Khi có biến cố trầm trọng xảy ra tại cộng đồng, trong nước và trên thế giới, chúng ta đều muốn chung tay chia sẻ và hỗ trợ cho những nạn nhân bị ảnh hưởng. Hướng dẫn Sơ cứu Tâm lý này đề cập đến sơ cứu tâm lý , bao gồm hỗ trợ nhân đạo, nâng đỡ và thiết thực cho những người phải trải qua các sự kiện khủng hoảng nghiêm trọng. Tài liệu này được xây dựng để giúp những nhân viên hỗ trợ biết cách giúp đỡ nạn nhân vượt qua thảm họa. Tài liệu Sơ cứu Tâm lý đưa ra những nội dung hướng dẫn hỗ trợ trong sự tôn trọng về phẩm giá, văn hóa và khả năng của người được hỗ trợ. Mặc dù tên của tài liệu là sơ cứu tâm lý, nội dung của nó bao gồm cả hỗ trợ về tâm lý và xã hội.
Có lẽ bạn được kêu gọi tham gia với tư cách là một nhân viên hoặc tình nguyện viên hỗ trợ trong một thảm họa lớn hoặc bạn đang ở trong hiện trường xảy ra tai nạn và có người bị thương. Có lẽ bạn là một giáo viên hoặc một nhân viên y tế đang nói chuyện với một người vừa chứng kiến cảnh bạo lực hoặc cái chết của người thân. Hướng dẫn này cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để hướng dẫn và hỗ trợ họ hay những người đang trong các trường hợp khó khăn khác. Cuốn tài liệu cũng cung cấp thông tin về cách tiếp cận tình huống mới một cách an toàn cho chính bạn và người khác mà không gây thêm tổn hại.
Sơ cứu tâm lý đã được các tổ chức chuyên môn cấp quốc gia và quốc tế xây dựng và khuyến cáo, bao gồm Ủy ban Thường vụ Liên cơ quan (IASC) và Nhóm chuyên gia Dự án. Sơ cứu tâm lý là một biện pháp thay thế cho tham vấn tâm lý (psychological debriefing). Năm 2009, Nhóm Phát triển Hướng dẫn mhGAP của Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization – WHO) đã đánh giá bằng chứng để sơ cứu tâm lý và phỏng vấn tâm lý. Các nhóm chuyên gia kết luận rằng việc sơ cứu tâm lý, thay vì phỏng vấn tâm lý, nên được cung cấp cho những người đang gặp khủng hoảng nghiêm trọng sau khi trải qua một sự kiện đau thương.
► Các sách này cũng hay lắm nè:
Hướng dẫn Sơ cứu Tâm lý này được xây dựng để có sự đồng thuận rộng rãi về những tư liệu sơ cứu tâm lý sử dụng ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Thông tin chúng tôi đưa ra đây chỉ là một mô hình. Bạn cần điều chỉnh một cách thích hợp với bối cảnh của địa phương và văn hóa của người được giúp đỡ.
Hướng dẫn Sơ cứu Tâm lý này đã được nhiều tổ chức quốc tế xác nhận – điều đó phản ánh một ngành khoa học mới nổi và sự đồng thuận quốc tế về cách hỗ trợ mọi người ngay sau khi trải qua sự kiện vô cùng căng thẳng.
Đọc cuốn sách Sơ cứu Tâm lý các bạn sẽ hiểu được các nội dung sau:
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ SƠ CỨU TÂM LÝ
1.1 Những biến cố khủng hoảng tác động tới con người như thế nào?
1.2 Sơ cứu tâm lý (Psychological First Aid – PFA) là gì?
1.3 Sơ cứu tâm lý: cho ai, khi nào và ở đâu?
CHƯƠNG 2: LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÚP ĐỠ MỘT CÁCH CÓ TRÁCH NHIỆM
2.1 Tôn trọng các quy tắc về an toàn, nhân phẩm và quyền lợi
2.2 Điều chỉnh hành vi để phù hợp với văn hóa
2.3 Cân nhắc các biện pháp ứng phó khẩn cấp khác
2.4 Tự chăm sóc bản thân mình
Chương 3: THỰC HIỆN SƠ CỨU TÂM LÝ
3.1 Cách giao tiếp phù hợp với những người đang trong trạng thái đau khổ
3.2 Chuẩn bị để giúp đỡ
3.3 Những nguyên tắc hành động trong sơ cứu tâm lý: Quan sát, Lắng nghe và Kết nối
3.4 Kết thúc công việc giúp đỡ
3.5 Những người có thể cần sự quan tâm đặc biệt trong trạng thái khủng hoảng
CHƯƠNG 4: CHĂM SÓC CHO BẢN THÂN VÀ ĐỒNG NGHIỆP
4.1 Sẵn sàng giúp đỡ
4.2 Quản lý căng thẳng: thói quen công việc và lối sống lành mạnh
4.3 Nghỉ ngơi và quán xét
CHƯƠNG 5: ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ
5.1 Bối cảnh 1: Thiên Tai
5.2 Bối cảnh 2: Bạo động và tị nạn
5.3 Bối cảnh 3: Tai nạn
SƠ CỨU TÂM LÝ : HƯỚNG DẪN BỎ TÚI
Mời các bạn đón đọc cuốn sách Sơ cứu Tâm lý của nhóm tác giả Y Học Cộng Đồng