Câu chuyện “Người lạ trên tàu” là một tác phẩm trinh thám nổi tiếng của nhà văn Patricia Highsmith. Cuốn sách mô tả một tình huống đầy căng thẳng và đầy tâm lý phức tạp giữa hai nhân vật chính là Guy Haines và Charles Bruno.
Guy Haines, một kiến trúc sư xuất sắc và giàu có, đang đối diện với một vấn đề phức tạp trong cuộc sống hôn nhân của mình. Trong khi đang cố gắng ly hôn với vợ Miriam để kết hôn với người yêu mới, anh phát hiện ra rằng Miriam có thai nhưng không phải của anh. Trong tình hình bế tắc này, Charles Bruno, một người đàn ông giàu có nhưng đầy quái đản, đưa ra một đề xuất độc đáo: anh sẽ giết cha mình, một người mà anh đặc biệt không ưa thích, nếu Guy giết Miriam.
Tuy nhiên, khi Guy từ chối tham gia vào kế hoạch giết người, cuộc sống của anh bị đảo lộn khi Miriam bị giết và anh bị kéo vào vòng xoáy của cuộc điều tra về vụ án. Trong khi cố gắng tránh xa Bruno và hậu quả của quyết định của mình, Guy phải đối mặt với những nỗi sợ hãi và áp lực tăng lên từ việc bị kẻ giết người truy lùng.
“Người lạ trên tàu” không chỉ là một câu chuyện về tội ác và truy nã, mà còn là một bức tranh tâm lý sâu sắc về nhân vật và mối quan hệ giữa họ. Cuốn sách khám phá sâu vào tâm trí của nhân vật, đưa ra những câu hỏi về đạo đức và bản chất của con người trong tình huống cực kỳ căng thẳng và khó khăn.
—
Người Lạ Trên Tàu là một cuốn sách nổi tiếng của tác giả Patricia Highsmith, được xuất bản lần đầu vào năm 1950. Cuốn sách nói về câu chuyện của hai người đàn ông lạ mặt gặp nhau trên một chuyến tàu điện ngầm ở New York City. Mặc dù họ chưa từng gặp nhau trước đó, nhưng cuộc trò chuyện giữa họ đã dần trở nên phức tạp và gây ra những biến cố không ngờ.
Bối cảnh của câu chuyện diễn ra vào những năm 1950, thời kỳ mà xã hội vẫn còn rất kín đáo và người dân thường không mở lời với người lạ. Tuy nhiên, cuốn sách lại đưa ra một cái nhìn khác về mối quan hệ giữa hai người xa lạ, và cách mà họ có thể tạo ra một sự kết nối đặc biệt trong một khoảnh khắc ngắn ngủi.
Câu chuyện bắt đầu khi hai nhân vật chính, Guy và Charles, tình cờ gặp nhau trên chuyến tàu điện ngầm. Guy là một người đàn ông trẻ trung và đầy nhiệt huyết, trong khi Charles lại là một người đàn ông già có vẻ ngoài bí ẩn và lạnh lùng. Dù ban đầu họ chỉ là những người lạ mặt, nhưng cuộc trò chuyện giữa họ đã dần trở nên thân thiện hơn và họ bắt đầu chia sẻ về cuộc sống và những ước mơ của mình.
Tuy nhiên, câu chuyện không chỉ dừng lại ở đó. Khi Guy tiết lộ rằng anh muốn giết chết người vợ của mình vì cô ấy đã làm anh mất đi cơ hội để kết hôn với người phụ nữ mà anh thực sự yêu, Charles không ngần ngại đưa ra đề nghị giúp đỡ Guy thực hiện kế hoạch giết người. Điều này đã khiến cho câu chuyện trở nên gây cấn hơn bao giờ hết, và cuốn sách đã khiến người đọc không thể rời mắt khỏi trang sách cho đến khi đọc hết.
Một trong những điểm đáng chú ý nhất của Người Lạ Trên Tàu chính là cách mà tác giả Patricia Highsmith đã tạo ra sự căng thẳng và sự phức tạp trong mối quan hệ giữa hai nhân vật chính. Tuy cả hai đều là những người có tính cách phức tạp và đầy bí ẩn, nhưng cách họ tương tác với nhau lại rất tự nhiên và thú vị. Highsmith đã tạo ra một câu chuyện đầy kịch tính và không thể đoán trước được, khiến người đọc không thể rời mắt khỏi trang sách.
Ngoài ra, cuốn sách cũng đề cập đến những vấn đề xã hội và tâm lý sâu sắc, như sự cô đơn, tình yêu và lòng gan dạ. Highsmith đã đưa ra những cảnh báo về những hậu quả nghiêm trọng của việc giữ lại những bí mật lớn trong lòng, và cách mà nó có thể ảnh hưởng đến cuộc sống và quyết định của mỗi người.
Cuối cùng, Người Lạ Trên Tàu là một cuốn sách đáng đọc và đáng để tìm hiểu. Với cốt truyện hấp dẫn, những nhân vật phức tạp và tâm lý sâu sắc, cuốn sách đã để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng độc giả. Patricia Highsmith đã tạo ra một tác phẩm văn học tuyệt vời, và cuốn sách này chắc chắn sẽ không làm người đọc thất vọng.
—
Quyển “Người lạ trên tàu” dường như đã bị người ta lãng quên bởi sự thành công của bộ phim chuyển thể. Sự xuất sắc của đạo diễn Alfred Hitchcock khi chuyển thể ít nhiều đã làm lu mờ đi tác phẩm gốc của Patricia Highsmith đến nỗi mà người không nghĩ đây là tựa của một quyển sách nữa. Thực lòng thì cuốn sách cực kỳ hay và bộ phim cũng thế nên tôi thích cả hai phiên bản này. Tôi nghĩ bạn cũng thử xem cả phim và sách để có cái nhìn đối chiếu hoàn thiện hơn.
Kịch bản “mèo vờn chuột” luôn được tận dụng hoàn hảo trong các tác phẩm của Highsmith và “Người lạ trên tàu” cũng không ngoại lệ. Những sự tuyệt vọng của Guy khi cố thoát khỏi trò chơi của Bruno đã mang lại sự kịch tính cho truyện. Một Bruno loạn trí và một Guy mâu thuẫn trong nội tâm cùng chơi một “game thú vị”.
Mạch truyện sau đó cho thấy không hề có yếu tố lãng mạn trong “Người lạ trên tàu”. Anne Morton là kiểu phụ nữ muốn tạo ra một vỏ bọc hôn nhân hoàn hảo cho bản thân, và dường như cô ta chỉ cần biết bản thân có chút thích anh chàng đó và không mấy quan tâm việc người đàn ông ấy có yêu mình hay không. Guy, may mắn thay, lại là người rất yêu Anne. Anh ấy có tầm nhìn về sự nghiệp của mình và biết cha của Anne có ảnh hưởng lớn đối với sự thành bại trong tương lai. Nhưng, nếu Guy dính líu đến vụ giết Miriam, thì anh ta chỉ có thể nói lời tạm biệt với Anne và những khao khát về nghề nghiệp.
Trong khi mối quan hệ giữa Guy và Anne không phải là điều gì quá thú vị thì mối quan hệ giữa Guy và Bruno ngày càng trở nên phức tạp và mơ hồ. Bruno rõ ràng có rất nhiều vấn đề và những vấn đề này cũng mở rộng sang lĩnh vực tình dục. Một người đàn ông quá loạn trí khi tham gia vào bất cứ điều gì lành mạnh và mối quan hệ kỳ lạ của anh ta với cha mẹ, đặc biệt là với mẹ anh ta, ngăn cản anh ta phát triển mối quan hệ dị tính hoặc đồng tính trong quá khứ. Tuy nhiên, sự tiến triển trong mối quan hệ giữa Guy và Bruno rất hấp dẫn, đặc biệt là khi chúng ta chứng kiến sự suy đồi về tình cảm và đạo đức của Guy. Một số người có thể xem anh ta như một nạn nhân nhưng tôi thì không vì Guy hoàn toàn tỉnh táo, và anh ta đủ nhận thức để phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình.
Những câu văn trong “Người lạ trên tàu” mang lại cho tôi cảm giác vô cùng căng thẳng và hồi hộp, đôi khi không thể để đặt cuốn sách xuống ngay cả khi ngủ. Cảnh mà Bruno giết Miriam đặc biệt hồi hộp, và mặc dù tôi biết những gì sắp xảy ra, nhưng tôi thực sự không kịp chuẩn bị tinh thần cho tình cảnh đó. Đây là một cuốn sách miêu tả nội tâm nhân vật cực hay và phần lớn sự hồi hộp diễn ra trong tâm trí của Guy và Bruno. Highsmith khiến tôi hồi hộp và cắn móng tay vì không biết chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo cả.
Với cách miêu tả kỹ lưỡng, tỉ mỉ từng chi tiết giằng xé nội tâm của hai nhân vật, từ những ngôn ngữ, cử chỉ, hành động cho đến những suy nghĩ điên rồ bệnh hoạn của Bruno; từ những đau đớn tột cùng của Guy khi bị Bruno chi phối, làm ảnh hưởng trầm trọng đến gia đình, tình yêu, sự nghiệp của Guy, cái cách mà Guy khốn khổ, vật vã khi không thể thoát ra khỏi sự bủa vây của Bruno trong tâm trí cũng như cuộc sống… đối với nhiều độc giả ưa thích motif nhanh, cuốn, không quá chuyên sâu vào việc lột tả tâm lý nhân vật, ưa thích những đòn cân não, những vụ án máu me, những suy luận sắc bén, hoặc đơn giản là không thích những cốt truyện mà tác giả tiết lộ hung thủ ngay từ đầu, có thể sẽ cảm thấy nó là lê thê, rệu rã, mất kiên nhẫn, là không đúng với gu của mình. Nó là quá trình hình thành nên cái bản ngã độc ác của một con người, nó từ lương thiện, hiền lành, khi gặp đúng hoàn cảnh thích hợp, nó sẽ tha hóa, biến chất, trở thành một tên sát nhân qua ngòi bút tỉ mỉ, đôi khi pha chút hóm hỉnh, những ví von hài hước nhưng cũng không kém phần mỉa mai, nhạo báng của Patricia Highsmith.
“Cái ác ghê gớm nhất bắt nguồn từ chính chúng ta – Jean Jacques Rousseau”.
Đọc “Người lạ trên tàu” – một tác phẩm xuất sắc của Patricia Highsmith để có câu trả lời cho bạn nhé.
—
“Người lạ trên tàu là một cuốn trinh thám đơn giản đến ngỡ ngàng. Không có những pha hành động nguy hiểm, không có những sát thủ máu lạnh, không có những âm mưu tỉ mỉ được lên kế hoạch kỹ càng. Không có những cú twist hay những pha đấu trí căng thẳng. Không có những màn suy luận sắc sảo. Tội phạm được lộ diện ngay từ đầu. Nhưng chính cái sự đơn giản đến ngỡ ngàng của Người lạ trên tàu lại khiến người đọc bị thu hút. Tác giả tập trung vào khai thác tâm lý của nhân vật khiến ta phải giật mình suy ngẫm.
Việc giết người được diễn ra dưới một cách thức hết sức đơn giản, tầm thường không cần phải sắp xếp hay theo một kế hoạch nào cả. Thủ phạm trong Người lạ trên tàu cũng rất đặc biệt. Anh ta muốn trả giá cho hành động của mình nhưng các mối quan hệ phức tạp khiến anh ta giằng xé và đấu tranh.” (Binh Boog)
—
Con tàu lao đi vùn vụt với guồng quay bất ổn đầy giận dữ. Nó phải dừng chân ở các trạm thường xuyên hơn, nơi nó sẽ nôn nóng đứng chờ trong giây lát rồi lại tiếp tục tấn công thảo nguyên. Nhưng biến động mà nó gây ra lại quá đỗi nhỏ bé. Thảo nguyên chỉ khẽ dập dờn, như một chiếc chăn hồng mênh mông bị rũ nhẹ một cách thờ ơ. Tàu chạy càng nhanh thì những chuyển động dập dờn ấy lại càng trôi nổi trong gió với vẻ nhạo báng.
Guy rời mắt khỏi khung cửa sổ, tiếp tục ngồi dính chặt vào ghế.
Miriam sẽ cố gắng trì hoãn vụ ly dị lâu nhất có thể, anh nghĩ thầm. Vì tiền, có khi cô ta còn chẳng muốn ly dị cũng nên. Cứ thế này thì liệu anh có thể thật sự cắt đứt với cô ta không?
Anh bắt đầu nhận ra sự căm ghét đang dần làm tê liệt suy nghĩ của mình, tạo ra những lối rẽ nhỏ tối tăm trên con đường mà logic đã chỉ ra khi anh còn ở New York. Anh có thế cảm nhận Miriam đang ở trước mặt, không còn xa xôi, làn da hồng hào và rám nắng, đầy tàn nhang, phát ra hơi nóng bệnh tật, như thảo nguyên bên ngoài khung cửa sổ kia. Sưng sỉa và thô lỗ.
Anh tìm thuốc lá trong vô thức, lần thứ 10 nhớ tới quy định không được phép hút thuốc trong toa cao cấp, nhưng cuối cùng vẫn rút ra một điếu. Anh gõ điếu thuốc lên mặt đồng hồ rồi xem giờ, như thể điều đó vẫn còn có ý nghĩa trong ngày hôm nay, 5 giờ 12 phút. Anh đút điếu thuốc vào khóe miệng trước khi đưa que diêm lên. Thế rồi que diêm trên tay được thay thế bằng điếu thuốc, anh hít vào từng hơi thật đều và chậm rãi. Hết lần này tới lần khác, đôi mắt nâu của anh rơi xuống vùng đất bướng bỉnh và hấp dẫn bên ngoài cửa sổ kia. Một bên cổ áo mềm mại hơi vểnh lên. Trên hình ảnh phản chiếu được ráng chiều in lên cửa kính, viền cổ áo trắng dọc quai hàm gợi lại phong cách ăn mặc của thế kỷ trước, cũng giống như mái tóc đen được vuốt cao, rũ xuống trên đỉnh đầu rồi thu gọn lại sau gáy. Mái tóc vuốt lên và đường dốc của chiếc mũi dài khiến vẻ ngoài của anh mang theo nét mạnh mẽ và bạo dạn, dù hàng lông mày ngang rậm rạp và khuôn miệng lại cho thấy sự trì trệ và bảo thủ. Anh mặc một chiếc quần vải flannel phẳng phiu, áo khoác sẫm màu rũ xuống trên cơ thể dong dỏng và có màu tím nhạt ở những nơi được ánh sáng chiếu vào, cà vạt len màu cà chua được thắt cẩn thận.
Anh không nghĩ Miriam sẽ có bầu trừ phi cô ta muốn. Điều đó cũng có nghĩa là người tình của cô ta có ý định cưới xin. Nhưng vì sao cô ta lại gọi cho anh? Cô ta không cần sự có mặt của anh thì mới có thể nộp được đơn ly dị. Và vì sao anh cứ lặp lại những luận điệu ngu ngốc mà anh đã nghĩ tới cách đây 4 ngày khi nhận được thư của cô ta? 5 hay 6 dòng gì đó bằng nét chữ viết tay tròn trịa của Miriam chỉ nói rằng cô ta sắp có con và muốn gặp anh. Anh lập luận rằng việc cô ta có bầu sẽ đảm bảo cho vụ ly dị được tiến hành, nhưng vì sao lúc này anh lại thấy lo lắng cơ chứ? Điều khiến anh bị tra tấn nhất là ở một vùng đất sâu thẳm trong tâm hồn, anh thấy ghen tị vì cô ta đang mang thai con của một người đàn ông khác, nhưng lại từng bỏ đi đứa con của anh. Không, anh tự nhủ rằng chẳng có gì ngoài cảm giác xấu hổ khiến anh bực bội, xấu hổ vì anh đã từng yêu một người như Miriam. Anh dập tắt điếu thuốc lên mặt lò sưởi. Đầu thuốc lăn xuống chân và anh đá nó vào phía dưới lò sưởi.
Hiện giờ, có rất nhiều thứ để hướng tới. Ly dị, công việc ở Florida – gần như chắc chắn Ban giám đốc sẽ duyệt các bản vẽ của anh và trong tuần này thôi, kết quả sẽ ngã ngũ – rồi cả Anne nữa. Bây giờ, anh và Anne đã có thể bắt đầu lên kế hoạch được rồi. Hơn 1 năm qua, anh đã chờ đợi, cáu bẳn, mong đợi chuyện này xảy ra để anh được tự do. Cảm nhận được sự hạnh phúc đang bùng nổ một cách dễ chịu, anh thả lỏng người trên chiếc ghế xa hoa. Thật sự, suốt 3 năm qua, anh vẫn mong chờ chuyện này xảy ra. Anh có thể trả tiền để ly dị, tất nhiên, nhưng anh chưa bao giờ gom góp được nhiều tiền tiết kiệm như lúc này. Không có nhiều phúc lợi vì anh không làm việc ổn định ở một công ty nào, khởi nghiệp là một kiến trúc sư chưa bao giờ là một điều dễ dàng và ngay cả bây giờ cũng vậy. Miriam chưa bao giờ đòi lấy thu nhập của anh, nhưng cô ta yêu sách anh theo cách khác, nói chuyện về việc anh ở Metcalf như thể họ vẫn còn tốt đẹp lắm, như thể anh tới New York chỉ để thể hiện bản thân và cuối cùng sẽ đưa cô ta tới cùng. Thỉnh thoảng, cô ta lại viết thư vòi tiền anh, những khoản tiền nhỏ thôi nhưng rất phiền nhiễu, anh vẫn gửi bởi vì cô ta có thể thản nhiên khởi động một chiến dịch chống lại anh ở Metcalf, mà mẹ anh thì vẫn đang ở đó.
Một chàng trai trẻ tóc vàng, cao ráo, mặc bộ vest màu nâu đồng vừa ngồi phịch xuống chiếc ghế trống đối diện Guy và nở một nụ cười có phần thân thiện, sau đó dịch người vào trong góc. Guy liếc nhìn khuôn mặt nhỏ thó, xanh xao của cậu ta. Có một cái mụn lớn ở giữa trán cậu. Guy lại đưa mắt nhìn ra ngoài cửa sổ.
Chàng trai ngồi đối diện có vẻ đang đấu tranh xem nên bắt chuyện hay đánh một giấc. Khuỷu tay của cậu ta liên tục trượt dọc bục cửa số và mỗi khi hàng lông mi rậm rạp mở ra, đôi mắt xám đỏ quạch lại nhìn anh cùng với một nụ cười mỉm trên môi. Có lẽ cậu ta đang ngà ngà say.
Guy mở sách ra đọc, nhưng đầu óc anh lại đi lang thang ngay sau một nửa trang giấy. Anh ngẩng lên khi hàng bóng đèn huỳnh quang trắng lập lòe chiếu xuống từ nóc toa tàu, ánh mắt vẩn vơ chạm vào một điếu xì gà chưa được châm đang xoay tròn lơ đãng bởi một bàn tay xương xẩu sau lưng ghế, sau đó anh nhìn vào hàng chữ viết hoa được lồng vào nhau đang lắc lư trên một sợi dây vàng mỏng vắt qua cà vạt của chàng trai ngồi đối diện. Hàng chữ ấy là CAB, chiếc cà vạt bằng lụa xanh lục, bên trên là những cây cọ chướng mắt màu da cam được vẽ bằng tay. Cơ thể thon dài mặc bộ đồ màu nâu đồng ấy đang nằm duỗi ra một cách ẻo lả, đầu ngả ra phía sau khiến cho cái nhọt lớn hoặc vết sưng trên trán kia trông như một ngọn núi lửa sắp phun trào. Đó là một khuôn mặt thú vị, dù Guy không biết vì sao. Trông nó chẳng già cũng chẳng trẻ, không thông tuệ cũng chẳng hoàn toàn ngu đần. Giữa vầng trán dô hẹp và quai hàm nhô ra, mọi thứ hõm xuống một cách nguyên thủy, hõm sâu nơi miệng hằn thành một đường thẳng, nhưng sâu nhất thì phải nói đến cái hõm xanh chứa hai mi mắt nhỏ hình vỏ sò. Da dẻ mịn như con gái, thậm chí là trơn nhẵn, như thể mọi bụi bẩn đã được rút sạch đế nuôi dưỡng cái mụn.
Trong giây lát, Guy lại đọc sách. Các con chữ dần có ý nghĩa và bắt đầu xua tan sự lo lắng trong anh. Nhưng Plato* có thể giúp gì cho anh trong chuyện Miriam cơ chứ, một giọng nói trong lòng anh cất tiếng hỏi. Nó đã hỏi anh câu đó ở New York, nhưng anh vẫn mang cuốn sách theo, một cuốn sách cũ từ lớp triết hồi trung học, có lẽ là một sự tùy hứng để bù đắp cho việc anh phải tới gặp Miriam.
Plato (427 – 347 trước Công nguyên), là nhà đại hiền triết và nhà giáo dục của Hy Lạp cổ, đồng thời cũng là một trong các nhà tư tưởng quan trọng nhất, đã viết ra nhiều tác phẩm giá trị, tạo nên ảnh hưởng rộng lớn trong nền Triết học phương Tây.
Anh nhìn ra ngoài cửa sổ, mắt chạm vào hình ảnh của chính mình đang vuốt phẳng cổ áo cong tớn. Anne luôn giúp anh làm việc đó. Đột nhiên, anh cảm thấy bất lực khi không có cô. Anh chuyển tư thế, vô tình va vào bàn chân duỗi ra của chàng trai đang ngủ, thích thú quan sát khi hàng lông mi của cậu ta nhíu lại rồi mở ra. Đôi mắt đỏ quạch hẳn đã tập trung nhìn anh từ nãy đến giờ qua hàng lông mi.
“Xin lỗi,” Guy lầm bầm.
“Không sao,” cậu ta nói, ngồi thẳng dậy và lắc đầu thật mạnh. “Chúng ta đang ở đâu?”
“Đang vào Texas.”
Mời các bạn đón đọc Người Lạ Trên Tàu của tác giả Patricia Highsmith.