Cuốn sách “Nhận Biết: Chìa khóa sống trong cân bằng – Osho” khởi đầu bằng việc nhấn mạnh rằng, dưới mọi kỹ thuật thiền và thậm chí trong các biểu diễn điền kinh vĩ đại, tồn tại một phẩm chất quan trọng của thức tỉnh, được Osho gọi là “nhận biết.” Việc nhận biết và hiểu rõ phẩm chất này là chìa khóa để chúng ta có thể tự chủ trong mọi khía cạnh của cuộc sống thực tế.
Theo các bậc thầy như Lão Tử và Phật, đa phần chúng ta trải qua cuộc sống như những người mộng du, không bao giờ thực sự hiện diện trong hành động, không bao giờ tỉnh táo với môi trường xung quanh, và thậm chí không nhận biết được động lực đằng sau hành vi và lời nói của mình.
Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều có những khoảnh khắc của nhận biết, thức tỉnh, thường xuyên xuất hiện trong các tình huống đặc biệt như tai nạn, trạng thái tĩnh lặng, hay trong những thời điểm giao cắt sâu sắc trong cuộc sống. Osho nhấn mạnh rằng, những khoảnh khắc nhận biết này là quan trọng và chúng ta có thể áp dụng chúng để sống một cuộc sống tự do và tự quyết.
Theo Osho, nhận biết là chìa khóa mở ra khả năng tự định hướng, tập trung và tự do trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Trong cuốn sách này, Osho hướng dẫn cách sống một cuộc sống chăm chú hơn, tập trung hơn, và thiền định hơn, với tình yêu, sự chăm sóc và ý thức.
—
Tác giả Osho, tên thật là Chandra Mohan Jain, là một nhà thần học, giáo sư và nhà triết học Ấn Độ nổi tiếng. Ông sinh ngày 11 tháng 12 năm 1931 ở Kuchwada, một làng nhỏ ở miền trung Ấn Độ. Osho được biết đến với tư tưởng và triết lý về sự tự giác, tình yêu, và đặc biệt là với phong cách sống thiền định độc đáo mà ông giáo dục.
Cuộc đời của Osho được đánh dấu bởi sự đổi mới và gây tranh cãi. Ông là một người lãnh đạo tinh thần, nhưng cũng gặp nhiều tranh cãi vì những ý kiến và hành động gây sốc. Osho đã thành lập cộng đồng Thiền định Rajneeshpuram ở Oregon, Hoa Kỳ, nhưng sau đó bị buộc tội về các hành vi phạm tội và bị trục xuất khỏi nước này vào những năm 1980.
Sự nghiệp của Osho bao gồm việc viết nhiều sách với chủ đề rộng lớn, từ thiền định, tình yêu, đến vấn đề xã hội và văn hóa. Một số tác phẩm nổi tiếng của ông bao gồm “Bhagavad Gita: Talks on the Songs of Kabir” và “The Book of Secrets.” Phong cách viết của Osho thường gây ấn tượng mạnh mẽ và thách thức đối với người đọc.
Osho qua đời vào ngày 19 tháng 1 năm 1990 tại Pune, Ấn Độ. Tuy ông không còn sống nhưng tác phẩm và tư tưởng của Osho vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến nhiều người trên khắp thế giới. Cộng đồng và trung tâm thiền định mang tên Osho vẫn tồn tại và thu hút người học và người tìm kiếm sự tự giác.
—-
Một trong những điều quan trọng nhất cần được hiểu về con người là con người đang ngủ. Ngay cả khi con người nghĩ mình thức, người đó cũng không thức. Việc thức của người đó là rất yếu ớt; việc thức của người đó tí hon thế, nó chẳng thành vấn đề chút nào cả. Việc thức của người đó chỉ là cái tên hay nhưng hoàn toàn trống rỗng.
Bạn ngủ ban đêm, bạn ngủ ban ngày – từ sinh tới tử bạn cứ thay đổi hình mẫu ngủ của mình, nhưng bạn chưa bao giờ thực sự thức tỉnh cả. Chỉ bởi việc mở mắt bạn không tự lừa mình được rằng bạn thức. Chừng nào con mắt bên trong còn chưa mở ra – chừng nào bên trong bạn còn chưa trở thành đầy ánh sáng, chừng nào bạn còn chưa thấy bản thân mình, bạn là ai – đừng nghĩ rằng bạn thức. Đó là ảo tưởng lớn nhất mà con người đang sống trong. Và một khi bạn chấp nhận rằng bạn đã thức, thế thì không có vấn đề làm nỗ lực nào để thức tỉnh.
Điều đầu tiên chìm sâu trong trái tim bạn là ở chỗ bạn ngủ, hoàn toàn ngủ. Bạn đang mơ, ngày nọ ngày kia. Bạn đang mơ đôi khi với mắt mở và đôi khi với mắt nhắm, nhưng bạn đang mơ – bạn là giấc mơ. Bạn còn chưa là thực tại.
Tất nhiên trong giấc mơ bất kì cái gì bạn làm cũng đều vô nghĩa. Bất kì cái gì bạn nghĩ cũng đều vu vơ, bất kì cái gì bạn phóng chiếu cũng vẫn còn là một phần của giấc mơ của bạn và chưa bao giờ cho phép bạn thấy cái đang đó. Do đó tất cả chư phật đã nhấn mạnh vào một một điều: Thức tỉnh! Liên tục, trong hàng thế kỉ, toàn thế giáo huấn của họ đều có thể được bao hàm trong một câu thôi: Thức tỉnh. Và họ đã phát minh ra các phương pháp, phương lược; họ đã sáng tạo ra các hoàn cảnh và không gian và trường năng lượng trong đó bạn có thể bị choáng để nhận biết.
Vâng, chừng nào mà bạn còn chưa bị choáng, bị rung chuyển tới chính nền tảng của mình, bạn sẽ không thức tỉnh đâu. Giấc ngủ đã kéo dài tới mức nó đã đạt tới chính cốt lõi của bản thể bạn; bạn bị thấm đẫm trong nó. Từng tế bào của thân thể bạn và từng sợi thớ tâm trí bạn đã trở nên đầy giấc ngủ. Đó không phải là hiện tượng nhỏ đâu. Do đó nỗ lực lớn là cần để tỉnh táo, để mang tính chú ý, để mang tính quan sát, để trở thành nhân chứng.
Nếu tất cả chư phật của thế giới đều đồng ý trên một chủ đề nào, thì đó là – con người như người đó hiện thế, là đang ngủ, và con người như người đó phải thế, nên thức tỉnh. Thức tỉnh là mục đích và thức tỉnh là hương vị của tất cả các giáo huấn của họ. Zarathustra, Lão Tử, Jesus, Phật, Bahauddin, Kabir, Nanak – tất cả những người đã thức tỉnh đều đã từng dạy chỉ một chủ đề… trong các ngôn ngữ khác nhau, trong các biểu dụ khác nhau, nhưng bài ca của họ là hệt nhau. Cũng như biển có vị mặn – dù bạn nếm biển từ phía bắc hay từ phía đông hay từ phía tây, biển bao giờ cũng có vị mặn – vị của Phật tính là thức tỉnh.
Nhưng bạn sẽ không làm nỗ lực nào nếu bạn cứ tin rằng bạn đã thức rồi. Thế thì chẳng có vấn đề làm nỗ lực nào cả – sao bận tâm?
Và bạn đã tạo ra các tôn giáo, thượng đế, lời cầu nguyện, nghi lễ, từ giấc mơ của mình – thượng đế của bạn là một phần của giấc mơ của bạn cũng như bất kì cái gì khác. Chính trị của bạn là một phần của giấc mơ của bạn, tôn giáo của bạn là một phần của giấc mơ của bạn, thơ ca của bạn, tranh vẽ của bạn, nghệ thuật của bạn – bất kì cái gì bạn làm, bởi vì bạn ngủ, bạn làm theo trạng thái riêng của tâm trí mình.
Thượng đế của bạn không thể khác bạn được. Ai sẽ tạo ra họ? Ai sẽ cho họ hình thể và màu sắc và dáng vẻ? Bạn tạo ra họ, bạn khắc hoạ nên họ; họ có mắt như bạn, mũi như bạn – và tâm trí giống bạn! Thượng đế trong Kinh Cựu ước nói, “Ta là Thượng đế rất ghen tị!” Bây giờ ai đã tạo ra Thượng đế này, người có tính ghen tị này? Thượng đế không thể ghen tị được, và nếu Thượng đế mà ghen tị, thế thì cái gì sai trong việc ghen tị? Nếu ngay cả Thượng đế mà cũng ghen tị, thì sao bạn lại bị coi là sai khi bạn ghen tị? Ghen tị là thiêng liêng!
Thượng đế trong Kinh Cựu ước nói, “Ta là Thượng đế rất giận dữ! Nếu ngươi không tuân theo mệnh lệnh của ta, ta sẽ diệt ngươi. Ngươi sẽ bị ném vào ngọn lửa địa ngục vĩnh viễn. Và bởi vì ta rất ghen tị, nên chớ tôn thờ ai khác. Ta không tha cho điều đó đâu.” Ai đã tạo ra Thượng đế như vậy? Điều đó phải là từ ghen tị của riêng bạn, từ giận dữ của riêng bạn, mà bạn đã tạo ra hình ảnh này. Nó là phóng chiếu của bạn, nó là cái bóng của bạn. Nó vọng lại bạn chứ không ai khác. Và cùng điều đó cũng là trường hợp cho mọi thượng đế của mọi tôn giáo.
Chính bởi vì điều này mà Phật chưa bao giờ nói về Thượng đế cả. Ông ấy nói, “Phỏng có ích gì mà nói về Thượng đế cho những người đang ngủ? Họ sẽ nghe trong giấc ngủ của mình. Họ sẽ mơ về bất kì cái gì được nói cho họ, và họ sẽ tạo ra thượng đế riêng của họ – điều sẽ hoàn toàn giả tạo, hoàn toàn bất lực, hoàn toàn vô nghĩa. Tốt hơn cả là không có những thượng đế như thế.”
Đó là lí do tại sao Phật lại không quan tâm tới việc nói về thượng đế. Toàn thể mối quan tâm của ông ấy là ở việc đánh thức bạn.
Mời các bạn đón đọc cuốn sách Nhận Biết: Chìa khoá sống trong cân bằng của tác giả Osho