho tới khi tôi tới nhận việc vào mùa thu 1952. Dĩ nhiên, nhà thờ thỉnh thoảng cũng được sử dụng để làm lễ do các Mục sư vãng lai. Còn chính bản thân tôi sử dụng nhà thờ trong rất nhiều dịp khi tôi có mặt ở trong Quận, để mong tìm hiểu những gì thuộc địa phương Landsborough. Tôi rất hoan hỉ được đi trên đó, bởi vì tùy theo những chuẩn mực của nước Anh, nhưng không còn nhiều đối với một giáo xứ. Có lẽ theo chuẩn mục của nước Anh, tôi không mấy giống một mục sư. Theo tôi đó là một nơi tôi có thể tiếp tục tiến hành công tác đã quen thuộc và cũng từ đấy tôi có thể góp nhặt một số sách mới, cũng như được sống thoải mái và tương đối tiện nghi. Dầu cho đã trình bày với đức Giám mục, tôi cũng phải nhận ra rằng, cá nhân tôi không còn là người đàn ông trước khi bị bệnh sốt rét. Tôi hy vọng cơn bệnh sẽ qua đi và thể lực sẽ được phục hồi. Tôi hy vọng như thế vì có quá nhiều việc để làm mà quỹ thời gian chẳng còn bao năm nữa.
…
Mời các bạn đón đọc Mùa Mưa của tác giả Nevil Shute.