Giới thiệu, tóm tắt, review (đánh giá) cuốn sách Social Media Marketing của tác giả MediaZ, cũng như link tải ebook Social Media Marketing miễn phí với các định dạng PDF, EPUB sẽ được ebookvie chúng mình chia sẻ trong bài viết này, mời mọi người đọc nhé
Giới thiệu sách Social Media Marketing PDF
Social Media là gì?
Social Media là các nền tảng trực tuyến cho phép người dùng giao tiếp, chia sẻ thông tin và kết nối với cộng đồng. Social Media được chia thành 4 nhóm chính như sau:
Dựa trên mô hình nổi tiếng của Tiến sĩ Tracy L. Tulen được sử dụng trong cuốn Social Media Marketing: A Practitioner Guide
Social Media Marketing là những kế hoạch tiếp thị nhằm thu hút sự chú ý và tăng lượng tương tác (like, comment, share) giữa thương hiệu với người dùng thông qua mạng xã hội.
Có nên “đánh chiếm” tất cả các kênh Social Media không?
Trừ khi doanh nghiệp của bạn đủ lớn với nguồn nhân lực cũng như ngân sách dồi dào để “cày cuốc” toàn bộ những nền tảng mạng xã hội tiềm năng như đã kể trên, thì cách tốt nhất dành cho bạn là nên tập trung vào một hoặc hai kênh Social Media cốt lõi trước tiên.
Hơn nữa, trong khi các công cụ Social Media còn đang được sử dụng miễn phí thì thời gian của bạn chính là một mặt hàng có giá trị và cũng có giới hạn nhất định. Và không phải mọi kênh social đều phù hợp với việc marketing, phù hợp với đối tượng mục tiêu của bạn hoặc những gì bạn cố gắng để đạt được, mà nó sẽ phụ thuộc vào loại hình kinh doanh của doanh nghiệp bạn.
Để biết mình phải bắt đầu từ đâu, trước tiên bạn phải xác định kênh Social Media mà đối tượng mục tiêu của mình thường hay lui tới, hoặc xác định chân dung khách hàng và nghiên cứu nhân khẩu học để đánh giá kênh nào sẽ giúp bạn nhận được kết quả tốt nhất, hãy tập trung vào nó. Khi một doanh nghiệp lựa chọn Facebook là điểm đến cho thương hiệu thì đơn giản chỉ vì quy mô và tầm ảnh hưởng của nó, nhưng thực tế là còn rất nhiều cộng đồng với những thuộc tính độc đáo của riêng họ trong hàng trăm triệu người dùng ở ngoài kia như Instagram, Pinterest, Twitter, LinkedIn… hãy ghi nhớ điều đó. Tóm lại, hãy đầu tư thời gian, công sức của mình ở một vài kênh social trước tiên, khi đã làm tốt rồi, bạn có thể mở rộng quy mô của mình ra vẫn chưa muộn.
Những loại nội dung tốt nhất khi đăng lên Social Media
• Chia sẻ kiến thức chuyên môn
Một trong những cách hiệu quả nhất để thương hiệu của bạn có thể kết nối với người dùng trên Social Media đó là định vị thương hiệu của bạn như một người có uy tín – nơi mà họ có thể gửi gắm niềm tin và sự tôn trọng, họ có thể dựa vào đó để tìm kiếm những thông tin hoặc kinh nghiệm mà họ mong muốn. Kênh Social có thể làm tốt nhất việc này đó là Blog.
• Xu hướng đang thịnh hành
Nếu thương hiệu của bạn có thể bắt kịp với những trend mới, những chủ đề hot và các sự kiện đặc biệt, thì người dùng có thể đánh giá rằng thương hiệu của bạn là một thương hiệu thức thời.
Để biết vấn đề gì đang thịnh hành nhất, bạn có thể dùng các công cụ như Google Alerts hay Feedly. Đây là hai ứng dụng rất phổ biến có thể giúp bạn cập nhật những tin tức mới nhất một cách tự động, có chọn lọc và hiệu quả. Ngoài ra, các trang web như BuzzSumo cũng có tính năng tìm kiếm những nội dung được chia sẻ nhiều nhất trên Social Media theo một mốc thời gian cố định, từ đó bạn có thể biết được những xu hướng mới nhất đang diễn ra trên toàn thế giới.
• Quảng cáo sản phẩm, dịch vụ
Đây là nội dung mà hầu hết các thương hiệu và doanh nghiệp khi muốn marketing trên Social Media dù có mục đích thương mại hay là không. Mặc dù phần lớn nội dung marketing của bạn trên Social Media đều không công khai rằng bạn đang muốn quảng cáo sản phẩm dịch vụ, thì mục tiêu bán hàng vẫn là mục đích cuối cùng khiến bạn ở lại và khách hàng sẽ đủ tinh tế để nhận ra điều này. Giả sử, mối quan hệ giữa bạn và khách hàng rất tốt, những nội dung bạn post thực sự có giá trị, thì những bài post “lặt vặt” quảng cáo cho các sản phẩm, dịch vụ mới của bạn sẽ chẳng nhằm nhò gì với khách hàng cả, họ sẽ không phản đối, ngược lại còn cảm ơn vì bạn đã cho họ biết một sản phẩm, dịch vụ chất lượng đến vậy.
Một cách rất dễ để cân bằng những thông tin bạn cung cấp mà không gây quá nhiều phản cảm cho khách hàng được nhiều thương hiệu sử dụng đó là quy luật 80/20 – Bạn sẽ đăng khoảng 80% các bài viết không liên quan đến quảng cáo (Ví dụ: các nội dung, các kiến thức hữu ích, có giá trị cho người dùng từ nguồn của mình và của người khác với mục đích duy nhất là thúc đẩy sự tương tác) và 20% còn lại bạn có thể tùy ý sử dụng cho việc quảng cáo, bán hàng dù có theo cách tinh tế hay là không.
• Chương trình khuyến mãi, các sự kiện sắp diễn ra
Xu hướng của người dùng là thường thích những ưu đãi đặc biệt. Trong nội dung đăng lên kênh Social, hãy kết hợp hình ảnh với text, và đừng quên kèm theo một đường link để người hâm mộ có thể truy cập vào để nhận thêm thông tin về chương trình khuyến mãi cũng như có thể đặt mua sản phẩm dịch vụ của bạn trực tuyến. Ngoài ra, việc giới hạn thời gian cho những ưu đãi này sẽ tăng thêm phần cấp bách thúc đẩy người dùng nhanh chóng thực hiện chuyển đổi hơn.
• Đặt câu hỏi để bắt đầu một cuộc thảo luận
Hãy thấu hiểu người dùng của bạn cũng như tạo ra cơ hội để người dùng có thể hiểu bạn hơn, bằng cách đặt câu hỏi để tạo ra những cuộc thảo luận. Những câu hỏi này có thể là về một sản phẩm, dịch vụ hay sự kiện có liên quan đến doanh nghiệp của bạn, một bài kiểm tra đố vui nhanh hay đơn giản chỉ là những thắc mắc về thế giới rộng lớn ngoài kia. Và thông qua những câu trả lời của người dùng, bạn có thể hiểu thêm về insight của khách hàng. Rất hữu ích phải không nào?
Ngoài ra, những bài post theo kiểu điền vào chỗ trống cũng là một cách khá hữu dụng khi muốn nhận được lượt tương tác cao. Bởi vì, người dùng sẽ chỉ cần trả lời từ 1- 2 từ là cùng, nó chẳng tốn
quá nhiều thời gian của họ. Ví dụ, “nếu bạn có ba điều ước, thì đó sẽ là…”
• Những câu chuyện về khách hàng của bạn
Ngoài những câu chuyện của riêng bạn, thì khách hàng cũng sẽ có những câu chuyện thú vị khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn (và thường những câu chuyện của khách hàng sẽ thú vị hơn những câu chuyện mà bạn tự tạo ra). Hãy khuyến khích người dùng chia sẻ câu chuyện của họ với bạn để bạn có thể giới thiệu chúng với mọi người. Đây cũng được coi là một phần của chiến lược nội dung – thường được gọi là “user-generated content“ (nội dung do người dùng tạo). Những bằng chứng xã hội này sẽ cho khách hàng thấy được những tác động tích cực của thương hiệu đến cuộc sống của mọi người, từ đó khuyến khích họ truyền bá cho thương hiệu của bạn, giúp bạn xây dựng một cộng đồng mạnh mẽ hơn xung quanh sản phẩm, dịch vụ của mình.
• Câu chuyện của nhân vật hư cấu
Nhân vật hư cấu đại diện cho tính cách của thương hiệu, gắn liền với hình ảnh thương hiệu và có thể thay mặt thương hiệu giao lưu với khán giả của mình. Đa phần, những nhân vật hư cấu này đều có ngoại hình rất dễ thương và bắt mắt. Thông qua nhân vật này, bạn có thể tạo ra những câu chuyện xoay xung quanh những thông tin về doanh nghiệp hay sản phẩm, dịch vụ của bạn theo cách hài hước hơn, thay vì những thông tin thô cứng bằng văn bản, khó tiếp nhận.