Cuốn sách “Nghệ Thuật Đánh Cắp Ý Tưởng” truyền đạt một thông điệp sâu sắc: thực tế không có gì trên thế giới này là hoàn toàn mới mẻ. Vì vậy, chúng ta nên học hỏi từ những tác phẩm của người khác, kết hợp lại, tái tạo và khám phá ra những ý tưởng mới trên con đường của chúng ta. Thời gian dành cho những hoạt động mà chúng ta đam mê có thể dẫn đến những kết quả bất ngờ, và đôi khi những sở thích ban đầu có thể trở thành công việc mà chúng ta sẽ theo đuổi suốt đời. Hãy viết cuốn sách mà bạn muốn đọc, sản xuất bộ phim mà bạn muốn xem.
Tác giả, nhà thiết kế Tạ Quốc Kỳ Nam, đặt ra những câu hỏi quan trọng như “Sáng tạo là gì?”, “Ranh giới giữa tìm cảm hứng và đạo nhái là gì?”, “Làm thế nào để làm tốt hơn công việc mình đang làm?”, và “Ý tưởng đến từ đâu?” Cuốn sách không chỉ dừng lại ở việc đặt ra những câu hỏi này mà còn dẫn dắt bạn đến bước tiếp theo hiệu quả hơn: bắt đầu “đánh cắp” những ý tưởng hay từ những người mà bạn ngưỡng mộ, và thực hiện điều đó một cách tỉ mỉ và sáng tạo – như một nghệ sĩ.
Mời các bạn đón đọc cuốn sách Nghệ Thuật Đánh Cắp Ý Tưởng của tác giả Austin Kleon
—
Bìa sách đầu tiên tôi thiết kế, bài nói chuyện truyền cảm hứng đầu tiên tôi trình bày, clip quảng cáo đầu tiên tôi thiết kế bối cảnh, hay thậm chí vai diễn nhỏ tôi đóng trong phim… tất cả đều khởi đầu bằng việc tôi xem người khác đã làm thế nào, rồi tìm cách mô phỏng lại với vốn liếng ít ỏi mình có. Hay nói nôm na, tôi tìm cái để “đánh cắp”.
Mười năm làm nhiều vai trò trong các công việc sáng tạo, khi hiệu đính và đọc lại cuốn cẩm nang cụ thể và thực tế này, tôi thấy mình trong những lời khuyên và mẹo vặt tác giả đúc kết. Và tôi chắc chắn bạn cũng vậy – ngay cả khi bạn không làm những công việc được dán nhãn sáng tạo hay nghệ thuật. Bạn trồng cây theo cách ai đó đã thử nghiệm, nấu ăn theo công thức học lỏm từ mẹ hay food blogger, chụp và chỉnh màu một bức ảnh hao hao tạp chí du lịch… Vô thức, trái tim ham học hỏi và đôi mắt thích quan sát của chúng ta đã gom nhặt rất nhiều thành quả của những người đi trước để tạo nên gì đó cho mình.
“Sáng tạo là gì?”, “ranh giới giữa tìm cảm hứng và đạo nhái?”, “làm sao để làm tốt hơn việc mình đang làm?” và “ý tưởng đến từ đâu?”… Người ta kiếm rất nhiều tiền từ việc trả lời những câu hỏi này qua những khoá học, workshop, sách self-help… Nhưng cuốn sách này sẽ khiến bạn ngưng làm mình mệt mỏi với các câu hỏi sáo mòn ấy và đưa bạn đến bước tiếp theo hiệu quả hơn: bắt đầu “đánh cắp” những điều hay ho như cách những người bạn thần tượng làm nên sự nghiệp của họ, và bạn sẽ làm chuyện ấy tỉnh táo và bài bản – như một nghệ sĩ.
“Nghệ thuật là sự đánh cắp.”
— Pablo Picasso
“Những nhà thơ non trẻ chỉ biết bắt chước; nhà thơ già dặn thì biết đánh cắp; một ngòi bút kém cỏi sẽ làm xấu đi thứ họ lấy, còn ngòi bút sắc sảo sẽ biến nó thành một thứ tốt hơn, hoặc ít nhất cũng đem lại sự khác biệt. Nhà thơ giỏi sẽ tôi luyện thứ gã đã đánh cắp thành một thứ cảm xúc hoàn toàn khác biệt và độc nhất so với nguyên mẫu.”
— T. S. Eliot
*******
Nghệ thuật “đánh cắp” ý tưởng, đúng với nhan đề của cuốn sách, là cẩm nang đặc biệt hữu ích cho những ai đang và sẽ theo ngành nghề sáng tạo. Bản thân vốn là một người học tập và làm việc trong môi trường sáng tạo nên tớ cảm tưởng có thể thấy hình ảnh mình mọi nơi trong các trang sách luôn. Cứ như tác giả Austin Kleon đã “bắt thóp” được mình ấy thế mới tài tình, hẳn các bạn nào mà đang theo ngành sáng tạo cũng sẽ cảm thấy thế chứ không chỉ riêng tớ đâu.
Nghệ thuật đánh cắp ý tưởng được viết bằng giọng văn hài hước, dí dỏm và cực kỳ duyên, đặc biệt vô luôn chủ đề chính nên mới chỉ đọc vài dòng đầu mà tớ đã thích cách diễn đạt của tác giả Austin Kleon rồi. Nó không giống như tác giả đang trực tiếp “dạy bảo” mà nó giống tác giả đang trò chuyện hay chia sẻ với người đọc của mình hơn, như thể hai người bạn, rất gần gũi và tự nhiên. Ngoài ra, Austin Kleon còn khéo léo lồng ghép thêm những tranh và hình ảnh minh họa rất xịn, đọc sẽ không cảm thấy bị “ngộp” chữ.
Xét kỹ về nội dung thì Nghệ thuật đánh cắp ý tưởng thực sự hữu ích đối với tớ. Chẳng hạn, Austin Kleon sẽ giúp chúng ta phân biệt được giữa “đánh cắp tích cực” và “đánh cắp tiêu cực” (mà chúng ta có thể hiểu đơn giản là cách phân biệt giữa “tham khảo” và “đạo nhái”) khác nhau như thế nào – cách đặt vấn đề và lý giải của Austin Kleon tớ thấy rất hay. Bên cạnh đó, Austin Kleon cũng đưa ra cho người đọc những tips hữu dụng để làm việc hiệu quả hơn. Ví dụ bạn nên có hai cái bàn – một cái riêng cho thiết bị kỹ thuật số và một cái riêng cho thủ công – điều mà tớ cũng đang áp dụng với bản thân hiện tại và thấy hiệu quả. Chưa kể, Austin Kleon cũng đề cập đến sự góp mặt của cuốn sổ tay và chiếc bút là rất cần thiết, bởi ai mà biết được khi nào chúng ta tình cờ bắt gặp được những thứ hay ho hoặc các ý tưởng bộc phát phải không nào? Hơn cả, điều tớ yêu thích ở Nghệ thuật “đánh cắp” ý tưởng đó là Austin Kleon đưa người đọc thẳng đến bước “hành động”, bắt đầu làm những thứ hay ho và quan trọng nhất, “đánh cắp” một cách tỉnh táo và bài bản như một người nghệ sĩ – những người mà các bạn thần tượng, chứ không hề nói lan man hay dài dòng văn tự đâu. Ôi chao, thích thế chứ lại.
Nhìn chung, cuốn sách này giống như một cẩm nang bỏ túi cho mọi người, đặc biệt là những bạn đang và sẽ học tập hay làm việc trong ngành sáng tạo. Nghệ thuật “đánh cắp” ý tưởng nhỏ gọn xinh xắn lắm, nội dung cũng rất “chill”, thích hợp để đọc giải tỏa căng thẳng sau những ngày vật lộn với deadline và khách hàng. Và tin tớ đi hỡi những người anh chị em theo ngành sáng tạo, bạn sẽ phần nào thấy hình ảnh của bản thân trong cuốn sách đấy. Vừa giải trí lại còn vừa hữu ích, ngại gì mà không quất nhỉ? Highly recommend cho các bạn gần xa nhaaaaaaa
********
Nghệ Thuật Đánh Cắp Ý Tưởng là một cuốn sách ngắn, mình đọc ngay trong một buổi tối thôi. Ngoài ra mình cực thích hình minh họa của cuốn sách này, chỉ hai màu đen trắng nhưng rất rõ ràng và gợi liên tưởng. Tác giả Austin Kleon đã cho độc giả thấy một cách nhìn mới về việc làm nghệ thuật cũng như cách tạo ra một tác phẩm mang chất của riêng mình.
Con người ngay từ lúc sinh ra không một ai có hướng đi và phong cách riêng, vì ta đã biết gì đâu. Rồi khi lớn dần, ta học theo những người ta hâm mộ, những thứ mà chúng ta thấy hay và lạ. Chính điều này gọi là “bắt chước”. Mình cho rằng “bắt chước” không phải một thứ xấu xa, mà là một điều cần thiết trong cuộc sống. Không ai có thể bắt chước người khác 100%, và chính lúc này, khi ta điều chỉnh cho phù hợp với tính cách và năng lực của bản thân, rồi thêm vào những thứ của riêng ta, chúng ta tạo ra những điều khác biệt. Nhưng cũng cần phân biệt rõ ràng sự khác biệt lớn giữa “đánh cắp tích cực” và “đánh cắp tiêu cực”. Bạn sẽ học được rõ điều này khi cầm cuốn sách này lên.
Điều khiến mình thích ở cuốn sách Nghệ Thuật Đánh Cắp Ý Tưởng này là vì nó đã truyền cho mình một niềm tin là mình có thể sáng tạo. Sự sáng tạo này sẽ xuất hiện trong lúc chúng ta học hỏi, tham khảo, xem nhiều tác phẩm khác rồi ở ngay cả lúc chúng ta bắt tay vào tạo nên tác phẩm của mình. Có một điều mà đa phần mọi người đều tư duy ngược lại, đó là “Sáng tạo để hiểu mình”, chứ không phải “Hiểu mình để sáng tạo”. Trên con đường sáng tạo mình sẽ tìm ra bản thân và những thứ mình thực sự yêu thích.
Tin mình đi, khi đọc và ngẫm những dòng trong quyển sách này, mọi người sẽ học được nhiều thứ hơn các bạn tưởng và tự dưng trong người xuất hiện một motivation lớn, đồng thời củng cố được niềm tin vào bản thân trên con đường sáng tạo. Mình gửi mọi người câu nói mình thích nhất trong cuốn sách này: “Hãy cứ diễn cho đến khi bạn đạt vai”.
****
Một số trích đoạn hay sau khi đọc xong Nghệ Thuật Đánh Cắp Ý Tưởng
– Ghi chú, sưu tầm nguồn cảm hứng
– Fake it until you make it
– Sao chép từ nhiều nguồn và đào sâu nó
– Làm những việc mà bạn muốn được nhìn thấy nó thành hiện thực
– Thủ công > Công nghệ
– Làm nhiều dự án cùng một lúc, chán cái này chuyển sang cái khác
– Có thói quen sinh hoạt tốt
– Đặt giới hạn cho sự sáng tạo
– Chia sẻ thành quả
– Đừng ngại giao lưu, học hỏi