Những Ngõ Phố của Tô Hoài vẽ nên bức tranh sinh động, nhiều màu sắc về con người và những ngõ phố Hà Nội. Ở ngõ phố ấy có cô gái nhảy quyết tâm làm lại cuộc đời bằng việc gánh cát thuê, có người vợ đang phải chống chọi lại với những sợ hãi tủi nhục vì chồng mình là lính ngụy, có cuộc sống đơn sơ của đôi vợ chồng sống bằng nghề nhặt rác… Những con người ấy, trong ngõ phố ấy, đã tạo nên ngõ phố của những nhọc nhằn nhưng tràn ngập niềm vui, đầy ắp tình người và mang đậm chất Hà Nội.
Hà Nội những năm 50-60 với đạn bom khói lửa.
Hà Nội thời kháng chiến với bao nhọc nhằn, khốn khó nhưng thấm đẫm tình người.
Hà Nội với những con người kiên cường bất khuất, sẵn sàng bám trụ để bảo vệ mảnh đất quê hương.
Hà Nội, nơi những con đường, ngõ phố,đã đi vào lịch sử như một mình chứng cho một thời kỳ đấu tranh của dân tộc.
Cuộc sống bình dị nhưng rất đổi hào hùng của con người Hà Nội đã được tái hiện một cách sinh động và chân thật trong Những ngõ phố.
Cảm quan hiện thực đầy tinh tế về cuộc sống đời thường cộng vốn hiểu biết giàu có về phong tục và đời viết không ngừng nghỉ đưa nhà văn Tô Hoài lên vị trí không thể nhầm lẫn.
Ông gần như là nhà văn cuối cùng thuộc thế hệ những người cầm bút sinh ra và lớn lên trong quãng thời gian dân tộc chuyển mình giành lấy độc lập, chống đế quốc, và xây dựng lại đất nước trải dài trong suốt thế kỷ 20. Như tất cả những đồng nghiệp cùng trang lứa, ông lập tức đối diện với một hiện thực lịch sử “ngoại cỡ” đối với các quy mô tự sự theo cung cách truyền thống, khiến sự lựa chọn về đề tài và bút pháp phải là quyết liệt và dứt khoát ngay từ đầu.
Những chiếc xe ba gác nối nhau chở lợn ở lò mổ Phà Đen đến các chợ. Người chạy rầm rập, vác cả từng con lợn trắng nhễ nhại vào lẳn xuống quầy giữa chợ đương còn ồn ào.
Chỉ một lúc những tiếng động hối hả cuối cùng trong năm đã nhạt dần, rồi im. Các chợ Khâm Thiên, chợ Đuổi, chợ Hôm, chợ Cửa Nam, cảnh chen lấn quanh quầy thịt lợn lúc nãy đã tan hết.Năm mới từ từ đến trên những bước tiếng giày, tiếng guốc đi thong thả khác lúc nãy, người ta bắt đầu chơi đón giao thừa.Đêm ba mươi năm ấy, vừa sôi nổi, vừa dùng dắng. Đôi khi chần chừ. Tùy ở mỗi người vội vã hay ung dung, ở người thành phố hay người đợi tàu dòng dài ngoài ga Hàng Cỏ về Tết xa.Từ năm về Hà Nội, Tết nào Trử cũng ở lại ăn Tết không về nhà. Trử cũng không nghĩ mình chưa có vợ. Trữ chỉ nhớ, mình còn có một người chị ruột. Không biết lưu lạc đâu, còn sống không. Khi nhỏ, ở bộ đội, rồi ở cơ quan trên Việt Bắc về.Trử đã có một chương trình chơi giao thừa. Trử nghĩ thế. Phong phú và linh hoạt đấy. Người ta ăn mặc tinh tế. Đóng cái áo đại cán cài khuy cổ, hay “bị” để ý. Chợ Giời ở bờ hồ Thiền Cuông, ra đấy sắm Tết. Có hai vạn, vừa tậu được cái áo vét tím nhã nhặn. Thêm ba nghìn tiền chữa, đã biến được cái áo vừa phom. Tiện quá.Càng khuya, người các phố càng đổ ra, chen chân trong làn sương và khói hương chảy lùa dưới những hàng cây hai bên hè nhộn nhịp đêm tất niên.Người đông nghịt đi vòng hồ. Năm gần đây, cả đêm bị thiết quân luật. Tối đến, vùng hồ Hoàn Kiếm chỉ trắng nhởn bóng điện bóng nước. Không có người.Hà Nội giải phóng, đền Ngọc Sơn trở lại nền nếp người đi giao thừa lễ đền và quanh hồ, nô nức người đi chơi suốt đêm.Chân cầu Thê Húc, đống đá Tháp Bút, sang đền Bà Kiệu, lồi lõm những cây gạo, cây si, cây đa, dãy đèn le lói như đom đóm bám bờ ao đêm hè. Những ông thầy xem thẻ, đoán số, xem bói, không biết từ xó nào mò ra, xúm xít, nhấp nhem trong hốc tối. Tiếng xuýt xoa khấn khứa, tiếng đồng tiền gieo quẻ rè rè… Bao nhiêu ông thầy còn tiếc rẻ cố ăn mày lộc thánh được lúc nào hay lúc ấy dường như trôi cả về chỗ này. Người ta có cảm tưởng đâu đâu ở chợ Sắt dưới Hải Phòng, ở cây đa Cửa Quyền, ở đền Hàng Trống, ở đền Quan Thánh, các gốc đa, gốc đề, gốc si, gốc đại um tùm không còn ai ngõi đến cửa thầy, các thầy lần mò đến đây.
…
Mời các bạn đón đọc Những Ngõ Phố của tác giả Tô Hoài.