Giới thiệu, tóm tắt, review (đánh giá) cuốn sách Quảng Cáo Cá Nhân Hóa của tác giả MediaZ, cũng như link tải ebook Quảng Cáo Cá Nhân Hóa miễn phí với các định dạng PDF, EPUB sẽ được ebookvie chúng mình chia sẻ trong bài viết này, mời mọi người đọc nhé
Giới thiệu sách Quảng Cáo Cá Nhân Hóa PDF
Giới thiệu qua về CRM
Quản trị quan hệ khách hàng (CRM – Customer Relationship Management) lần đầu được giới thiệu vào những năm 80 của thế kỷ XX. Kể từ đó, phương pháp quảng cáo dựa trên mong muốn của khách hàng đã cải thiện đáng kể khoảng cách giữa kẻ bán và người mua.
Các kênh CRM được sử dụng rộng rãi ngày nay có thể kể đến như: Email, LiveChat, hay Mạng xã hội. Thông qua các kênh này, doanh nghiệp có thể thu thập được thông tin người dùng, lịch sử mua hàng để từ đó phân loại được phân khúc khách hàng.
Vẫn với hướng tiếp cận của CRM, các nhà quảng cáo trực tuyến đã thành công trong việc nhận diện nhóm khách hàng mục tiêu, chào bán cho họ đúng thứ đang cần ở thời điểm hiện tại. Thế nhưng, sau khi đã bị thu hút và nhấn vào quảng cáo, khách hàng vẫn quyết không mua đồ của bạn. Liệu sự cần kíp, đã đủ để các “thượng đế” mua hàng hay chưa? Và nếu như chưa, thì thứ gì có thể góp phần nâng cao khả năng chốt hạ hành vi mua nhanh hơn hay không? Quảng cáo cá nhân hóa (Personalized Advertising) chính là một trợ thủ đắc lực giúp nhà quảng cáo chiếm được trái tim của khách hàng và thôi thúc họ hành động.
Từ những tác động ngoạn mục đến sự tăng trưởng của doanh nghiệp nói chung và tăng tỷ lệ chuyển đổi nói riêng, Quảng cáo cá nhân hóa (Personalized Advertising) đang dần khẳng định được vị thế của mình trong dòng chảy của quảng cáo hiện đại. Có lẽ giờ đây, người ta không chỉ coi Personalized Advertising là xu hướng, mà nó đã trở thành định hướng cho các nhà quảng cáo trực tuyến, nhờ sự trợ giúp đắc lực từ các công nghệ phân tích dữ liệu người dùng.
Quảng cáo cá nhân hóa (Personalized Advertising) là gì?
Quảng cáo cá nhân hóa (Personalized Advertising) hay còn gọi là Quảng cáo dựa trên sở thích
Là một công cụ mạnh mẽ giúp cải thiện mức độ phù hợp của quảng cáo với người dùng và tăng Tỷ suất hoàn vốn (ROI) cho nhà quảng cáo. Personalized Advertising hoạt động bằng cách sử dụng dữ liệu người dùng trực tuyến để nhắm đến khách hàng mục tiêu với nội dung quảng cáo phù hợp hơn, qua đó cải thiện đồng thời trải nghiệm người dùng và nhà quảng cáo.
• Khi nghĩ đến Quảng cáo cá nhân hóa hãy tập trung vào 3 cụm từ sau:
1. “Dựa trên sở thích”
2. “Sử dụng dữ liệu người dùng”
3. “Nội dung quảng cáo phù hợp hơn”
• Mục đích của cá nhân hóa là sử dụng dữ liệu để giúp khách hàng dễ tìm và mua các sản phẩm yêu thích, bằng phương thức quen thuộc và mua bất cứ khi nào họ muốn.
• Yếu tố cốt lõi của Quảng cáo cá nhân hóa là: Đúng người (khách hàng mục tiêu), đúng thời điểm (nhu cầu với sản phẩm), đúng nội dung (Content), đúng hình thức (Design và Kênh truyền).
• Trên phương diện Personalized Advertising, khách hàng có hai kỳ vọng là được thừa nhận và làm chủ.
Khao khát được thừa nhận
Khách hàng thường khao khát thể hiện bản thân mình nhiều hơn. Họ mong muốn nghe, nhìn thậm chí là được chăm sóc theo cái cách mà họ thích, quen, tiện lợi nhất. Nhưng đáng tiếc, mong muốn thầm kín này của khách hàng chưa được các doanh nghiệp đáp ứng đúng, đủ và kịp thời.
Khao khát được làm chủ
Khách hàng bây giờ còn có những yêu cầu cao hơn, như là tham gia đóng góp và thay đổi giá trị doanh nghiệp. Điều này thôi thúc các doanh nghiệp phải thay đổi và tối ưu chiến lược của mình để đáp ứng được trải nghiệm khách hàng tốt nhất.
Ví dụ cách đây vài năm, trà sữa mặc định đầy đủ đường đá. Nhưng sẽ ra sao nếu bạn là một người ăn kiêng mà vẫn thèm trà sữa, rồi sẽ thế nào khi bạn dễ bị viêm họng mà không thể uống nếu thiếu đá. Hiểu được vấn đề này, các quán trà sữa quyết định thay đổi (dù là phải mất một thời gian kha khá, tận mấy năm trời). Hiện tại, tất cả các quán trà sữa đều cho phép chúng ta được chọn cốc trà 30% đường, không đá hoặc đủ các kiểu tỉ lệ, loại topping theo sở thích và nhu cầu. Việc này thực sự hiệu quả, chẳng phải bạn vẫn có thể bán trà sữa cho những người đang ăn kiêng sao?
Vai trò của cá nhân hóa
• Giúp doanh nghiệp thiết lập thông điệp và phương thức hội thoại đúng đắn để tiếp cận khách hàng mục tiêu
Nếu như trước đây thông điệp xây theo hướng one-size-fits-all, một thông điệp của thương hiệu được truyền thông đến tất cả mọi người. Nhưng giờ đây, nhu cầu của người tiêu dùng hiện tại cực kì đa dạng, nếu doanh nghiệp vẫn giữ cách tiếp cận cũ, họ sẽ trở nên mờ nhạt và khả năng cao là nhận lại sự thờ ơ của khách hàng. Chỉ khi thông điệp mang tính cá nhân hóa với từng khách hàng chúng mới trở nên hấp dẫn.
• Giúp doanh nghiệp trả lời được câu hỏi: “Tại sao người tiêu dùng lại phải tiếp tục sử dụng sản phẩm của mình?”
Một doanh nghiệp phải luôn luôn tạo ra thật nhiều lý do “Tại sao?” (dựa trên định vị và chiến lược của doanh nghiệp). Những câu trả lời “Tại sao” này hướng thông điệp phù hợp với từng khách hàng khác nhau. Nó giúp thương hiệu có nhiều lý do để tồn tại, khiến người tiêu dùng tin yêu và cảm nhận rằng thương hiệu đó chỉ dành riêng cho mình.
• Giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí
Trước đây, khi nói về phân khúc khách hàng, thị trường chỉ nhiều lắm là 10 – 15 phân khúc, nhưng hiện nay, mỗi nhãn hàng có thể có tới cả trăm phân khúc khách hàng khác nhau. Và mỗi đối tượng lại có mục đích sử dụng riêng biệt. Vì thế, cá nhân hóa thông điệp giúp thương hiệu nhắm đúng insight khách hàng, tạo ra hiệu quả mua hàng cao nhất.
• Giúp doanh nghiệp nâng cao doanh thu
Cây cầu nối giữa gia tăng doanh thu và quảng cáo nằm ở khách hàng. Như vậy, ứng dụng cá nhân hóa vào quảng cáo, trải nghiệm khách hàng được cải thiện thì doanh số sẽ tăng lên.
• Giúp doanh nghiệp tăng khả năng thu hút đối với khách hàng tiềm năng
Những thông tin với mục đích cá nhân hóa khách hàng sẽ được tiếp cận thông qua các trạng mạng xã hội. Từ đó những thông điệp từ dịch vụ của doanh nghiệp đến với khách hàng nhanh chóng giúp tăng khả năng thu hút lượng khách hàng quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
• Giúp tăng mức độ hài lòng của khách hàng
Có đến 64% số khách hàng hài lòng với những thông tin mua sắm mang tính chất cá nhân hóa từ doanh nghiệp. Ngoài ra, trên 69% khách hàng sẵn sàng cung cấp thông tin cá nhân để nhận được gợi ý sản phẩm, dịch vụ phù hợp nhất. Dễ thấy sự tin tưởng, hài lòng của khách hàng đối với hình thức cá nhân hóa trải nghiệm chính là một trong những động lực giúp mang đến thành công và giá trị thực cho doanh nghiệp.
• Giúp doanh nghiệp Tăng CLV – Giá trị vòng đời khách hàng
Giá trị vòng đời khách hàng (CLV – Customer Lifetime Value), tức là tổng doanh thu mà một khách hàng tạo ra trong cả vòng đời của mình. Mà giá trị CLV bị quyết định bởi sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu của bạn. Theo một báo cáo về hành vi người dùng từ Harvard Business Review, đến hai phần ba người mua hàng tiếp tục trung thành với thương hiệu vì họ cảm thấy được thấu hiểu và sẻ chia. Các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu, yêu cầu và mục đích sử dụng của khách hàng, chắc chắn rằng họ sẽ tin tưởng lựa chọn và tiếp tục quay lại trải nghiệm ở những lần tiếp theo.
Các cấp độ của cá nhân hóa (Personalization)
Trước thời Big Data hay AI phát triển như hiện tại, cá nhân hóa chỉ được thực hành ở 4 cấp độ.
• Cấp 1: Nhắm đối tượng mục tiêu dựa trên sự kết hợp giữa nhu cầu hoặc mong muốn và vị trí địa lý rộng (quốc gia, miền).
• Cấp 2: Nhắm đối tượng mục tiêu dựa trên sự kết hợp giữa nhu cầu hoặc mong muốn và vị trí địa lý cụ thể hơn (thành phố, tỉnh thành).
• Cấp 3: Nhắm đối tượng mục tiêu dựa trên sự kết hợp giữa nhu cầu hoặc mong muốn, vị trí địa lý vi mô (mã zip) và thông tin nhân khẩu học (tuổi, giới tính, thu nhập, v.v.).
• Cấp 4: Nhắm đối tượng mục tiêu dựa trên sự kết hợp giữa nhu cầu hoặc mong muốn, vị trí địa lý vi mô, thông tin nhân khẩu học và sở thích cá nhân chung (thể thao, du lịch, công nghệ, v.v.).
Hiện tại, với sự hỗ trợ từ các công nghệ phân tích dữ liệu thời gian thực, cá nhân hóa được mở thêm 2 cấp độ nữa như sau:
• Cấp 5: Nhắm mục tiêu dựa trên sự kết hợp giữa nhu cầu hoặc mong muốn, vị trí địa lý vi mô, thông tin nhân khẩu học nâng cao (quan điểm chính trị, lòng trung thành thương hiệu, loại phương tiện sử dụng, v.v.), sở thích cụ thể (Thể loại âm nhạc, người nổi tiếng, …) và ý định mua hàng (từ khóa tìm kiếm).
• Cấp 6: Nhắm khách hàng mục tiêu dựa trên sự kết hợp giữa nhu cầu hoặc mong muốn, vị trí địa lý chính xác (GPS), thông tin nhân khẩu học nâng cao, sở thích cụ thể, ý định mua hàng và mô hình hành vi lịch sử (lịch sử mua hàng, việc tham gia bỏ phiếu, trang web đã truy cập, v.v.).