Tóm lược & Review (Đánh Giá) tiểu thuyết Phía Tây Trường Sơn của tác giả Vũ Hùng.
“Phía Tây Trường Sơn,” tác phẩm của nhà văn Vũ Hùng, ra mắt lần đầu vào năm 1977, được xếp loại truyện thiếu nhi nhưng thực sự là một tác phẩm giàu tính nhân văn, mang những thông điệp sâu sắc về con người và văn hóa. Câu chuyện xoay quanh tiểu đội lính tự nguyện Việt Nam gồm ba chiến sĩ được cử sang Lào trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, với nhiệm vụ học nghề quản tượng, nuôi dạy voi.
Tác phẩm mở ra không gian sống động của thiên nhiên hùng vĩ và nền văn hóa phong phú của đất nước triệu voi. Qua hành trình của các nhân vật, người đọc như được sống trong bối cảnh của một Lào thanh bình, hiền hòa, dù đang trong giai đoạn kháng chiến. Hình ảnh cô gái Lào e lệ, sẵn sàng che chở cho chàng trai Việt Nam trong những giây phút hiểm nguy, không chỉ tạo nên một mối tình thơ mộng mà còn khắc họa rõ nét nét văn hóa và phong tục tập quán đặc sắc của người Lào.
Đặc biệt, tác phẩm mang đến cho người đọc nhiều kiến thức bổ ích về loài voi. Với hình ảnh con voi Ông Một, một biểu tượng của nỗi cô đơn và sự trung thành, câu chuyện mở ra những suy tư về mối liên hệ giữa con người và thiên nhiên. Việc miêu tả những cuộc tranh đấu sinh tồn giữa đàn voi rừng và đàn voi nhà không chỉ là một cuộc chiến về sinh tồn mà còn là cách thể hiện tình yêu thương và trách nhiệm giữa các loài.
Tóm lại, “Phía Tây Trường Sơn” không chỉ đơn thuần là một câu chuyện; đó là một tác phẩm nghệ thuật ghi lại hơi thở của cuộc sống, khát vọng hòa bình và tình người vĩnh cửu. Những giá trị văn hóa và tri thức trong tác phẩm giúp ta hiểu và yêu quý quê hương Lào hơn, đồng thời mở rộng tầm nhìn về mối liên hệ giữa các dân tộc trong bối cảnh lịch sử đầy biến động.
Người sĩ quan tư vấn trải tấm bản đồ trên mặt một phiến đá rộng nằm dưới một lùm cây rừng. Ba đội viên vây quanh ông: tiểu đội trưởng Hưng và hai đội viên Sơn, Đức. Họ đều trẻ măng, tiểu đội trưởng Hưng lớn tuổi nhất cũng chưa quá hai mươi.
Hôm trước, họ được lệnh tính sổ sáu tháng tiền ăn rồi mang ba lô lên trung đoàn bộ. Có lệnh phải đi gấp. Ai cũng băn khoăn, dò đoán. Có nhẽ về khu dự một khóa quân chính? Hay vượt Trường Sơn đi chuẩn bị trận mạc?
Mọi dự đoán của họ đều sai. Một nhiệm vụ khó khăn và bất thần đang chờ họ.
Trung đoàn quân tự nguyện Việt Nam tại Trung Lào phải thường xuyên tương hỗ Trường Sơn, khi thì về căn cứ, khi thì sang vùng du kích của anh em Pa-thét Lào. Trên những con đường đầy dốc đèo hiểm trở, không có phương tiện vận tải nào thích hợp hơn voi. Anh em Lào tặng cho trung đoàn ba con voi. Hưng cùng hai đội viên được cử đi học điều khiển và giong chúng về.
Chính “ông trung đoàn” đã trực tiếp gặp họ. Ông nói:
– Trung đoàn thành lập một đội voi tải. Các đồng chí sẽ thành những quản tượng đầu tiên của trung đoàn ta. Học xong, các đồng chí sẽ về huấn luyện cho nhiều người khác.
Các đội viên lặng lặng. Lệnh đột ngột quá. Có nhẽ không ai thích làm quản tượng vì đã ai biết quản tượng là gì đâu. Ở đơn vị với anh em, thư hùng vui buồn có nhau đã quen nên chẳng ai muốn đi xa. Nhưng các đội viên vốn yêu mến người chỉ huy và quen phục tòng mệnh lệnh. Họ sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ, chỉ mong khi đánh giặc xong, ai nấy được trở lại với những công tác thường nhật của mình. Thế là họ ra về, chuẩn bị lên đường.
Một sĩ quan tư vấn phổ quát nhiệm vụ cho họ:
– Đây, các cậu phải vượt dãy núi này – ông nói, tay lượn theo dãy núi và những cánh rừng được vẽ thành những vân màu xanh xám trên bản đồ – Sẽ có một người dẫn đường đưa các cậu tới khu du kích của anh em Lào. Đoạn đường này không có bản làng nhưng sang đến phía tây Trường Sơn thì đường đã dễ đi. Anh em Lào sẽ đưa các cậu xuống làng Vông-xay dưới Nam Lào. Người làng Vông-xay nuôi voi như nuôi trâu, các cậu sẽ học thành quản tượng ở đó.
Người sĩ quan tư vấn chỉ tay vào một chấm đen. Bản Vông-xay nằm trong vùng ba biên thuỳ, phía nam giáp Cam-pu-chia và phía đông giáp vùng Tây Nguyên của Việt Nam.
Để tránh đồn địch và những đoạn đường bị chúng kiểm soát, các đội viên phải vạch lối đi trong rừng già Trường Sơn. Theo vệt tay của người sĩ quan tư vấn, các đội viên thấy đường họ đi chỉ là những nét đứt đoạn giữa những vân núi. Đỉnh núi được ghi bằng các chiều cao, ngọn 1270, ngọn 1420, ngọn 1035… Từ phía căn cứ, đường lên ngày một dốc nhưng đến biên thuỳ thì xuống thấp dần.
Người sĩ quan tư vấn lấy trong xà cột một chiếc địa bàn đặc biệt. Chiếc địa bàn này có một bánh xe và một mặt số. Ông lăn bánh xe theo các vân núi, chiều dài đoạn đường hiện lên trên mặt số và được đối chiếu với tỷ lệ xích của bản đồ.
Từ phía đông sang đến phía tây Trường Sơn: hơn một trăm cây số đường hiểm trở, lượn theo các ngỏng núi. Trên thực địa, đường lên dốc, xuống vực, dài ít ra cũng gấp ba bốn lần. Còn từ biên thuỳ xuống đến làng Vông-xay, đường bằng phẳng hơn, dài ba trăm tám mươi cây. Nhưng đó chỉ là ước toán vì đường trên bản đồ có bao giờ phản ánh đúng đường trên thực địa, dù bản đồ đó là bản đồ tư vấn.
Các đội viên phải chuẩn bị lương ăn hai mươi ngày để vượt Trường Sơn. Sang đến khu du kích Lào, anh em lính Lào sẽ lo ăn uống cho họ. Họ được phép, trong những trường hợp thật cấp thiết, vay lương thực của dân và làm giấy biên nhận. Sau này, đơn vị sẽ mang các đồ dùng như dao, rựa, thuổng, cuốc, nồi đồng, muối… lên trả nợ.
Tiểu đội trưởng Hưng được chỉ định là người phụ trách. Anh có nhiệm vụ đưa các đội viên đến làng Vông-xay, tới nhà một chưng dạy voi tên là Bun-mi.
– Chúng tôi sẽ học ở làng Vông-xay bao lâu? – Tiểu đội trưởng Hưng hỏi.
– Nếu học nhanh thì về sớm. Có thể chừng một năm hoặc một năm rưỡi.
– Trời! Sao lâu thế?
– Thế đấy! Anh em Lào bảo như vậy đã là nhanh. Chỉ riêng làm quen với lũ voi cũng đã phải mất hàng tháng. Thế mà lại còn phải học điều khiển chúng, dạy chúng quen với đường xa, quen súng đạn.
Sau khi trao nhiệm vụ và dặn dò các chiền sĩ phải giong đàn voi về căn cứ an toàn, người sĩ quan tư vấn đưa cho mỗi người một ít đồng “kíp” làm tiền giắt lưng: Ông còn trao cho mỗi người một cuốn sách “Tự học tiếng Lào”.
Các đội viên giở thoáng một đôi trang, xem qua các tấm ảnh. Ảnh một vùng trời nước mênh mông với một đàn voi và một bờ xa, dưới đề “Hoàng hôn trên Nậm Khoỏng”*. Ảnh những cây đại đầy hoa trước một ngôi nhà sàn xinh xẻo, đề “Mùa hoa Chămpa”*…
– Các cậu phải cố học mỗi ngày dăm câu – người sĩ quan tư vấn dặn dò – Mọi việc hiện giờ phải suy tính lấy, chẳng thể mỗi lúc lại đi tìm người thông dịch như khi còn ở đơn vị. Có gì không hiểu thì cứ hỏi người đưa đường. Làm thế nào để sau khi vượt Trường Sơn, các cậu đã có thể tự hỏi đường và tìm nơi ăn ngủ.
Mời các bạn tải đọc sách Phía Tây Trường Sơn của tác giả Vũ Hùng.