Giới thiệu, tóm tắt, review (đánh giá) cuốn sách Người Hùng Mang Ngàn Gương Mặt của tác giả Joseph Campbell, cũng như link tải ebook Người Hùng Mang Ngàn Gương Mặt miễn phí với các định dạng PDF, EPUB sẽ được ebookvie chúng mình chia sẻ trong bài viết này, mời mọi người đọc nhé
“Người Hùng Mang Ngàn Gương Mặt” không đơn thuần là một câu chuyện phiêu lưu, mà là bản tổng hợp nghiên cứu của Campbell về những mô típ và biểu tượng lặp đi lặp lại trong thần thoại và truyền thuyết của các nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Ông cho rằng, dù khác biệt về thời gian, địa điểm hay nền văn hóa, tất cả các câu chuyện về người hùng đều có chung một cấu trúc cơ bản, mà ông gọi là “Hành Trình Của Người Hùng”.
Giới thiệu sách Người Hùng Mang Ngàn Gương Mặt
“Người hùng mang ngàn gương mặt” (1949) là tác phẩm độc lập đầu tiên mở đầu cho sự nghiên cứu về thần thoại suốt đời của Joseph Campbell. Cuốn sách như một cuộc thám hiểm qua các hệ thần thoại từ Đông đến Tây, bao gồm Hy Lạp, Ấn Độ, bộ tộc da đỏ châu Mỹ, thổ dân châu Phi, Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều nơi khác, đồng thời so sánh với phân tâm học. Ý chính của Campbell là rằng mọi hệ thần thoại trên thế giới đều kể về một câu chuyện duy nhất – câu chuyện của người hùng, từ thế giới hàng ngày chinh phục thế giới siêu nhiên, đấu tranh với những lực lượng siêu nhiên và mang về phước lành cho đất nước của mình. Trên con đường đó, có hai thách thức nguy hiểm: ngưỡng chân trời thần bí và ngưỡng quay về; những rắn độc gọi làm ngưỡng sẽ thử thách người hùng, và chỉ khi vượt qua chúng, người hùng mới chứng tỏ giá trị thực sự của mình.
Cuốn sách dẫn dắt người đọc vào chuyến phiêu lưu khám phá thần thoại từ khắp nơi trên thế giới, hiểu rõ nhiều biểu tượng ẩn sau hình ảnh, ảnh hưởng đến cộng đồng và con người từng cá nhân, với một phong cách văn viết tinh tế, nhạy bén và đẹp đẽ. Campbell nhấn mạnh rằng mỗi cá nhân đều là một người hùng trong cuộc sống của mình, và việc tìm hiểu về thần thoại là cách giúp họ hiểu rõ vị trí của mình và tìm lối đi trong cuộc sống, đặc biệt là trong những thời điểm khó khăn.
Review nội dung sách Người Hùng Mang Ngàn Gương Mặt
Ưu điểm:
- Khám phá hành trình nguyên mẫu của người hùng: Campbell đã rất tài tình khi phân tích và đúc kết hành trình của người hùng từ rất nhiều câu chuyện thần thoại, truyền thuyết và tôn giáo trên khắp thế giới. Từ đó, ông đưa ra một mô hình chung, được gọi là “Hành trình của người hùng”, cho thấy sự tương đồng đến bất ngờ trong những câu chuyện tưởng chừng như rất khác nhau.
- Góc nhìn mới mẻ và sâu sắc: Thay vì chỉ đơn thuần kể lại các câu chuyện, Campbell đi sâu vào phân tích ý nghĩa biểu tượng, tâm lý học và văn hóa ẩn chứa trong mỗi giai đoạn của hành trình. Điều này giúp người đọc hiểu rõ hơn về bản chất của những câu chuyện cổ tích và ý nghĩa của chúng đối với cuộc sống con người.
- Truyền cảm hứng và động lực: “Người Hùng Mang Ngàn Gương Mặt” không chỉ là một cuốn sách nghiên cứu học thuật khô khan mà còn là lời kêu gọi con người dấn thân vào hành trình khám phá bản thân. Thông qua việc phân tích hành trình của người hùng, Campbell muốn khích lệ mỗi người chúng ta đối mặt với thử thách, vượt qua nỗi sợ hãi và sống một cuộc đời trọn vẹn ý nghĩa.
Nhược điểm:
- Khó tiếp cận với một số độc giả: Do sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên ngành và phân tích ở mức độ khá sâu, cuốn sách có thể gây khó hiểu cho những độc giả chưa có nhiều kiến thức về thần thoại, tôn giáo và tâm lý học.
- Thiên về phân tích lý thuyết: Mặc dù đưa ra nhiều ví dụ minh họa nhưng phần lớn nội dung cuốn sách vẫn tập trung vào việc phân tích và lý giải mô hình “Hành trình của người hùng”. Điều này đôi khi khiến người đọc cảm thấy hơi khô khan và thiếu tính ứng dụng thực tế.
Kết luận: “Người Hùng Mang Ngàn Gương Mặt” là một tác phẩm kinh điển, có sức ảnh hưởng lớn đến nhiều lĩnh vực như văn học, điện ảnh, tâm lý học và nghệ thuật. Cuốn sách cung cấp cho người đọc một lăng kính mới để nhìn nhận về những câu chuyện cổ tích, về bản thân và về thế giới xung quanh.
Đánh giá: 4.5/5 sao
Giới thiệu về tác giả Joseph Campbell
Joseph Campbell sinh năm 1904 tại New York, Mỹ. Sau khi tốt nghiệp cử nhân Văn chương Anh và thạc sĩ về văn học trung đại ở Đại học Columbia, ông tới châu Âu học các thứ tiếng cổ, trong đó có tiếng Phạn. Trở về New York, ông dành năm năm đọc sách trước khi nhận chân giảng viên Văn chương tại trường nữ học Sarah Lawrence, những bài giảng về thần thoại ở đây là cơ sở hình thành Người hùng mang ngàn gương mặt (1949).
Người hùng mang ngàn gương mặt không chỉ nhanh chóng trở thành cuốn sách yêu thích của sinh viên các chuyên ngành liên quan, mà còn gợi cảm hứng cho nhiều tác phẩm văn hóa đại chúng rất khác nhau như Chiến tranh giữa các vì sao, Đồi thỏ, Vua sư tử… Ngoài ra ông còn là tác giả bộ tổng tập thần thoại thế giới Những mặt nạ của Chúa, biên tập bộ sách của học giả Ấn Độ học Heinrich Zimmer Thần thoại và biểu tượng trong nghệ thuật và văn minh Ấn, cuốn Jung bỏ túi, Phúc Âm theo Sri Ramakrishna…, và để lại nhiều nghiên cứu, tiểu luận, bài giảng khác.
Campbell mất năm 1987, một năm trước khi series truyền hình Sức mạnh của thần thoại đưa ông trở thành cái tên và gương mặt quen thuộc đối với công chúng Mỹ.
Qua đời năm 1987, Joseph Campbell để lại một lượng lớn tác phẩm đã xuất bản xoay quanh niềm đam mê cả đời ông, là phức hệ thần thoại và biểu tượng phổ quát mà ông gọi là “câu chuyện lớn duy nhất của nhân loại”. Tuy nhiên ông còn để lại rất nhiều tác phẩm chưa công bố: các bài viết, ghi chú, thư từ, nhật ký chưa được tập hợp thành sách cũng như các bài giảng ghi âm, ghi hình.
Quỹ Joseph Campbell, thành lập năm 1990 nhằm bảo tồn, bảo vệ và lưu truyền công trình của Campbell, đã bắt tay vào lập một kho lưu trữ kỹ thuật số các tài liệu và bản ghi đa phương tiện của ông và xuất bản Tổng tập Joseph Campbell.
TỔNG TẬP JOSEPH CAMPBELL
Robert Walter, Tổng biên tập
David Kudler, Thư ký biên tập
Đọc thử sách Người Hùng Mang Ngàn Gương Mặt
“Suy cho cùng thì những chân lý chứa đựng trong các giáo thuyết tôn giáo được bóp méo và ngụy trang một cách có hệ thống,” Sigmund Freud viết, đến mức đám đông nhân loại không nhận ra đó là chân lý. Trường hợp này tương tự khi ta nói với trẻ con rằng trẻ sơ sinh là do cò tha đến. Ở đây chúng ta cũng đang nói sự thật trong lớp áo biểu tượng, vì chúng ta biết con cò đó biểu thị cái gì. Nhưng đứa trẻ lại không biết. Nó chỉ nghe được phần bóp méo trong cái ta nói, rồi cảm thấy mình bị gạt; chúng ta cũng biết việc trẻ thiếu tin tưởng người lớn và tính ương ngạnh của nó thật ra thường bắt nguồn từ ấn tượng này. Ta đã đến chỗ tin rằng tốt hơn cả là tránh lối ngụy trang sự thật bằng biểu tượng như vậy trong những gì ta nói với con cái và không giấu nó hiểu biết về thực trạng của những vấn đề vừa tầm trí tuệ của nó.[1]
Cuốn sách này có ý đồ khám phá một số sự thật được ngụy trang với chúng ta trong những hình tượng tôn giáo và thần thoại, bằng cách tập hợp lại vô vàn ví dụ không khó hiểu lắm, rồi để cho ý nghĩa từ ngàn xưa trong đó tự hiển lộ. Những vị thầy đời xưa biết mình nói gì. Khi ta đã học cách đọc lại ngôn ngữ biểu tượng của họ rồi, chỉ cần một người soạn hợp tuyển là đủ giúp cho giáo huấn của họ được ta nghe thấy. Nhưng trước tiên ta phải học ngữ pháp của biểu tượng đã, và chìa khóa để mở bí ẩn này thì tôi không biết có công cụ hiện đại nào hay hơn phân tâm học. Không xem phân tâm học là lời chung cuộc về chủ đề này, ta vẫn có thể cho phép nó làm một phương pháp tiếp cận. Bấy giờ bước thứ hai sẽ là tập hợp vô vàn thần thoại và truyện dân gian từ mọi miền thế giới, rồi để biểu tượng tự lên tiếng. Những yếu tố song song sẽ tức thì được thấy rõ ràng; rồi chúng sẽ khai triển một phát biểu lớn lao và bất biến lạ lùng về các chân lý cơ bản mà loài người đã sống theo suốt bao thiên niên kỷ ngụ cư trên hành tinh này.
Có lẽ sẽ có người phản bác là khi làm nổi bật những nét tương đồng tôi đã bỏ qua các khác biệt giữa nhiều truyền thống khác nhau thuộc Đông phương và Tây phương, hiện đại, cổ đại và nguyên thủy. Thế nhưng, cũng có thể phản bác như vậy về bất kỳ sách giáo khoa hay sơ đồ giải phẫu học nào, chúng đều xem nhẹ các biến dị sinh lý về chủng tộc mà chú trọng nhiều hơn vào việc đưa lại một hiểu biết khái quát cơ bản về cơ thể người. Lẽ tất nhiên có những khác biệt giữa vô số thần thoại và tôn giáo của nhân loại, nhưng cuốn sách này nhắm vào những điểm tương đồng; và một khi đã hiểu những điểm tương đồng này rồi thì ta sẽ thấy các khác biệt không lớn đến mức như tưởng tượng của đại chúng (và những tưởng tượng chính trị). Tôi mong rằng một sự giải thích bằng phép so sánh sẽ góp phần vào sự nghiệp có lẽ vẫn chưa hẳn tuyệt vọng của các lực lượng trên thế giới ngày nay đang góp sức hướng đến sự thống nhất, không phải nhân danh một đế chế tăng lữ hay chính trị nào, mà theo nghĩa sự hiểu biết lẫn nhau của con người. Như kinh Veda dạy chúng ta: “Chân lý chỉ có một, hiền giả gọi nó bằng nhiều tên.”[2]
Tôi muốn được cảm ơn những người đã giúp đỡ trong nhiệm vụ lâu dài là biến tài liệu của tôi thành cuốn sách này: ông Henry Morton Robinson, lời khuyên của ông đã giúp tôi rất nhiều trong giai đoạn đầu và cuối công trình này; bà Peter Geiger, bà Margaret Wing và bà Helen McMaster, họ đã đọc các bản thảo nhiều lần và cho những lời khuyên vô giá; và vợ tôi, làm việc cùng tôi từ đầu đến cuối, lắng nghe, đọc, và sửa chữa.
– J. C.
THÀNH PHỐ NEW YORK | 10 THÁNG SÁU, 1948