Giới thiệu, tóm tắt, đọc online và link tải xuống cuốn sách Phật học là Tuệ học của tác giả tác giả Hòa thượng Thích Phổ Tuệ.
Tóm tắt & Review (Đánh Giá) sách Phật Tổ TamKinh của tác giả Hòa thượng Thích Phổ Tuệ.
Đệ Tam Pháp Chủ Toàn Tập gồm có:
- Tập 1: Kinh Bách Dụ
- Tập 2: Kinh Di Đà Lược Giải Viên Trung Sao
- Tập 3: Phật Tổ Tam Kinh
- Tập 4: Phật Học Là Tuệ Học
Phật là bậc đã đạt vô thượng chính đẳng chính giác, đem học lý khai thị cho tất cả những ai chưa được chính giác. Dựa vào ba tăng thượng giới, định, tuệ mà học tập thì phàm phu cũng có thể qua cõi phàm, vào được cõi thánh. Cội gốc nghiệp chướng vô minh, phiền não từ vô thủy có thể đoạn trừ. Chúng sinh có thể thành Phật. Vì thế có Phật học ra đời.
Phật học là Tuệ học
Ý nghĩa Kinh Dược Sư
Quyển Ý nghĩa Kinh Dược Sư này do Hòa thượng Thích Phổ Tuệ dịch và biên soạn từ năm 1980. Nhân dịp tổ chức khóa lễ Dược Sư cầu quốc thái dân an và kỷ niệm Đức Đại Lão Hòa Thượng – Đệ tam Pháp chủ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tròn 100 tuổi (PL. 2560 – DL. 2016), Tổ đình Viên Minh tái bản cuốn sách này nhằm thực hiện đúng như lời Tổ dạy: “Nghĩa lý bất minh, tụng kinh vô ích”.
PHẦN DUYÊN KHỞI ỨNG DỤNG TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN TẠI
Việc lớn đời người, không gì lớn hơn sống và chết, mà vấn đề rất khó giải quyết cũng chỉ có sống chết mà thôi.
Bởi thế chư Phật ra đời, vị nào cũng đem kinh nghiệm, và phương pháp vấn đề sống chết mà tự các Ngài đã chứng biết thế nào dạy rõ ra, cho hết thảy chúng sinh theo vào đó thực hành mà giải quyết được vấn đề sinh tử rất khó giải quyết.
Như Đức Thích Ca Thế Tôn giáng sinh làm giáo chủ ứng cơ cõi Ta bà này, thị hiện thành Phật thuyết pháp. Cái mục đích Ngài làm là khiến cho chúng ta đối với vấn đề sống chết có được biện pháp giải quyết một cách tương đương, hoặc rốt ráo.
Vì vậy người ta gọi Phật Thích Ca là Bản Sư, thông thường đều tôn Ngài là “Tam giới đại sư, tứ sinh từ phụ” (Đại sư ba cõi, cha lành bốn loài). Phàm đệ tử Phật đều thờ Ngài là thầy căn bản, cũng bởi là hiện nay Phật pháp được lưu hành trên thế giới, đều do Phật Thích Ca truyền bá vậy.
Cho nên tín đồ ta thường niệm Phật Thích Ca, Phật Di Đà và Phật Dược Sư, coi Đức Thích Ca là chủ. Như như bất động, tuy không làm nhưng không việc gì không làm, tất cả các pháp đều nương tựa vào đấy, tất cả các việc đều hướng vào đấy, cho nên hay thông suốt sinh tử vốn không mà giải thoát được rốt ráo, mà không phải cầu đâu.
Nhưng đối với chúng sinh, kẻ chưa liễu sinh tử, từ ở trong thể màu nhiệm như như bất động, mở ra hai pháp môn lớn là Di Đà và Dược Sư: Đem việc tế độ cho sự sống, giao phó cho Phật Dược Sư phương Đông; độ việc chết phó cho Phật Di Đà ở phương Tây. Bởi Đông đứng đầu bốn phương, tứ quý mùa xuân đứng đầu, sinh trưởng muôn vật cho nên thuộc về việc giúp đỡ cho sự sống lâu dài. Tây Phương, ngôi thứ ba của bốn phương, tứ quý thuộc mùa thu, cảnh vật xơ xác cho nên thuộc về cứu tử độ vong.
Thế thì biết Phật Dược Sư, Phật Di Đà, đại dụng được sinh khởi ra toàn thể đều từ Đức Thích Tôn cõi này. Tuy tiêu tai nạn với độ vong linh có khác nhau, nhưng thu dụng về thể, đều không ngoài Phật Thích Ca, không làm nhưng không việc gì không làm; mà thể và dụng thì khác.
Nước ta từ trước đối với Phật pháp, chú trọng cứu độ vong linh, lâm chung vãng sinh, hướng về pháp môn Di Đà, cho nên pháp môn Di Đà rất thịnh hành, thông thường người ta ít biết đến Phật Dược Sư, Phật Thích Ca, nhưng Đức Di Đà thì ai ai cũng biết, bởi vì chỉ tin và dùng Phật giáo về việc độ vong. Vì lẽ đó người trong xã hội thường có những người lầm nhận dùng Phật giáo chỉ vào việc độ người chết, chết rồi mới phải cần dùng, chứ không phải dùng cho cuộc sống. Thế là rất không hiểu toàn thể đại dụng của Phật giáo…
Nếu theo giáo pháp Tam thừa mà tu thành xuất thế thì còn được vượt qua luân hồi sáu đạo, theo pháp môn Di Đà được sinh về Tịnh độ thì vấn đề chết được giải quyết.
Nếu vì cuộc sống mong cầu chưa hết thì phải nhờ pháp môn Dược Sư mà tiêu tai trừ nạn, thành tựu phúc thọ, và cải thiện sinh hoạt gia đình xã hội, làm việc công ích, khiến cho đời sống hiện tại được lợi ích của Phật pháp, cũng là cải biến các lệ trước kia chỉ trọng tiến vong, độ quỷ là Phật giáo. Nay Phật giáo giúp ngay cho sự sống trong thời hiện thực, như ý nghĩa trong pháp môn Dược Sư mà Đức Thích Ca đã phó thác, trong Kinh Dược Sư này rất hợp với nghĩa quan hệ giúp nhau cùng sống, thời hiện tại này.
Người ta nhờ hai Phật Dược Sư và Di Đà có được biện pháp tương đương đối với hai việc sống và chết. Nhưng biện pháp rốt ráo, vẫn là còn phải thẳng tới nơi chủ trong chủ, như như bất động là Phật Thích Ca, đó chính là pháp giới chân như vốn không có các tên giả chúng sinh và chư Phật.
Trong tuệ bình đẳng đâu có hình tướng: Ta và người, sống chết, Niết bàn chỉ là hoa đốm trong hư không cả thôi. Thế thời trong nghĩa đúng thứ nhất tìm đâu ra sống và chết nữa mà có việc lớn sống chết phải đợi cầu giải quyết?
Nhưng khốn nỗi bất giác từ vô thủy, chúng sinh phiêu bạt đọa vào biển sống chết bóng bọt, mộng mơ, quay lộn không thôi, đó là cái lý do chư Phật phải vào đời lập ra Phật giáo vậy. Bởi thế mà phải hiểu sống chết vốn không, thì đừng nên hướng ra ngoài mà tìm kiếm.
Nếu như cuộc sống còn phải nguyện cầu thì nên nhờ pháp môn Dược Sư mà tiêu tai trừ nạn, mong thêm phúc thọ, thời cuộc sống này được hưởng lợi lạc cao nhất, bằng những sự giúp đỡ lẫn nhau, duy trì trật tự gia đình, xã hội, đất nước yên vui, cho đến các nước giúp đỡ lẫn nhau mà thành thế giới nhân loại hòa bình.
Lại nữa, thế giới đã có thành – trụ – hoại – không thời chúng sinh nương ở trong ấy cũng có sống – già – bệnh – chết luân chuyển, thì rõ ràng sống chết không đoạn tuyệt. Khi sống có cha mẹ, vợ con, bầu bạn, gia tộc, xã hội với bao nhiêu quan hệ, nếu hay dựa vào pháp môn tiêu tai diên thọ này mà phải làm những việc lợi ích chung thời vấn đề sống đã được giải quyết vậy.
Mời các bạn tải đọc sách Phật Tổ Tam Kinh của tác giả Hòa thượng Thích Phổ Tuệ.